1. Quy định chung về ủy thác tư pháp

Để làm cơ sở cho các hoạt động uỷ thác tư pháp, các nước kí kết với nhau những điều ước quốc tế, trong đó, quy định nguyên tắc, điều kiện thể thức và thẩm quyền thực hiện các hành vi yêu cầu và thực hiện uỷ thác tư pháp. Ngoài ra, pháp luật mỗi nước cũng có những quy định riêng về vấn đề này nhằm hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định của điều ước quốc tế cho các cơ quan của mình, đồng thời áp dụng cho các quan hệ về uỷ thác tư pháp đối với những nước chưa có điều ước quốc tế ràng buộc.

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, uỷ thác tư pháp được thực hiện thông qua các cơ quan:

1) Cơ quan ngoại giao;

2) Cơ quan Bộ tư pháp;

3) Đại diện đặc biệt.

Trình tự thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế phải tuân theo pháp luật của nước được yêu cầu hoặc quy định của điều ước quốc tế mà các nước hữu quan tham gia.

Điều kiện để thực hiện uỷ thác tư pháp là nguyên tắc có đi có lại và việc thực hiện uỷ thác tư pháp không được vi phạm chủ quyền an nỉnh quốc gia của nước được yêu cầu.

2. Nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp

2.1 Nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp

Trên phương diện quốc tế, hoạt động tương trợ tư pháp chỉ được thực hiện giữa các quốc gia trước hết trên cơ sở thoả thuận, thông qua các điều ước quốc tế, đồng thời việc cho phép tiến hành hoặc không cho phép, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quyền của mỗi quốc gia, thông qua các quy định của pháp luật trong nước. Điều 1 Luật tương trợ tư pháp 2007 nêu rõ:

“Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ… giữa Vỉệt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp”

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, trong quá trình chuẩn bị gia nhập Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp. Việc gia nhập Công ước này sẽ tạo thuận lợi cho việc ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài, giản tiện quy trình thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tố tụng dân sự quốc tế.

2.2 Các hiệp định tương trợ tư pháp

Nội dung chính của các hiệp định chủ yếu đề cập đến các vấn đề về cách thức liên hệ với toà án, trợ giúp pháp lý, chuyển giao giấy tờ, thu thập chứng cứ… giữa các cơ quan tư pháp hai nước trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Đặc biệt, các hiệp định đã xây dựng một cơ chế thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toà án cũng như cho các bên trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và lĩnh vực hình sự giữa các nước hữu quan.

Tuy nhiên, do số lượng các Hiệp định tương trợ tư pháp còn hạn chế (khoảng 15 hiệp định đang có hiệu lực) trong khi công dân Việt Nam cư trú, sinh sống ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Australia, Hàn Quốc… lại là những nước chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.

* Công ước La Haye ngày 15/11/1965 về tổng đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài (Công ước tống đạt)

Đây là công ước quan trọng nhất trong lĩnh vực tống đạt thuộc hệ thống Công ước của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế. Công ước này có gần 70 thành viên, là các quốc gia từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (ngoài các quốc gia thuộc hệ thống châu Âu, Công ước có sự tham gia của nhiều nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…).

Thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, số lượng hồ sơ tống đạt ra nước ngoài ngày càng tăng, đa dạng về nước được tống đạt đến. Giai đoạn 2008 – 2011, trung bình mỗi năm Việt Nam gửi đi

– Tống đạt cho cơ quan thẩm quyền của nước được yêu cầu thông qua cơ quan ngoại giao, lãnh sự (Điều 9);

– Tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài qua đường bưu điện (điểm a Điều 10);

– Tống đạt từ nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước yêu cầu trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm b Điều 10);

– Tống đạt từ bất kì cá nhân nào có liên quan trong thủ tục tố tụng trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm c Điều 10).

Các kênh tống đạt khác mà các nước thành viên chấp nhận (Điều 11).

Kênh tống đạt chính và kênh tống đạt thay thế đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, nếu việc tống đạt được thực hiện qua kênh chính, Công ước có quy định cụ thể về trình tự thủ tục, cơ quan trung ương tiếp nhận yêu cầu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các yêu cầu tống đạt.

Để thực thi các quy định của điều ước quốc tế, pháp luật trong nước cũng đã có quy định cụ thể hoá các quy định về tống đạt. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của toà án cho đương sự ở nước ngoài (Điều 474); xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của toà án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ (Điều 477); tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của toà án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài (Điều 480).

2.3 Phạm vi ủy thác tư pháp

Phạm vi các hoạt động uỷ thác tư pháp với các nước tùy thuộc vào sự thoả thuận của các nước hữu quan trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và được cụ thể hoá trong các văn bàn pháp luật trong nước.

và lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án li hôn. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng uỷ thác về việc lấy lời khai của đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong các vụ kiện dân sự do toà án trong nước xét xử (đòi thừa kế, chia tài sản, thay đổi họ tên…).

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã có các quy định mới liên quan đến ủy thác tư pháp như yêu cầu cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài (Điều 473); các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Toà án cho đương sự ở nước ngoài (Điều 474); thu thập chứng cứ ở nước ngoài (Điều 475)…

3. Trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp

Hiện nay, theo các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, trình tự, thủ tục thực hiện uỷ thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước được thực hiện qua hệ thống các cơ quan trung ương (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao) của hai nước hữu quan. Tuy nhiên, quy trình này được đánh giá là phức tạp, qua nhiều cơ quan, tốn thời gian… ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình xét xử và quyền lợi của đương sự.

Cụ thể, quy trình được thực hiện như sau:

* Đối với các uỷ thác tư pháp do toà án Việt Nam yêu cầu toà án nước ngoài thực hiện:

Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải chuyển hồ sơ uỷ thác cho Bộ Tư pháp (là cơ quan trung ương); Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển cho Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc cho Bộ Ngoại giao) nước được yêu cầu thực hiện.

Tiếp theo, Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ Ngoại giao) chuyển đến các cơ quan tư pháp nước mình để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ… Nếu có kết quả trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên gửi ngược trở lại cho toà án Việt Nam; nhiều trường hợp không có kết quả hoặc không thể thực hiện được việc uỷ thác tư pháp do không Nga). Mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát sinh trên lãnh thổ nước mình. Trong trường hợp chi phí thực hiện quá cao, các cơ quan trung ương của hai nước sẽ thoả thuận với nhau để giải quyết.

Điều 16 Luật tương trợ tư pháp 2007 cũng có quy định: chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường họp có thoả thuận khác. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.