Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm

[VPLUDVN] Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm

      Với góc độ nghiên cứu và định nghĩa như vậy, không thể phủ nhận rằng xúc cảm và tình cảm có những đặc điểm tương đồng với nhau, cụ thể:

  • Xúc cảm- tình cảm đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị thái độ cả cá nhân đối với môi trường xung quanh.
  • Nội dung và hình thức của xúc cảm- tình cảm đều mang màu sắc chủ quan.
  • Xúc cảm- tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tác động của hoàn cảnh xung quanh.
  • Xúc cảm- tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng truyền cảm.

      Tuy nhiên, vì đây là hai hiện tượng riêng biệt nên chúng vẫn có những điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự khác biệt trên ba khía cạnh : tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý- thần kinh. Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: xúc cảm là một quá trình tâm lý, còn tình cảm là một thuộc tính tâm lý; xúc cảm có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định; xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình cảm lại tồn tại ở dạng tiềm tàng. Có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh vật, nó gắn liền với phản xạ không điều kiện (bản năng), không chỉ tồn tại ở con người mà có cả ở các loài vật; trái lại, tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở con người. Xúc cảm giống như những gì nguyên thủy nhất, nó xuất hiện trước, còn tình cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài tồn tại những xúc cảm kia. Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *