Trình bày việc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam?

     Xét dưới khía cạnh về xung đột pháp luật thì điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài có nhiều điểm khác, không giống như điều chỉnh quan hệ sở hữu không có yếu tố nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, đa số các nước hiện nay đều thống nhất áp dụng nguyên tắc chung để giải quyết quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài như là tài sản đó có là đối tượng của quyền sở hữu hay không, xác định các quyền tài sản, xác định sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu,…đó là việc áp dụng  pháp luật nơi có tài sản. Luật nơi có tài sản (Lex rei sitae) được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó áp dụng đối với tài sản đó.

      Bộ luật dân sự Việt Nam cũng dựa trên nguyên tắc chung này để giải quyết xung đột về quan hệ sở hữu tại sản, quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 678 bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015: “Việc xác lập,thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

      Như vậy, không phụ thuộc vào đối tượng của quan hệ sở hữu là động sản hay bất động sản, quyền sở hữu và các quyền tài sản khác sẽ do luật nơi có tài sản điều chỉnh. Về mặt lý luận, Điều 678 bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp xung đột, lấy hệ thuộc luật nơi có vật làm căn cứ phát sinh quyền sở hữu tài sản, cũng như nội dung quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài.Trong trường hợp tài sản  đối tượng của quyền sở hữu có tại Việt Nam, thì việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đó phải tuân theo pháp luật Việt Nam, không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch, nơi cư trú của chủ sở hữu.

      Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật của nước nơi có tài sản. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh đó là nếu đối với cùng một tài sản mà quốc gia này cho là động sản nhưng quốc gia khác lại quy định là bất động sản thì sẽ giải quyết như thế nào. Hai khái niệm “động sản” và “bất động sản” chưa được hiểu một cách thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện nay của thế giới. Từ đây phát sinh quy phạm xung đột pháp luật trong vấn đề định danh tài sản. Việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Pháp luật của đa số các nước và các điều ước quốc tế thường ghi nhận luật nơi có tài sản là hệ thuộc để giải quyết xung đột về định danh tài sản. Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, Điều 677 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 cũng quy định như sau: “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tải sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *