Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án quốc gia như thế nào?

Quy định chung

Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế là xác định thẩm quyền của tòa án một nước khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Cụ thể, để xác định thẩm quyền của mình, khi thụ lý đơn kiện, tòa án thường căn cứ vào hai cơ sở sau:

  • Tòa án có thể căn cứ vào các quy định trong điều ước quốc tế như các hiệp định tương trợ tư pháp về các quan hệ dân sự; hôn nhân gia đình; hiệp định thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư;…để xác định thẩm quyền.
  • Trong trường hợp không có điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền hoặc có điều ước quốc tế mà không có quy định về thẩm quyền thì tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong hệ thống các văn bản pháp luật trong nước để xem xét thẩm quyền của mình.
  • Khoản 3 điều 2 BLTTDS 2015 quy định:
  • Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế

Nguyên tắc chung

Các quy định về thẩm quyền của tòa án chủ yếu nằm trong các hiệp định tương trợ tư pháp song phương về các quan hệ dân sự; hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và các nước.

Trong trường hợp xung đột về thẩm quyền xét xử; nếu tòa án cả hai nước đều có thẩm quyền đối với cùng một vụ việc; thì tòa án nào thụ lí đơn kiện trước sẽ có thẩm quyền giải quyết; tòa án nhận đơn sau sẽ phải trả lại đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết.

Bên cạnh các Hiệp định tương trợ tư pháp, các quy định về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế còn nằm ở một số hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi; hiệp định thương mại song phương; hiệp đình khuyến khích và bảo hộ đầu tư;..giữa Việt Nam và các nước hữu quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *