Điều chỉnh quan hệ xã hội là gì? Phân tích công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ?

1. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội

Để duy trì ổn định, trật tự xã hội đòi hỏi các mối quan hệ trong xã hội phải được điều chỉnh, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội có lợi cho đời sống cộng đồng được tồn tại và phát triển, ngăn chặn và đi tới loại bỏ những mối quan hệ mà cộng đồng không mong muốn. Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các quan hệ xã hội, làm cho chủng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhẩt định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.

Bản chất của mối quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa các bên chủ thể quan hệ xã hội đó. Trong các mối quan hệ xã hội, các bên chủ thể tác động lẫn nhau thông qua hành vi của mình. Chính vì vậy, điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm thay đổi hành vi của họ, trong đó những hành vi có ích cho xã hội sẽ được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, ngược lại những hành vi có hại cho cộng đồng sẽ bị ngăn chặn, loại trừ. Trong cuộc sống, mọi người đều không thể tồn tại một cách biệt lập mà phải tham gia vào các mối quan hệ với người khác, tạo nên hệ thống các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp, đan xen chằng chịt với nhau. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì mỗi hành vi của người này đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người khác cũng như của cả cộng đồng. Trong điều kiện đó, để đảm bảo lợi ích của mỗi thành viến cũng như sự ổn định, trật tự của xã hội, đòi hỏi xử sự của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định. Nói cách khác, chỉ khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì hành vi của các chủ thể mới có thể bị đặt trước nhu cầu cần phải được điều chỉnh. Khi cá nhân sống trong điều kiện riêng rẽ, không tham gia vào mối quan hệ với người khác thì hành vi của họ cũng không có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của ai. Trong trường hợp này, không xuất hiện nhu cầu điều chỉnh hành vi của họ.

Công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là các loại quy phạm xã hội. Chúng được coi là khuôn mẫu, mô hình, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi họ tham gia vào những mối quan hệ xã hội nhất định. Nói cách khác, các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng cách xác định cách thức xử sự cho các chủ thể quan hệ xã hội đó, quy định quyền, nghĩa vụ cho họ, quy định cho họ những việc được làm, nên làm, cần phải làm hay không được làm…

2. Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, bởi vậy, để điều chỉnh chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp luật (thể chế quan phương), đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, quy định của các tổ chức xã hội… (thể chế phi quan phương). Các công cụ này vừa có sự độc lập, vừa có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, họp thành hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Ngày nay, nhìn chung các nhà khoa học đều tiếp cận khái niệm pháp luật theo nhiều cấp độ. Theo nghĩa hẹp, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cùng “cúc nguyên tắc, định hướng, mục đích pháp luật”, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo nghĩa rộng, pháp luật được xem xét cả từ “đầu vào, đầu ra, cả pháp luật ở trạng thải tĩnh và trạng thái động”, theo đó, pháp luật tồn tại và phát triển trên cả ba lĩnh vực: “hệ thống quy phạm pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật, thực tiễn pháp luật (trong các hình thức thực hiện pháp luật, các quan hệ pháp luật) ”. Theo cách tiếp cận này, pháp luật được hiểu rất rộng, đó không chỉ là hệ thống pháp luật thực định, nó còn được nhận thức cả trên bình diện tư tưởng pháp luật, cả trên bình diện thực tiễn thực hiện pháp luật.

Đạo đức là một khái niệm hết sức phức tạp, khái niệm này vừa hết sức phổ biến trong dân gian, vừa đậm đặc chất học thuật, bởi vậy nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong những thời gian, không gian, đối tượng khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, đạo đức thường được đồng nhất với ý thức đạo đức cá nhân, đó là đức hạnh, phẩm hạnh của con người, những nét đẹp, nết tốt, những “phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội mà có”. Trong khoa học, trước hết, đạo đức được hiểu là tổng thể những quan niệm, quan điểm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự… (trong đó cốt lõi là điều thiện) cùng những quy tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó nhằm điều chỉnh hành vĩ, ứng xử của con người, chúng được thực hiện bởi lưong tầm, tình cảm cá nhân và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là những quy tắc đối nhân, xử thế, nó còn là các chuẩn mực để mỗi người tự tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện tính cách theo những định hướng giá trị nhất định. Chính vì vậy, đạo đức là công cụ điều chỉnh quan trọng bậc nhất đối với các quan hệ xã hội. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức mang một dung lượng rất rộng, nó được nhận thức cả từ góc độ ý thức (ý thức đạo đức xã hội và ý thức đạo đức cá nhân), cả từ góc độ thể chế (nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức), cả từ góc độ thực tiễn (hành vi đạo đức).

Phong tục, tập quán là loại quy phạm xã hội rất gần gũi với con người. Trong đó, “phong tục” là thói quen phổ biến, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Phong tục là thuật ngữ Hán Việt, trong đó “Phong” nghĩa gốc là gió, “tục” là thói quen. Có tác giả giải thích: bề trên giảo hoá kè dưới gọi là phong, kẻ dưới bắt chước bề trên gọi là tục; ỷ nói cái gì người này nêu ra, người kia nối theo một cách tự nhiên, dần dần thành quen như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 2000, tr. 25, 760).. “Tập quán” cũng là thói quen, đó là những cách ứng xử đã trở nên quen thuộc, khó thay đổi, thành nếp trong đời sống xã hội được mọi người công nhận và làm theo. Như vậy, mặc dù được biểu đạt bằng hai khái niệm khác nhau nhưng thực chất phong tục hay tập quán đều chỉ chung thói quen xử sự, chính vì vậy, trong đời sống hàng ngày thường không có sự phân biệt phong tục với tập quán, chúng thường được gọi chung là phong tục tập quán. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả có sự phân biệt hai khái niệm này. Theo đó, phong tục và tập quán mặc dù có những điểm chung, song tính bắt buộc của tập quán không cao, thường chỉ là những việc rất đáng làm theo nếu không chủ yếu bị dư luận phê phán, dị nghị hoặc tẩy chay, ngược lại “phong tục có tính bãt buộc nghiêm ngặt, những người vi phạm có thể phải chịu những hình phạt nghiêm khắc” (Nguyễn Minh Đoan, Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2008, tr. 182, 183). Tác giả Bùi Xuân Đính cho rằng, tập quán dễ thay đổi khi điều kiện sống thay đổi, ngược lại phong tục mang tính bào thủ cao, ít thay đổi hoặc chậm thay đổi khi điều kiện sống đã thay đổi (Những vấn đề lỉ luận và thực tiễn trong việc sử dụng phong tục tập quản và hương ước của người Việt trong thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu trong đề tài khoa học cấp Bộ Tư pháp: “Cơ sở dữ liệu của việc soạn thảo luật ở Việt Nam”, H. 2006. Tác giả Bùi Xuân Phái cho rằng, phong tục là một loại chuẩn mực được hình thành một cách có ý thức được thế hệ trước truyền dạy lại một cách có ý thức, đúng cách, được đảm bảo thực hiện một cách khá nghiêm ngặt, còn tập quán thì đơn thuần chỉ là những thói quen, lan truyền tự phát trong cộng đồng (Những nguyên tắc của việc ảp dụng tập quản vào giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình, tham luận trong Hội thảo do Bộ Tư pháp tổ chức tháng 8/2014 góp ý cho dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình). Phong tục tập quán mang tính cộng đồng, dân tộc, địa phương, vùng miền rất rõ nét. Ở Việt Nam, các phong tục, tập quán được biểu hiện cụ thể ở từng thôn, làng, trở thành lệ làng. Bên cạnh khái niệm phong tục, tập quán, trong ngôn ngữ hàng ngày còn có các thuật ngữ tập tục, tục lệ, lệ tục…, chúng đều chỉ thói quen của con người, nhưng không phải là riêng của một cá nhân hay gia đình nào, mà là của một dân tộc hoặc một địa phương, một cộng đồng xã hội.

Một công cụ quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại các cộng đồng làng xã là hương ước. Hương ước tồn tại ở nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Đông Nam Á… “Hương ước” là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó “hương” là làng, quê; “ước” là giao kèo, thỏa thuận, quy ước, “hương ước” là những giao kèo, thỏa thuận, quy ước của cộng đồng thôn, làng, nói cách khác, hương ước là tổng thể các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi một thôn, làng. Hương ước có nguồn gốc từ phong tục tập quán, được hình thành trên cơ sở phong tục tập quán của mỗi làng, là hình thức thành văn của phong tục tập quán nhưng không hoàn toàn đồng nhất với phong tục tập quán. Bên cạnh những quy định được chép lại từ phong tục tập quán, trong bản hương ước của mỗi làng còn có những quy định do dân làng đặt ra trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của thôn, làng. Để nắm lấy các thôn, làng, can thiệp vào công việc của thôn, làng, hạn chế vai trò tự quản, tự trị của nó, nhà nước quy định thủ tục phê chuẩn hương ước và đưa vào đó những quy định liên quan đến nhà nước. Khác với phong tục tập quán, hương ước có quy định các biện pháp xử phạt người vi phạm, tuy nhiên nhà nước chỉ cho phép thôn, làng xử phạt một số vi phạm nhỏ thuộc nểp sống cộng đồng, vượt quá giới hạn đó, thôn, làng phải trình quan trên để nhà nước giải quyết. Như vậy, có thể coi hương ước như một bộ luật của thôn, làng,1 đồng thời cũng được xem như “cánh tay nối dài” của pháp luật, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các thôn, làng, nơi mà chính quyền trung ương chưa vươn tới được. Hương ước như là một sự dung hoà giữa pháp luật của nhà nước với phong tục tập quán của thôn, làng. Ở Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, hương ước xuất hiện muộn nhất vào cuối thế kỉ XV. Dưới chế độ phong kiến, các bản hương ước đều quy định cách thức ứng xử trong các mối quan hệ thân tộc, xóm giềng, tuổi tác, ngôi thứ, cách thức tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng, hiếu, hỉ, khao vọng, cách thức tổ chức cũng như vai trò của các thiết chế phường, hội, giáp… như việc bàu cử các chức dịch trong thôn, làng, việc thu thuế, bắt lính… Hiện nay, nhà nước khuyến khích các cộng đồng dân cư xây dựng hương ước mới trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ cũng như đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Xem: Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thù tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước).

Luật tục là một loại công cụ quan trọng để điều chỉnh quan hệ xã hội. Hiện nay, nhiều xã hội, nhiều tộc người trên thế giới vẫn tồn tại và thực hành luật tục dưới những hình thức rất đa dạng.1 Theo nghĩa rộng, “luật tục” là tất cả những quy tắc xử sự mang tính chất dân gian, đó là luật của dân gian. Theo cách hiểu này, “luật” là quy tắc, “tục” chỉ những quy tắc xử sự mang tính dân gian, nguyên thủy, bản địa, không thành văn, hoàn toàn mang tính chất khu biệt với luật nhà nước, đối lập với những gì mang tính chất hàn lâm, sách vở. Như vậy, luật tục bao gồm cả phong tục tập quán, lệ làng… Theo nghĩa hẹp, “luật tục” là hình thức sơ khai, tiền thân của luật pháp và chỉ có ở các tộc người thiểu số trong xã hội tiền giai cấp. Theo cách hiểu này, luật tục là những phong tục tập quán có dáng dấp của pháp luật, là bước quá độ, là sự chuyển tiếp giữa phong tục tập quán và pháp luật, là hình thức phát triển cao của phong tục tập quán và là hình thức sơ khai của pháp luật. Chính vì thế, luật tục còn được gọi là tập quán pháp. Hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới, bên cạnh hệ thống pháp luật chung của cả nước, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số chậm phát triển, luật tục vẫn tồn tại. Luật tục có nội dung tương đối tổng hợp, điều chỉnh một cách rộng rãi các mặt của đời sống cộng đồng, từ các quan hệ về hôn nhân, gia đình, đến các quan hệ về sở hữu đất đai, về mua bán, trao đổi tài sản, quản lí hành chính…1 Luật tục quy định khá đa dạng các biện pháp xử lí người vi phạm, bao gồm các biện pháp để tạ lỗi với thần linh, tạ lỗi đối với dân làng, đền bù cho người bị hại…, thậm chí kể cả biện pháp tử hình. Luật tục còn bao gồm cả các quy định về trình tự, thủ tục xử lí người vi phạm, theo đó mỗi khi xét xử xong, bao giờ cũng kèm một nghi lễ nhằm hoà giải, xoá bỏ tranh chấp, thù oán giữa các bên với sự chứng giám của thần linh và dân làng.

Tín điều tôn giáo là một khái niệm chung dùng để chỉ giáo lí, giáo luật của các tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư. Giáo lí là lí luận, học thuyết của tôn giáo, đó là những quan niệm, quan điểm về thần linh, về đức tin…, được thể hiện trong hệ thống kinh sách của mỗi tôn giáo. Giáo luật (luật giáo hội) là hệ thống quy tắc xử sự của một tổ chức tôn giáo để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng tôn giáo đó. Trong các tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi là những tôn giáo lớn, có tổ chức chặt chẽ, có hệ thống giáo lí, giáo luật đầy đủ nhất. Hệ thống giáo lí của Đạo Thiên chúa được thể hiện trong kinh Cựu ước, kinh Tân ước… Hệ thống giáo luật của tôn giáo này được thể hiện tập trung trong Bộ Giáo luật (The Code of Canon Law), được sửa đổi toàn diện nhất gần đây vào năm 1983 với 1752 điều luật cụ thể. Hệ thống tín điều của đạo Hồi gọi là Luật Hồi giáo (Shariah) được chứa đựng ở bốn nguồn là kinh Coran, Sunna, Idjmá, Qias, trong đó là kinh Coran và Sunna là hai nguồn chính. Luật Hồi giáo cũng như luật giáo hội của nhà thờ Thiên chúa giáo được coi như “pháp luật” của những người theo đạo. Tín ngưỡng dân gian là những quan niệm, quan điểm về thần linh, về đức tin của một cộng đồng nhất định, được lưu truyền tự nhiên trong dân gian thông qua huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, được thể hiện dưới dạng tập quán của cộng đồng. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng với giáo lí, giáo luật là ở chỗ, tín ngưỡng thường mang tính dân gian, ngược lại giáo lí, giáo luật thường mang tính hệ thống, do các vị giáo chủ hoặc tổ chức giáo hội xây dựng nên, được ghi chép thành kinh sách, được truyền giảng ở các tu viện, thánh đường… Trong xã hội hiện đại, nhìn chung tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục tồn tại, tham gia mạnh mẽ trong việc điều chỉnh hành vi con người.

Kỉ luật của một tổ chức là tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo tinh chặt chẽ của tẻ chức đó. Kỉ luật của một tổ chức thường được thể hiện tập trung trong hiến chương, điều lệ, nội quy… của tổ chức đó, trong đó bao gồm các quy định về mục tiêu, tôn chỉ; cơ cấu tổ chức, cách thức thiết lập, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của nó; tiêu chuẩn đối với thành viên, trình tự thủ tục kết nạp thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên; vấn đề khen thưởng, kỉ luật đối với thành viên…

Ngoài ra, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội còn có các công cụ khác, chẳng hạn, thể lệ một cuộc thỉ, điều lệ một giải thi đẩu, các quy tắc về tiêu chuẩn, quy trình áp dụng trong nội bộ một tổ chức…

Giữa pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… vừa có những điểm tương đồng, vừa có những điểm khác biệt. Với tính chất là những công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… đều là những khuôn mẫu, mực thước, mô hình, chuẩn mực cho hành vi con người. Bên cạnh đó, giữa pháp luật và đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… có sự khác biệt ở nhiều khía cạnh, rõ nét nhất là con đường hình thành, hình thức thể hiện, biện pháp bảo đảm thực hiện…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *