Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị tư sản hiện đại bao gồm nhà nước tư sản với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các đảng chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội tham gia hoạt động chính trị, bảo vệ nền dân chủ tư sản.

Hệ thống chính trị  của Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc cơ bản: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”; là hệ thống các tổ chức thông qua đó nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm các cơ quan sau:

– Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là trung tâm của hệ thống chính trị, tổ chức mọi mặt của đời sống xã hội và là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

 – Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội…) là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam được xây dựng từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *