Đặc điểm chung của suy luận

1. Định nghĩ suy luận

Suy luận là hình thức của tư duy nhăm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiêu phán đoán đà có.

Nêu như phán đoán là sự liên hệ 2Íừa các khái niệm, thì suy luận là sự liên hệ siừa các phán đoán. Suy luận là quá trình đi đèn một phán đoán mới từ những phán đoán cho trước.

Ví dụ : Từ hai phán đoán đã có:

  • Mọi kim loại đêu dẫn điện.
  • Nhôm là kim loại.

Ta rút ra một phán đoán mới :

  • Nhôm dẫn điện.

2. Cấu trúc của suy luận.

Thông thường mỗi suy luận gồm có hai phần :

  • Phần đâu gồm những phán đoán sẵn có. Gọi là Tiền đề.
  • Phần sau là phán đoán mới (được rút ra từ tiền đề), gọi là Kết luận.

Tiên đề có thể là một hoặc nhiều phán đoán. Chẳng hạn, theo ví dụ trên, tiên đề bao gồm hai phán đoán : – Mọi kim loại đều dẫn điện – Nhôm là kim loạị

 Kết luận là một phán đoán được rút ra từ những tiền đề. Theo ví dụ trên, kết luận là phán đoán : – Nhôm dẫn điện.

  • Giữa các tiền đề và kết luận có liên hệ về mặt nội dung. Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính đúng đẩn của các tiền đề và tính chính xác của lập luận.

Một suy luận được coi là đúng đắn khi nó bảo đảm 2 điều kiện sau:

  • Tiền đề phải đúng.
  • Quá trình lập luận phải tuần theo các qui tắc, qui luật lôgíc.

3.  Các loại suy luận

Tuỳ theo đặc điềm của suy luận: thông thường người ta chia suy luận thành hai loại : Suy luận diễn dịch và suy luận qui nạp, gọi tắt là suy diễn và qui nạp. Ngoài ra, còn có suy luận tương tự. Có thể coi suy luận tương tự là một trường hợp của suy luận diễn dịch, song khác với các suy luận diễn dịch thông thường, kết luận của các suy luận tương tự, không tất yếu đúng.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *