Trọng tài thương mại quốc tế là gì?  Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại quốc tế là trọng tài xét xử các tranh chấp trong thương mại quốc tế, nói một cách dễ hiểu thì là trọng tài thương mại mang tính chất quốc tế, tổ chức trọng tài mang tính chất quốc tế nó thể hiện một trong ba dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, tại thời điểm kí kết thỏa thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.

Thứ hai: Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thỏa thuận trọng tài; nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất.

Thứ ba: Các bên đã thỏa thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước.

(Điều 1(3) Luật mẫu của UNCITRAL 1985 về trọng tài thương mại quốc tế)

Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam không có khái niệm cũng như giải thích rõ thế nào là trọng tài thương mại quốc tế, tuy nhiên, trong Luật trọng tài thương mại 2010 tại các Điều 10 và 14 đã có những quy định áp dụng riêng đối với trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:

Khoản 2 – Điều 10 – Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về ngôn ngữ:

“ Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.”

Khoản 2, 3 – Điều 14 – Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

“ 2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

  1. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, chúng ta cũng có thể nói trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài (yếu tố quốc tế) bởi một hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc một số lẻ các trọng tài viên, trên cơ sở trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thỏa thuận chọn ra.

Ưu điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế

Thứ nhất: Thời gian giải quyết nhanh chóng: đối với tất cả chúng ta thời gian vô cùng quy giá chẳng vì vậy mà thời gian được so sánh với vàng, đối với nhưng doanh nhân thời gian còn quan trọng hơn rất nhiều bất cứ sự trì hoãn kéo dài nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ thì giải quyết bằng phương thức trọng tài luôn là lựa chọn giải quyết được những vấn đề về thời gian do Tòa án là hệ thống được tổ chức theo các cấp xét xử và thủ tục tư pháp phức tạp.

Thứ hai: Giải quyết một cách trung lập nhất: phương pháp trọng tài sẽ giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đẳng để lựac chọn địa điểm xét sử trọng tài, ngôn ngữ sử dụng,.. sẽ không có bất kì định kiến hay sự thiên vị nào xuất hiện.

Thứ ba: Mang lại sự bảo mật cao: những tranh chấp thương mại luôn là những rắc rối ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp liên quan tới bí mật thương mại, các mặt tiêu cực của hàng hóa, chất lượng sản phẩm,… Hội đồng trọng tài được thành lập để xét xử tranh chấp theo cách thức xét xử kín tách rời khỏi sự chú ý của dư luận.

Thứ tư: Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế là chung thẩm: đa số các phán quyết của trọng tài đều được thi hành với sự trợ giúp của nhà nước trừ trường hợp phán quyết bị hủy bởi tòa án do vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài. Vì có tính chung thẩm nó buộc các bên phải thi hành.

Nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế

Hiện nay, nhược điểm lớn nhất mà việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải đó là do được xây dựng và đề cao sự thỏa thuận cũng như thiện chí của các bên nên giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải là một khi sự thiện chí của các bên không còn việc giải quyết bằng phương pháp trọng tài rất khó được thực hiện cũng như thi hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *