Đặc điểm của chú ý

[VPLUDVN] Những đặc điểm của chú ý:

Sức tập trung của chú ý (mức độ tập trung của chú ý): là khả năng tách một phạm vi có hạn thành đối tượng cho chú ý hướng vào đó, tiến hành những hoạt động cần thiết với số đối tượng đó. Phạm vi các đối tượng  chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung, cường độ chú ý càng lớn.

Sự phân phối của chú ý: là khả  năng  cùng  một  lúc  chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng khác nhau.

Trong quá trình hoạt động, chú ý có  thể  không  chỉ  hướng  vào  một  mà  là nhiều đối tượng. Điều đó cũng không có nghĩa rằng chú  ý  hướng  vào  các  đối tượng như nhau. Sự phân phối không mâu  thuẫn  với  sức  tập trung của chú ý.  Tại một thời điểm, chúng ta vẫn có  khả  năng  chú ý đến một  số  đối tượng,  trong đó vẫn có một đối tượng được chú ý nhiều hơn.

Khối lượng của chú ý: là số lượng đối tượng được chú ý ở cùng một  thời điểm. Nhiều nhà tâm lí học cho rằng tại một thời điểm, khối lượng chú ý tối đa không quá 7 đơn vị nếu chúng không liên hệ với nhau.

Tính  bền  vững,  phân  tán và  dao  động của  chú ý:

Tính bền vững của chú ý là khả năng chú ý lâu  dài  vào  một  số  đối  tượng  nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác.  Tính  bền vững  cần cho  nhiều  dạng hoạt động khác nhau: tốc kí, điện báo, các công việc quan sát…

Ngược với tính bền vững là tính phân tán: chú ý không bền.

Xen kẽ giữa tính bền vững với  phân  tán là tính dao  động của chú ý: sự phân tán diễn ra theo chu kì. Ví dụ: trong đêm yên tĩnh,  chúng  ta nghe  thấy tiếng chạy  của đồng hồ lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc lại chậm.

Sự di chuyển của chú ý: là khả năng di  chuyển của chú ý từ đối  tượng này  sang đối tượng khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Sự di chuyển chú ý có thể nhanh hoặc chậm, dễ dàng hoặc khó khăn.

Di chuyển chú ý nhanh và dễ dàng là một phẩm chất quý đối với con người.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *