Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

[VPLUDVN] Trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán. Tuy nhiên chúng đều có những quy chế khác nhau

– Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội.

  Trong trường hợp đó, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế: do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức….do đó họ đã thực hiện hành vi sai lệch nhất định.

– Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic…

   Điều đó có nghĩa là, khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên một số cá nhân thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào trong lĩnh vực khác, do vậy đã vi phạm một số chuẩn mực xã hội nào đó, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

  Trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán… đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các mối quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò và hiệu lực của nó. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh, các mối quan hệ xã hội, các điều kiện lịch sử xã hội cụ thể…có những chuẩn mực đã tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc đạo đức, pháp luật đang phổ biến và thịnh hành trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên vẫn có những cá nhân, tập thể nào đó do không biết hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời dẫn tới việc vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành trong xã hội hiện nay.

 – Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

  Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội có những quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tế, được coi là đúng trong xã hội cũ trước đây. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay nó đã tỏ ra không phù hợp và lỗi thời, bị coi là sai lệch chuẩn mực về cả hình thức và nội dung lẫn tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội làm theo các các quan niệm sai lệch đó nên đã dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

 – Các khuyết tật về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

   Trong xã hội có những cá nhân nào đó, do dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn mắc phải khiến họ mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật về thể chất, như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc khuyết tật ngoại hình khác. Đó cũng có thể là khuyết tật về trí lực, như biểu hiện của những người bị mắc các chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc bệnh tâm thần…Những khuyết tật đó làm cho các cá nhân mang khuyết tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung khiến họ thực hiện các hành vi sai lệch mà không biết.

– Cơ chế về mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

  Có thể thấy, quan hệ nhân quả đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch khác mà chủ thể không biết, hoặc biết những vẫn cứ thực hiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch. Hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch thứ hai.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *