Khái niệm và cấu trúc của hoạt động

1. Khái niệm về hoạt động:

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.

2. Cấu trúc của hoạt động:

Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:

Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. Tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ngay một lúc.

Động cơ thường hiện thân trong đối tượng, cùng biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần dần theo tiến trình của hoạt động.

Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.

Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hoá thêm một bước nữa, sự cụ thể hoá này được quy định bởi những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *