Các quy luật của tình cảm

[VPLUDVN] Các quy luật của tình cảm:

Quy luật lây lan:

Cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền, “lây” sang người  khác: buồn lây, vui lây…

Tình cảm tập thể, tâm trạng tập thể,  tâm  trạng xã  hội  được  hình  thành  theo quy luật này.

Quy luật thích ứng:

Giống như cảm  giác,  cảm xúc,  tình cảm cũng có  hiện tượng thích ứng,  nghĩa  là khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần thì cường độ bị  suy yếu và  lắng  xuống (chai dạn tình cảm). Hiện  tượng  “xa  thương,  gần  thường”  là  một  trong  những biểu hiện của quy luật này.

Quy luật tương phản (hay cảm ứng):

Đó là sự tác động qua lại  giữa  những  cảm  xúc  trái  chiều  nhau:  những  cảm xúc âm tính lại có thể làm tăng cường độ của cảm xúc dương tính và ngược lại.

Cũng như trong cảm giác, quy luật tương phản của cảm xúc, tình cảm diễn ra  theo 2 góc độ: tương phản kế tiếp và tương phản đồng thời.

Quy luật di chuyển:

Cảm xúc, tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác: “Yêu em yêu cả đường đi lối về  “ hoặc: “Giận  cá  chém thớt; Vơ đũa cả nắm” đều là những biểu hiện của quy luật này.

Quy luật pha trộn:

Quy luật pha trộn thể hiện ở chỗ trong một  loại  tình cảm cùng tồn tại  những cảm xúc trái dấu với  nhau.  Chúng  không  những  không  loại  trừ  nhau  mà  ngược lại, có thể còn diễn biến theo quy luật tương phản. Những cảm xúc yêu thương và ghen tuông có thể cùng tồn tại trong tình yêu.  Không  ít  trường  hợp  càng  yêu mãnh liệt, càng ghen dữ dội.

Quy luật về sự hình thành tình cảm:

Tình cảm được hình thành theo con đường tổng hợp hoá và khái quát  hoá các  cảm xúc cùng loại. Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các cảm xúc dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá  trình  lớn  khôn  của  đứa  trẻ  tạo thành.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *