Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế?

Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Vấn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào để xác định tính hợp pháp của hợp đồng đó. Để xác định tính hợp pháp của hợp đồng ta có thể xem xét dưới ba góc độ đó là hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng và năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể.

Thứ nhất, hình thức hợp đồng: Là cách thể hiện, chứa đựng các điều khoản do các bên thỏa thuận, có thể bằng bất kì hình thức nào khi mà các bên chủ thể chấp nhận.

Thứ hai, năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể: chỉ có những chủ thể đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới có thể tham gia quan hệ hợp đồng nhất định.

Thứ ba, nội dung hợp đồng: là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Xung đột pháp luật về nội dung sẽ được xác định theo quy định pháp luật của các nước, để xác định tính chính xác về một nội dung của hợp đồng, đa số các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận.

Theo nguyên tắc này, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Trong tư pháp quốc tế, hiện tượng xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng xảy ra khá phổ biến. Vì vậy, luật nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng sẽ được đặt ra. V

Về mặt lí luận, sẽ có nhiều hệ thống pháp luật có thể được áp dụng như: Luật nhân thân của các bên giao kết hợp đồng, Luật nơi giao kết hợp đồng, Luật nơi có tài sản, Luật tòa án…

Việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào được áp dụng chính là việc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *