Cách thức phân loại quan hệ pháp luật

[VPLUDVN] Quan hệ pháp luật nảy sinh ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, nên rất phong phú và đa dạng. Chúng nhiều về số lượng và khác nhau về tính chất, về cách xử sự, về thành phần tham gia quan hệ pháp luật.

Việc phân loại quan hệ pháp luật là cần thiết, giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền được nhanh chỏng và chính xác. Ngoài ra, việc phân loại cũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dự báo pháp luật, góp phần xác định xu hướng vận động và phát triển của các quan hệ xã hội trong tưong lai. Có nhiều tiêu chí để phân loại quan hệ pháp luật:

– Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tưong ứng với các ngành luật: Quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai… Đây là cách phân loại khá phổ biến và được thừa nhận rộng rãi. Thông qua cách phân loại này, chúng ta có điều kiện để tìm hiểu sâu hon từng loại quan hệ xã hội, thấy được những đặc điểm riêng của chúng từ đó giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật hoàn thiện, chính xác hơn.

– Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một bên của quan hệ pháp luật được xác định còn bên kia của quan hệ là bất kì cá nhân, tổ chức nào. Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, còn các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này và không được vi phạm, chẳng hạn quan hệ pháp luật về sở hữu, quan hệ pháp luật về quyền tác giả là những quan hệ pháp luật thuộc loại này. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật mà tất cả các bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lí đối với nhau, chẳng hạn quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia đình…

Ngoài ra, căn cứ vào số lượng bên tham gia, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật có hai bên và quan hệ pháp luật có nhiều bên, căn cứ vào tính chất chủ thể, quan hệ pháp luật còn được chia thành quan hệ công pháp và quan hệ tư pháp…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *