Khái niệm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm quyền. Thông qua ngôn ngữ, chủ thể ban hành văn bản thể hiện ý chí của mình và qua đó người đọc văn bản tiếp nhận, thực hiện những hành vi cần thiết, phù hợp với văn bản đã nhận được, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành.

Vì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng nên khi xây dựng văn bản pháp luật không thể không quan tâm tới vấn đề ngôn ngữ. Có thế nói, trình độ sử dụng ngôn ngữ của người soạn thảo văn bản có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới chất lượng của văn bản. Nhằm mục đích tạo ra những văn bản pháp luật gọn gàng, rõ nghĩa, dễ hiểu và dễ thi hành thì việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong quá trình xây dựng văn bản là một yêu cầu rất quan trọng đối với người soạn thảo.

Hiểu một cách khái quát nhất, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là hệ thống những từ được kết hợp theo quy tắc trong tiếng Việt, được Nhà nước sử dụng đế thể hiện nội dung các văn bản pháp luật.

Là hình thức pháp lý đặc thù của quyết định quản lý nhà nước, văn bản pháp luật phải được thể hiện bằng ngôn ngữ viết.

Sử dụng ngôn ngữ viết, nhà quản lý có thể lựa chọn các từ ngữ có tính chính xác cao; lập các câu có kết cấu ngữ pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh, nhờ đó có thể trình bày cụ thể, rõ ràng ý chí của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thi hành văn bản nắm bắt được đúng đắn, đầy đủ nội dung của văn bản pháp luật. Đồng thời, cách thức thể hiện này cũng giúp các cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc sao gửi, nghiên cứu, lưu trữ thông tin nhằm phục vụ hoạt động quản lý của mình.

Văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt, phải tuân theo những quy tắc chung của tiếng Việt. Sử dụng tiếng Việt để soạn thảo các văn bản pháp luật không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lý mà còn là vấn đề khoa học, vì trong một quốc gia đa dân tộc và mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng như ở Việt Nam, tiếng Việt là tiếng được đại đa số người dân trên mọi miền đất nước biết đến. Tiếng Việt được quy định là quốc ngữ và được đưa vào giảng dạy trong giáo dục, vì vậy nó mang tính thông dụng, phổ biến. Văn bản pháp luật được soạn thảo bằng tiếng Việt thì mới có thể phổ biến tới nhiều người và nhiều người cùng hiểu được nội dung của văn bản, nhờ đó hiệu quả thực hiện văn bản cũng cao hơn.

Hiện nay, pháp luật đã có quy định về việc sử dụng tiếng Việt để soạn thảo một số loại văn bản pháp luật. Với nhóm văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt (Xem: Khoản 1 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. thức và kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước cũng quy định: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt. Đồng thời, trong nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản đều có quy định: Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải là các phông chữ tiếng Việt (Xem: Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngàỵ 05/3/2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư; Điều 69 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Như vậy, để soạn thảo các văn bản pháp luật trên máy vi tính, người soạn thảo chỉ được lựa chọn ngôn ngữ duy nhất là tiếng Việt hoặc Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

Pháp luật cũng quy định văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số để tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện pháp luật nhưng không có nghĩa là được sử dụng tiếng các dân tộc thiểu số để soạn thảo văn bản pháp luật và bản dịch chỉ có giá trị tham khảo.

Văn bản pháp luật là tiếng nói chính thức của cơ quan công quyền, đại diện cho Nhà nước. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật mang phong cách hành chính. Yêu cầu của phong cách hành chính đòi hỏi ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải trang trọng, điển hình và mang tính khuôn mẫu, được Nhà nước sử dụng chính thức. Đe diễn đạt các chủ trương, chính sách, các mệnh lệnh cụ thể phục vụ hoạt động công quyền, Nhà nước đặt ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Chính những yêu cầu đó đã tạo ra sự đặc thù của ngôn ngữ văn bản pháp luật, làm cho nó không hoàn toàn giống ngôn ngữ thông thường mặc dù nó xuất phát từ tiếng Việt. Có thể hiểu, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản pháp luật là một bộ phận của tiếng Việt nhưng phải đạt được độ chuẩn mực cao hơn so với tiếng Việt thông dụng.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *