1. Định nghĩa:
– Phán đoán là hình thức logic cơ bản của tư duy. Ở đó, người ta liên kết các KHÁI NIỆM với nhau. Phán đoán được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một câu phản ánh tính đúng hay sai một thực tế khách quan.
VD: “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất” -> đây là một phán đoán được liên kết bởi các khái niệm: “vận động”, “vật chất”, “phương thức tồn tại”.
2. Đặc điểm của phán đoán:
– Có đối tượng phản ánh xác định (sự vật, hiện tượng, quá trình,…)
– Có nội dung phản ánh xác định (vd: đường ăn là chất dễ hòa tan)
– Có cấu trúc logic xác định
– Luôn mang 1 giá trị logic xác định
+ Giá trị = 1 -> Phán đoán chân thực
+ Giá trị = 0 -> Phán đoán giả dối
3. Phân loại phán đoán:
Dựa vào nội dung phản ánh ta chia như sau:
– Phán đoán đơn
– Phán đoán phức
3.1. Phán đoán đơn:
*CẤU TẠO CỦA PHÁN ĐOÁN ĐƠN: bao gồm S, P, lượng từ, hệ từ. Trong đó:
+ Chủ từ (S) – Đối tượng phản ánh của phán đoán
+ Vị từ (P) – Nội dung phản ánh của phán đoán
+ Lượng từ: số lượng ngoại diên của S tham gia vào phán đoán (gồm toàn thể S (∀), bộ phận S (∃))
+ Hệ từ: bộ phận dùng để liên kết cho quan hệ giữa chủ từ và vị từ
VD: Mọi giáo sư đều là nhà khoa học
(lt) S (ht) P
*CÁC KIỂU PHÁN ĐOÁN ĐƠN: (A-E-I-O)
+ A (toàn thể khẳng định) : Mọi S là P (kí hiệu: ∀ S là P)
+ E (toàn thể phủ định) : Mọi S không là P (kí hiệu: ∀ S không là P)
+ I (bộ phận khẳng định) : Một số S là P (kí hiệu: ∃ S là P)
+ O (bộ phận phủ định) : Một số S không là P (kí hiệu: ∃ S không là P)
*TÍNH CHU DIÊN:
Các bạn chỉ cần nhớ quy tắc sau :
+ Nếu trong phán đoán, thuật ngữ được đề cập HẾT thì nó CHU DIÊN (đánh dấu cộng).
+ Còn thuật ngữ KHÔNG được đề cập hết thì nó KHÔNG CHU DIÊN (đánh dấu trừ).
Ví dụ: Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán sau: “Mọi giáo sư đều là nhà khoa học”
B1) Xác định kiểu phán đoán đơn
– Có lượng từ (lt) “mọi” => phán đoán toàn thể
– Có hệ từ (ht) “là” => phán đoán khẳng định
=> Kiểu phán đoán đơn: toàn thể khẳng định (A)
B2) Xét tính chu diên bằng cách vẽ sơ đồ
Theo sơ đồ: ta nhìn thấy giáo sư được đề cập hết (mọi giáo sư) nên thuật ngữ chu diên do đó ta có S+ còn nhà khoa học không được đề cập hết nên nó không chu diên P –
Một số mẹo bỏ túi ngay khi xác định tính chu diên không cần phải nỗ lực nhiều :
– Chủ từ (S) của phán đoán toàn thể (cả toàn thể khẳng định và toàn thể phủ định) luôn chu diên: S +
– Chủ từ (S) của phán đoán bộ phận (cả bộ phận khẳng định và bộ phận phủ định) không chu diên: S –
– Vị từ (P) của phán đoán phủ định (dấu hiệu: cứ có hai cụm từ: “không là”) thì luôn chu diên: P +
– Vị từ (P) của phán đoán khẳng định nếu S ≥ P thì chu diên: P +
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.