Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

[VPLUDVN] Hệ thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện dưới dạng văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức, thủ tục theo quy định.

Kể từ thời kỳ đổi mới năm 1986, có thể nói hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, sự chồng chéo về hệ thống pháp luật vẫn xuất hiện rất phổ biến.

Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì?

Có thể hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam chính là toàn bộ những văn bản quy phạm pháp luật, những quy tắc xử sự chung.

Hệ thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện dưới dạng văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức, thủ tục theo quy định.

Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đa số các ý kiến đều cho rằng hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là bộ phận công pháp và bộ phận tư pháp.

Có ý kiến khác lại cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm cấu trúc bên ngoài và cấu trong.

+ Cấu trúc bên trong hay còn gọi là Hệ thống ngành luật là những quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất. Phối hợp với nhau và được phân chia thành những chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Quy phạm pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước

Chế định pháp luật là nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

+ Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam

Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới luật được ban hành và sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gắn liền với đời sống và lịch sử dấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành đầy đủ các ngành luật.

Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Những điểm hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển, tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn những điểm hạn chế cần phải điều chỉnh, khắc phục

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quá đa dạng về thể loại văn bản. Trước thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là VBQPPL. Số lượng các VBQPPL như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng.

+ Các văn bản Luật thường mang tính chung, chưa áp dụng được vào vụ việc cụ thể mà phải thông qua các công văn, nghị định hướng dẫn

+ Các văn bản luật sau khi ban hành thường hiệu lực không dài. Nguyên nhân khách quan là do việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn.

Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Tính quy phạm của các văn bản Luật thường không cao. Bản chất của văn bản quy phạm pháp luật là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để xác định mô hình hành vi, xác định các quy tắc xử sự.  Nhưng trên thực tế, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *