Trình bày xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của người nước ngoài?

 Xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của người nước ngoài:

Để tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, người nước ngoài phải có năng lực chủ thể. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, năng lực chủ thể của người nước ngoài cùng một lúc có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: pháp luật của nước người đó mang quốc tịch, pháp luật của nước mà người đó cư trú hoặc pháp luật của nước người đó thực hiện hành vi,…Hiện tượng này trong tư pháp quốc tế gọi là xung đột pháp luật về năng lực chủ thể.

Về năng lực pháp luật của cá nhân người nước ngoài:

Điều 673 BLDS năm 2015 quy định:
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.”
Quy định này khẳng định năng lực pháp luật của cá nhân người nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ của TPQT khi sử dụng một hệ thuộc cơ bản của TPQT là hệ thuộc luật quốc tịch. Quy định như vậy còn cho thấy rõ quan điểm lập pháp của Nhà nước ta về vấn đề này, đó là tôn trọng pháp luật của nước mà người nước ngoài đã lựa chọn mang quốc tịch.
Điểm chú ý tại khoản 2 của Điều luật này, đó là, quy định mang tính chất loại trừ “trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”. Nghĩa là, không phải bất kỳ lĩnh vực nào, người nước ngoài cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự như đối với công dân Việt Nam. Chẳng hạn, như các quyền về chính trị bầu cử, ứng cử…
Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài, pháp luật dân sự áp dụng nguyên tắc theo Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), mà theo đó, tại Điều 4 của Luật này quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ công nhận mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ những trường hợp Luật có quy định khác thì công dân có thể có 2 quốc tịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *