1. Luật đồng nhất
- Cơ sở khách quan của quy luật là tính ổn định tương đối, trạng thái đứng im tương đối của các đối tượng. Quy luật đổng nhất quy định tính xác định của ý nghĩ, của tư tưởng về đối tượng nhất định ở phẩm chất xác định, còn bản thân ý nghĩ tuân thủ quy luật này phản ánh sự đổng nhất trừu tượng của đối tượng với chính nó.
- Nôi dung và công thức của quy luật: Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, thì tư tưởng phải là xác định, môt nghĩa, luôn đồng nhất với chính nó.
Công thức của quy luật: “a là a”, ký hiệu: “a≡a”, trong đó a là môt tư tưởng phản ánh về đối tượng xác định nào đó. Nói khác, mỗi ý nghĩ đều được rút ra từ chính nó và là điều kiện cần và đủ cho tính chân thực của nó. “a ↔ a”.
Luật đổng nhất trở thành quy tắc cho từng ý nghĩ: môt ý nghĩ không thể vừa là nó vừa là không phải nó. Nó phải đổng nhất với nó về giá trị lôgíc. Luật đổng nhất yêu cầu khi phản ánh về môt đối tượng ở môt phẩm chất xác định (tổn tại trong khoảng thời gian, không gian và một quan hê xác định), khi đối tượng tổn tại với tư cách là nó thì tư duy không được tuỳ tiên thay đổi đối tượng phản ánh; không được thay đổi nội dung của tư tưởng hay đánh tráo ngôn từ diễn đạt tư tưởng. Chính điều này thể hiên tính xác định và nhất quán của tư tưởng khi phản ánh về đối tượng xác định. Có thể phân tích sự tác động của luật đổng nhất trong tư duy qua các yêu cầu cụ thể sau:
3. Các yêu cầu của luật đồng nhất và những lỗi lôgíc có thể mắc phải khi vi phạm chúng.
Yêu cầu 1: Phải có sự đổng nhất của tư duy với đối tượng về mặt phản ánh, tức là trong lập luận về một đối tượng xác định nào đó, tư duy phải phản ánh về nó với chính những nội dung xác định đó. Cơ sở của yêu cầu này là:
Thứ nhất, các đối tượng khác nhau thì phân biệt với nhau, vì thế tư duy phản ánh đối tượng nào phải chỉ rõ ra được nó là gì? Không được lẫn lộn với đối tượng khác.
Thứ hai, các đối tượng luôn vận động, biến đổi; bản thân chúng có nhiều hình thức thể hiện trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tư duy khi phản ánh đối tượng phải ý thức được nó đang phản ánh đối tượng ở hình thức nào, ở giai đoạn phát triển nào, chứ không được lẫn lộn các hình thức và giai đoạn phát triển khác nhau của đối tượng. Có thể sơ đổ hoá yêu cầu này như sau:
– Lỗi ngộ biện (sai mà không biết): xảy ra khi trong tư duy do vô tình mà khái quát những hiện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận thức còn thấp (chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở để nhận thức, đánh giá, xem xét sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan.
– Lỗi nguỵ biên (biết sai mà cứ cố tình mắc vào): xảy ra khi vì một lý do, đông cơ, mục đích vụ lợi nào đó mà người ta cố tình phản ánh sai lêch hiên thực khách quan, nhằm biến sai thành đúng, vô lý thành hợp lý.
Yêu cầu 2: Phải có sự đổng nhất giữa tư tưởng với ngôn ngữ diễn đạt nó. Cơ sở khách quan của yêu cầu này là mối liên hê giữa tư duy và ngôn ngữ diễn đạt. Một tư tưởng, một ý nghĩ bao giờ cũng phải được “vật chất hoá” ra ở ngôn ngữ. Vì thế, tư tưởng, ý nghĩ thế’ nào? về cái gì? ngôn ngữ diễn đạt phải thể hiên đúng như vậy, tránh tạo ra trường hợp tư tưởng, ý nghĩ phản ánh về đối tượng này, nhưng ngôn ngữ diễn đạt lại cho thấy không phải đối tượng ấy mà là đối tượng khác hay có thể là đối tượng đó mà cũng có thể là đối tượng khác (tức không xác định). Có thể sơ đổ hoá yêu cầu này như sau:
Tóm lại, không đồng nhất các tư tưởng khác nhau và không coi những tư tưởng đồng nhất là khác nhau.
Các lỗi lôgíc tương ứng thường mắc khi vi phạm các yêu cầu của luật đổng nhất nhất là đánh tráo đối tượng, và đánh tráo khái niêm, nhầm lẫn các khái niêm
2. Luật mâu thuẫn
a) Cơ sở khách quan luật cấm mâu thuẫn. Cơ sở của luật đổng nhất là tính xác định về chất của các đối tượng được bảo toàn trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó suy ra, nếu có đối tượng như thế, thì nó đổng thời không thể không tổn tại; nó không thể có các thuộc tính xác định về chất như thế này và đổng thời lại không có chúng, không thể vừa nằm vừa không nằm trong quan hê nào đó với các đối tượng khác. Đặc điểm đó của giới hiên thực là cơ sở khách quan của luật mâu thuẫn.
b) Nội dung và công thức của luật cấm mâu thuẫn. Mâu thuẫn lôgíc là hiên tượng của tư duy, khi nêu ra hai phán đoán loại trừ nhau về một đối tượng được xét trong cùng một thời gian và cùng một quan hê. Mâu thuẫn lôgíc làm lộ rõ một tính quy luật là: Hai phán đoán đối lập hoặc mâu thuẫn nhau về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất một trong chúng giả dối.
Công thức của quy luật: 7(a Λ 7a).
c) Yêu cầu phi mâu thuẫn của tư tưởng và các lỗi lôgíc thường có trong thực tiễn tư duy. Sự tác động của luật mâu thuẫn trong tư duy yêu cầu con người không mâu thuẫn trong các lập luận, trong việc liên kết các tư tưởng. Để là chân thực thì các tư tưởng phải nhất quán, phi mâu thuẫn. Một tư tưởng sẽ là giả dối khi có chứa mâu thuẫn lôgíc.
Do yêu cầu đã nêu mà đôi khi luật mâu thuẫn còn được gọi là luật cấm mâu thuẫn. Gọi là luật cấm mâu thuẫn có nghĩa là đổng nhất nó với yêu cầu do con người định hình lên trên cơ sở của quy luật (“nguyên tắc phi mâu thuẫn”).
Yêu cầu cấm mâu thuẫn lôgíc được triển khai cụ thể như sau:
- Thứ nhất: không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng và đổng thời lại phủ định ngay chính nó.
- Thứ hai, không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tức là khẳng định đối tượng, nhưng lại phủ nhận hệ quả tất suy từ nó
3. Luật bài trung
Luật này gắn liền với luật mâu thuẫn, với sự cần thiết phải loại bỏ các mâu thuẫn lôgíc trong tư duy. Như đã nêu, luật mâu thuẫn khẳng định: hai tư tưởng mâu thuẫn không thể cùng chân thực. Nhưng không cho biết, chúng có thể cùng giả dối không.
Luật bài trung trả lời câu hỏi ấy. Theo nghĩa này, có thể coi nó là sự bổ sung cho luật mâu thuẫn (và suy ra, cho cả luật đổng nhất). Sự tác động của nó cũng bị chế định bởi tính xác định của tư duy, tính nhất quán và phi mâu thuẫn của nó. Nhưng luật bài trung còn có tính độc lập tương đối, có lĩnh vực tác đông và vai trò riêng của mình.
- Cơ sở khách quan của luật bài trung. Cũng chính là tính xác định về chất của các đối tượng, một cái gì đó tổn tại hay không tổn tại, thuộc lớp này hay lớp khác, nó vốn có hay không có tính chất nào đó v. v. chứ không thể có khả năng nào khác.
- Nội dung của luật bài trung: “Hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một đối tượng, được khảo cứu trong cùng một thời gian và trong cùng một quan hệ, không thể đồng thời giả dối: một trong chúng nhất định phải chân thực, cái còn lại phải giả dối, không có trường hợp thứ ba”.
Công thức: “a v 7a”,
Lĩnh vực tác động của luật bài trung hẹp hơn so với luật mâu thuẫn: ở đâu có luật bài trung, ở đó nhất thiết có luật mâu thuẫn, nhưng ở nhiều nơi luật mâu thuẫn tác động, nhưng luật bài trung lại không. Luật bài trung tác động trong quan hê giữa các phán đoán mâu thuẫn (A – O; E – I), điều đó có nghĩa là luật bài trung dùng để loại bỏ những mâu thuẫn trong trường hợp nêu ra những phán đoán trái ngược nhau ở một trong ba kiểu: (A — E, đơn nhất); (A — O); (E — I)
Trong cả ba trường hợp, theo luật bài trung một phán đoán nhất định phải chân thực, còn phán đoán kia là giả dối.
Nhưng nó không tác động trong các mối quan hê qua lại giữa các phán đoán đối lập (A — E, toàn thể), dù luật mâu thuẫn tác động cả ở đây: chúng không thể đổng thời chân thực, nhưng có thể đổng thời giả dối, vì vậy mà không nhất thiết tuân theo luật bài trung.
Những yêu cầu của luật bài trung và các lỗi khi vi phạm chúng. Luật bài trung yêu cầu phải lựa chọn — một trong hai — theo nguyên tắc “hoặc là, hoặc là” (không có giải pháp thứ ba). Điều đó có nghĩa là: trong việc giải quyết vấn đề mang tính giải pháp thì không được lảng tránh câu trả lời xác định; không thể tìm cái gì đó trung gian, đứng giữa, thứ ba.
Sự vi phạm yêu cầu lựa chọn thường biểu hiên khác nhau. Nhiều khi chính vấn đề được đặt ra, được định hình không phải theo cách giải pháp mâu thuẫn nhau. Nói chung, luật bài trung chỉ tác đông ở các mênh đề mâu thuẫn như đã nêu trên, nhưng chúng cũng phải là những mênh đề có nghĩa. Nếu câu hỏi được nêu ra thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, thì việc lảng tránh câu trả lời xác định, cố tìm cái gì đó thứ ba, sẽ là sai lầm.
4. Luật lý do đầy đủ
- Cơ sở khách quan và nội dung của luật lý do đầy đủ. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tổn tại khách quan của các đối tượng là cơ sở quan trọng nhất cho sự xuất hiện và tác động trong tư duy luật lý do đầy đủ.
- Nội dung của luật: “mọi tư tưởng đã định hình được coi là chân thực nếu như đã rõ toàn bộ các cơ sở đầy đủ cho phép xác minh hay chứng minh tính chân thực ấy”. Công thức có thể là: “a chân thực vì có b là cơ sở đầy đủ”.
Cơ sở lôgíc liên quan chặt chẽ với cơ sở khách quan, nhưng cũng khác với nó. Nguyên nhân là cơ sở khách quan, kết quả tác động của nó là hệ quả. Còn cơ sở lôgíc có thể là việc viện dẫn nguyên nhân, mà cũng có thể hệ quả để suy ra một kết luận khác.
Luật lý do đầy đủ là kết quả khái quát thực tiễn suy luận. Luật này biểu thị quan hệ của những tư tưởng chân thực với những tư tưởng khác — quan hệ kéo theo lôgíc, xét đến cùng, là đảm bảo sự tương thích của chúng với hiện thực. Có nghĩa là, kết luận luôn có đầy đủ cơ sở trong lập luận đúng. Do vậy, lĩnh vực tác động của quy luật này trước hết là ở suy luận, rổi sau đó là ở chứng minh. Ngay sự tổn tại của chứng minh đã chứng tỏ có quy luật này
3. Những yêu cầu của luật lý do đầy đủ và các lỗi do vi phạm chúng. Luật lý do đầy đủ đặt ra cho tư duy những yêu cầu sau: mọi tư tưởng chân thực cần phải được luận chứng, hay: không được công nhận một tư tưởng là chân thực, nếu chưa có cơ sở đầy đủ cho việc công nhận ấy. Nói khác, chưa nên tin vào bất cứ cái gì: cần phải dựa trên cơ sở các dữ kiện tin cậy và các luận điểm đã được kiểm chứng từ trước. Luật này chống lại các tư tưởng phi lôgíc, không liên hê với nhau, vô tổ chức, thiếu chứng minh; lý thuyết trần trụi; các kết luân thiếu sức thuyết phục, cái này không đuợc suy ra từ cái khác.
Lỗi lôgíc quan trọng nhất do vi phạm các yêu cầu của luât lý do đầy đủ là lỗi “kéo theo ảo”. Nó bộc lô ở nơi thực ra không có mối liên hê lôgíc đầy đủ giữa các tiền đề và kết luân, luân đề và các luân cứ, nhung nguời ta lại cứ tuởng là có mối liên hê ấy.
Tóm lại, kết thúc nghiên cứu các quy luât của lôgíc hình thức, chúng ta nhân thấy, việc tuân theo các yêu cầu của chúng là quan trọng và cần thiết, vì chúng đảm bảo cho quá trình nhân thức tính nhất quán, tính xác định, tính phi mâu thuẫn lôgíc, tính có cơ sở và đuợc chứng minh.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.