Phân loại chú ý

[VPLUDVN] Các loại chú ý:

Căn cứ vào mức độ tự giác của chú ý,  người  ta chia thành  hai  loại  chú ý:  không chủ định và có chủ định.

Chú ý không chủ định:

Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có một biện pháp nào và vẫn chú  ý  vào  đối  tượng.  Chú  ý không  chủ định có  thể  xuất hiện tuỳ thuộc vào một số đặc điểm của kích thích:

Độ mới lạ của kích thích: vật kích thích càng mới, càng  dễ  gây  ra chú ý  không chủ định; ngược lại, vật kích thích càng rập khuôn bao  nhiêu thì càng nhanh làm mất chú ý không chủ định bấy nhiêu.

Cường độ kích thích: theo quy luật cường độ  đối với  thần kinh,  kích thích càng mạnh bao nhiêu thì hưng  phấn  do  nó  gây  ra  càng  lớn  bấy  nhiêu,  do  vậy  càng dễ gây ra chú ý không chủ định. Ngoài ra, khi  vỏ  não  chuyển từ trạng thái  hưng phấn sang ức chế, như khi sắp ngủ, quy luật cường độ diễn ra theo pha trái ngược: kích thích và hưng phấn  tỉ  lệ  nghịch  với  nhau; hoặc cực  kì  trái ngược, tức là có kích thích nhưng không có  hưng  phấn.  Cũng  cần phải  lưu ý rằng  ở người,  chú ý không chủ định chỉ phụ thuộc vào cường độ kích thích một cách tương đối.

Độ hấp dẫn của kích thích là một đặc  điểm tổng hợp  của 2  đặc  điểm trên, thể hiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, dễ gây ra sự tò mò.

Chú ý có chủ định:

Chú ý có chủ định là sự định hướng hoạt  động do  bản thân chủ thể đặt ra. Do  bản thân  xác  định mục  đích hành  động nên chú ý có  chủ định phụ  thuộc  nhiều  vào chính mục đích và nhiệm vụ  hành  động.  Loại  chú ý này  mang  tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải  có nỗ  lực ý chí nên nếu kéo dài  chú ý có chủ định thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.

Cả 2 loại chú ý đều có ưu điểm và nhược điểm. Nếu chỉ có chú  ý không chủ định thì có lúc ta không đạt được mục  đích,  yêu cầu đề  ra và  không  chủ động  được trước hoàn cảnh. Ngược  lại, trong hoạt  động, nếu chỉ  có  chú ý có chủ định  thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ mệt  mỏi, căng thẳng,  tắt lụi hứng thú. Trong thực tiễn, hai loại chú ý này liên quan rất mật thiết  và  bổ  sung cho  nhau.  Nhiều hoạt động khởi đầu bằng chú ý không  chủ định,  sau đó  là có  chủ định. Trong những  hoạt động kéo dài cũng cần có cả chú ý không  chủ định,  góp phần  hỗ  trợ  cho  chính các quá trình tâm lí đạt kết quả cao.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *