1. Luật Hồi giáo là gì?

Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”-đó cũng là tư tưởng trung tâm của các tín đồ tôn giáo. Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Mohammed đã tìm ra và truyền lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện: “không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”.

Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (Sharial). Nó không phải là một bộ phận độc lập mà mà được xem là một phần của đạo Hồi, có những quy định như cấm trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Sharial cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Như vậy có thể hiểu luật Hồi giáo chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực nào có thể thay thế luật Hồi giáo.

Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”-đó cũng là tư tưởng trung tâm của các tín đồ tôn giáo. Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Mohammed đã tìm ra và truyền lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện: “không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”.

Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (Sharial). Nó không phải là một bộ phận độc lập mà mà được xem là một phần của đạo Hồi, có những quy định như cấm trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Sharial cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Như vậy có thể hiểu luật Hồi giáo chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực nào có thể thay thế luật Hồi giáo.

2. Đặc điểm của Luật Hồi giáo

Về nguyên tắc luật Hồi giáo không thay đổi, ổn định mà chỉ có các quan hệ xã hội thay đổi nên nó phải được áp dụng mềm dẻo. Và khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy định của tôn giáo.

Luật Hồi giáo có quan niệm về hành vi không giống các hệ thống pháp luật khác. Theo đó luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại sau: hành vi buộc phải làm (obligatoire); hành vi nên làm (recommandes); hành vi làm cũng được không làm cũng được (indiffrerentes); hành vi bị khiển trách (blamables); hành vi cấm (interdites). Đây là nguyên tắc đánh giá hành vi của con người vể cả phương diện pháp luật và đạo đức.

Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân-gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật khác như hợp đồng sở hữu thì sự ảnh hưởng có phần ít hơn.

3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo

Hệ thống pháp luật hồi giáo là hệ thống pháp luật gắn liền với đạo Hồi, có nguồn chính là kinh Coran – kinh thánh của người theo Hồi giáo.

Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi buộc phải làm; hành vị nên làm; hành vi làm cũng được, không làm cũng được (không đáng kể, không cần lưu ý); hành vị đáng bị chê trách; hành vi bị cấm.

Những quy định của pháp luật Hồi giáo pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và quy phạm pháp luật. Nó vừa là cơ sở để xã hội đánh giá hành vi nào là thiện hay ác, vừa là cơ sở pháp lí để Thẩm phán xem xét hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.

Do gắn liền với đạo Hồi và có nguồn chính là kinh Coran nên pháp luật Hồi giáo có nhiều nét đặc thù so với các hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, theo quan niệm của luật Hồi giáo thì tội phạm nặng nhất là tội chống lại chúa, bao gồm 7 loại tội phạm là ngoại tình, vu cáo, uống rượu (tại nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh. Các tội ngoại tình, vu cáo, uống rượu thì phạt bằng roi; tội trộm thì hình phạt là chặt tay; tội cướp đường bị phạt đóng đính vào thánh giá hoặc cắt cả hai tay và chân; tội phản đạo và vi phạm kinh thánh thì bị chặt đầu. Các tội phạm giết người (cố ý và vô ý), cưỡng dâm, gây thương tích (cố ý và vô ý) được gọi là tội Quesas – tội chống lại cá nhân chứ không phải chống lại chúa nên được coi là ít nghiêm trọng hơn. Tội trộm là tội chống lại chúa nên có hình phạt nặng là chặt tay và không được chuộc bằng tiền, trong khi đó, tội giết người không phải là tội chống lại chúa nên có thể chuộc bằng tiền. Giết một người đàn ông có thể chuộc tội bằng 100 con lạc đà, giết một người phụ nữ có thể chuộc tội bằng 50 con lạc đà. Trong luật tố tụng (hình sự cũng như dân sự) lời thề trước thánh Ala được coi là bằng chứng trung thực. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong khi các hệ thống pháp luật khác thiết lập quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng thì pháp luật Hồi giáo lại cho phép người đàn ông có bốn vợ. Nhiều chế định pháp luật còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật này cũng đang trên đà cải biến theo xu hướng tiến bộ và hiện đại để phù hợp với ý thức pháp luật, chuẩn mực pháp luật chung của nhân loại.

Hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa châu Âu và một số nước ngoài châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới.

Đây là hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã và khoa học pháp lí La Mã, trong đó pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp (Xt. Công pháp; Tư pháp).

Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu là hệ thống pháp luật thành văn hoàn thiện nhất, có trình độ pháp điển hoá cao trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Khác với hệ thống pháp luật Anglo – Saxon, hệ thống pháp luật này không coi trọng

pháp luật án lệ, không coi nó là hình thức thông dụng và chỉ sử dụng một cách hạn chế. Đối với tập quán pháp cũng có thái độ tương tự.

Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxembua, Hà Lan, Thụy Sĩ, nhiều nước châu Phi, châu Mĩ Latinh và các nước phương Đông, kể cả Nhật Bản.