Khái niệm về hành động ý chí

[VPLUDVN] Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. Hành động ý chí có các đặc điểm: tiếp quyết định hành động bằng cường độ vật lí mà thông qua cơ chế động cơ hoá hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không.

Tính mục đích của hành động ý chí.

Trước khi hành động con người tự hỏi “hành động để đạt mục đích gì” nghĩa là con người phải ý thức được mục đích của hành động, ý chí sẽ giúp con người ta đạt được mục đích – ý thức được mục đích của hành động là đặc điểm cơ bản, điển hình của hành động ý chí. Nếu mất đi đặc điểm này thì không thể gọi là hành động ý chí.

Ví dụ: Người ta so sánh hành động của con ong và con người. Mác vạch ra cái khác cơ bản giữa con ong giỏi nhất và nhà kiến trúc sư tồi nhất là nhà kiến trúc sư trước khi xây dựng từng tầng sáp thì đã xây dựng tầng đó trong óc mình rồi. Mác viết: “Một con nhện làm động tác giống như động tác của người thợ dệt, là con ong với những ngăn tổ sáp của mình còn khéo hơn nhà kiến trúc sư nhiều. Nhưng điều phân biệt trước tiên giữa một nhà kiến trúc sư tồi nhất và con ong là trước khi xây dựng từng ngăn trong tổ ong thì đã xây dựng từng ngăn trong óc của mình rồi. Kết quả mà cuối cùng lao động đạt được trí tưởng tượng của người lao động đã quan niệm trước rồi. Không phải con người chỉ thực hiện một sự thay đổi hình thức trong những vật liệu tự nhiên không thôi mà đồng thời con người còn thực hiện mục đích của bản thân mình và đã có ý thức mục đích ấy như một quy luật quyết định phương thức hoạt động của con người và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó”.

Trong hành động ý chí, con người lựa chọn phương tiện và biện pháp hành động sao cho thực hiện được mục đích và đạt hiệu quả cao.

Khác với con vật, con người chủ động tác động vào tự nhiên và môi trường để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình. Trong quá trình hành động con người ta biết dùng những công cụ sẵn có và sáng tạo ra công cụ để hành động và con người biết lựa chọn biện pháp hành động.

Có sự theo dõi, kiểm tra,.điều chỉnh, điều khiển, có sự nỗ lực ý chí để khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện mục đích. Nỗ lực ý chí thể hiện trong hành động là kìm hãm, tăng giảm cường độ của hành động

Nỗ lực ý chí chì còn thể hiện ở chỗ có thể chuyển từ trạng thái hành động sang trạng thái không hành động và ngược lại v.v….

Khi xét, đánh giá sự nỗ lực ý chí của một người thì bao giờ người ta cũng xét nội dung đạo đức của hành động ấy Điều đó nói lên rằng hành động ý chí nào phù hợp với sự phát triển của xã hội thì hành động ý chí đó chân chính và ngược lại.

Hành động ý chí có thể gồm ba loại:

+ Hành động ý chí đơn giản: Đó là những hành động có mục đích rõ ràng. Loại hành động này còn gọi là hành động có chủ định, hay hành động tự ý.

+ Hành động ý chí cấp bách: là hành động xảy ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, sự quyết định chớp nhoáng.

+ Hành động ý chí phức tạp: Đây là loại hành động ý chí điển hình mà trong đó nó thể hiện tất cả các đặc điểm của hành động ý chí.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *