Quan hệ giữa pháp luật và các công cụ khác trong điều chỉnh quan hệ xã hội

1. Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Có thể nói, bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức như là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, là chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật. Những quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Ý thức đạo đức cá nhân là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Nó chính là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức tốt thường là người có thái độ tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Ngược lại, chủ thể có ý thức đạo đức kém dễ coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật. Vai trò của ý thức đạo đức cá nhân càng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật của nhà chức trách, khi đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật bao giờ họ cũng phải tính đến các quan niệm đạo đức xã hội sao cho “đạt lí” nhung cũng “thấu tình”.

Ngược lại, pháp luật có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ tới đạo đức. Pháp luật là công cụ để truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, nhờ đó chúng nhanh chóng trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng, đạo đức lạc hậu, trái với lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích chung của cộng đồng cũng như tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức; ngăn chặn việc hình thành những quan niệm đạo đức trái thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội; góp phần làm hình thành những quan niệm đạo đức mới.

2. Quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán, luật tục

Phong tục tập quán, luật tục, truyền thống tốt đẹp, những yếu tố làm nên bản sắc văn hoá của một dân tộc luôn là cơ sở hình thành nên những quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc, khép kín, ảnh hưởng của phong tục tập quán, luật tục đến pháp luật càng mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, các quan hệ xã hội chủ yếu diễn ra trong phạm vi làng xã với sự đan xen chằng chịt và hết sức bền chặt của các quan hệ huyết thống, hôn nhân, láng giềng, kinh tế…, làm cho sự can thiệp của nhà nước đối với các làng xã trở nên khó khăn. Vì vậy, khi ban hành pháp luật, nhà nước phải lựa theo phong tục tập quán, luật tục sao cho pháp luật phù hợp với phong tục tập quán, luật tục. Đây có thể được xem như đặc điểm chung của pháp luật ở các quốc gia tiểu nông. Khi pháp luật phù hợp phong tục tập quán, luật tục nó sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống nhờ thói quen xử sự của người dân. Với ưu thế gần gũi với đời sống cộng đồng, được cả cộng đồng thừa nhận, hình thức thể hiện lại đơn giản, cụ thể, dễ tác động vào nhận thức con người…, nhiều phong tục tập quán, nhiều quy định trong luật tục có nội dung phù hợp với pháp luật có thể được vận dụng để bổ sung, hỗ ữợ cho pháp luật trong trường hợp thiếu pháp luật, nhất là ở những địa bàn và những lĩnh vực mà pháp luật không thể vươn tới. Tuy nhiên, phong tục tập quán, luật tục cũng có thể là nhân tố cản trở đối với việc thực hiện pháp luật, nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Chính lối sống theo phong tục tập quán, lệ làng, luật tục là nhân tố cản trở rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật.

Ngược lại, pháp luật tác động mạnh mẽ đến phong tục tập quán, luật tục. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại của phong tục tập quán, luật tục, khuyến khích các cộng đồng phát huy vai trò của phong tục tập quán, luật tục trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội dưới sự chỉ đạo bởi tư tưởng cơ bản của pháp luật. Nhà nước còn có thể pháp luật hoá các phong tục tập quán cũng như các quy định trong luật tục có nội dung phù hợp với các giá trị đạo đức và tiến bộ xã hội để áp dụng cho chính cộng đồng có phong tục tập quán, luật tục đó, đồng thời thiết lập hệ thống thiết chế pháp lí để đảm bảo sự vận hành của chúng. Chẳng hạn, ở Việt Nam, thời kì thuộc Pháp, chính quyền thuộc địa đã thành lập các toà án phong tục để xét xử đối với người dân tộc thiểu số. Tham gia xét xử trong các phiên toà này luôn có mặt quan toà là người dân tộc thiểu số. Bằng những cách đó, pháp luật đã củng cố phong tục tập quán, luật tục, định hướng sự phát triển của chúng theo quĩ đạo của nhà nước, đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, qua đó giữ gìn, bảo lưu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc loại trừ những phong tục tập quán, luật tục có nội dung trái đạo đức xã hội, lạc hậu, phản tiến bộ, cản trở sự phát triển của cộng đồng. Tất nhiên, vai trò này của pháp luật còn phụ thuộc vào hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, mức độ bám rễ của phong tục tập quán, luật tục trong đời sống, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, trình độ dân trí…

3. Quan hệ giữa pháp luật và hương ước

Có thể nói về cơ bản, hương ước và pháp luật luôn thống nhất với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong việc duy trì trật tự trong cộng đồng làng xã. Ở Việt Nam, “Qua xem xét hàng trăm bản hương ước, ở đủ các loại hình làng, các vùng, được soạn thảo ở nhiều thế kỉ cho thấy, không có bản hương ước nào có nội dung – dù chỉ một hai điều khoản hoặc một ý tứ chổng lại nhà nước, đối lập một cách gay gắt với pháp luật”.

Hương ước có sự hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật. Trong điều kiện pháp luật không thể quy định một cách cụ thể, chi tiết cho phù họp với điều kiện của từng thôn, làng, hương ước như là một sự tiếp nối của pháp luật, là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá pháp luật vào điều kiện, hoàn cảnh của làng xã. Nhờ đó, pháp luật có thể dễ dàng đi vào đời sống cộng đồng. Bằng lời văn của hương ước, các quy định khô khan, cứng nhắc của pháp luật trở nên đơn giản, dung dị, gần gũi với cuộc sống và sự hiểu biết của người dân, vì vậy nó dễ dàng được người dân tiếp nhận. Đồng thời, hương ước còn bao hàm những quy định nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính đặc thù của từng cộng đồng thôn, làng mà pháp luật chưa hoặc không thể vươn tới được.

Ngược lại, pháp luật cũng có tác động mạnh mẽ đến hương ước. Sự tác động của pháp luật đến hượng ước có thể diễn ra theo nhiều hướng. Một là, pháp luật không thừa nhận sự tồn tại của hương ước, cấm các làng xã xây dựng hương ước. Hai là, pháp luật thừa nhận sự tồn tại và khuyến khích các cộng đồng dân cư xây dựng hương ước. Trong trường hợp này, pháp luật có thể có các quy định về quy trình xây dựng hương ước, thủ tục phê chuẩn hương ước, định hướng về nội dung của nó, tìm cách đưa vào hương ước những nội dung có lợi cho nhà nước. Ba là, pháp luật không ngăn cấm, nhưng cũng không khuyến khích các cộng đồng dân cư xây dựng hương ước. Trong trường hợp này, pháp luật có các quy định về kiểm duyệt hương ước, nếu có những quy định trái pháp luật, hương ước có thể bị loại bỏ.

4. Quan hệ giữa pháp luật và tín điều tôn giáo

Mối quan hệ giữa pháp luật với tín điều tôn giáo là một mối quan hệ khá phức tạp. về cơ bản, tín điều tôn giáo điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng tôn giáo. Bên cạnh phần “đạo”, tín điều tôn giáo điều chỉnh cả phần “đời”.

Trong điều kiện tôn giáo gắn liền với chính trị, nhà nước và nhà thờ có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sự phân biệt giữa pháp luật với tín điều tôn giáo thường không rõ ràng. Trong trường hợp này, giáo luật được coi như pháp luật, thậm chí nhà nước, pháp luật chỉ là thứ cấp, đứng sau giáo hội và chỉ là công cụ để thực hiện các mục tiêu tôn giáo, pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với các tín điều tôn giáo.

Trong điều kiện tôn giáo tách biệt khỏi chính trị, thần quyền và chính quyền đã có sự tách bạch nhau, giữa tín điều tôn giáo và pháp luật vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Dễ nhận thấy có nhiều nội dung trong các tín điều tôn giáo thống nhất với pháp luật. Trong những trường hợp này, niềm tin tôn giáo tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Có thể nói, nhìn chung các tôn giáo đều là sự hướng thiện, khuyên con người làm điều lành, lánh điều ác, một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với tiến bộ xã hội. Trong giới luật của các tôn giáo nhìn chung đều có những quy định cấm trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tinh… Như vậy, pháp luật và tín điều tôn giáo cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội, phối hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với các quan hệ xã hội, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. Bên cạnh đó, giữa pháp luật và tín điều tôn giáo cũng có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn giáo lí đạo Thiên chúa cấm li hôn, cấm áp dụng các biện pháp tránh thai…, điều này mâu thuẫn với pháp luật của nhiều nhà nước. Trong trường hợp đó, tín điều tôn giáo trở thành sự cản frở việc thực hiện pháp luật trong các cộng đồng giáo dân.

“về cơ bản, pháp luật không đổi lập, không ngẵn cam, không loại trừ tín điều tôn giáo ? Pháp luật của các nhà nước đều thừa nhận và bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của con người, thừa nhận và bảo hộ đức tin tôn giáo, coi đức tin tôn giáo là thiêng liêng. Pháp luật góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các tín ngưỡng dân gian thể hiện những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội. Ngược lại, pháp luật nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân, tổ chức; nghiêm cấm mọi biểu hiện mê tín, dị đoan; nghiêm cấm tà đạo, nghiêm cấm việc truyền bá đức tin và hệ thống giáo lí, giáo luật phản tiến bộ, trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.

5. Quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật của các tổ chức xã hội

Quan hệ giữa pháp luật với kỉ luật của các tổ chức xã hội là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức này. Nhà nước có quyền lực bao trùm xã hội, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, pháp luật của nhà nước giữ vai trò chi phối đối với toàn bộ hệ thống kỉ luật của tất cả các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội chỉ được thành lập và hoạt động khi pháp luật cho phép hoặc không cấm. Hiến chương, điều lệ, nội quy… của các tổ chức xã hội phải phù hợp với pháp luật. Trong hệ thống kỉ luật của các tổ chức không được quy định các quyền và nghĩa vụ của hội viên trái với pháp luật của nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của họ. Pháp luật có thể có quy định về thủ tục đăng kí và phê duyệt của nhà nước đối với hiến chương, điều lệ… các tổ chức xã hội, mọi quy định trong hệ thống kỉ luật của chúng nếu trái pháp luật đều bị pháp luật loại bỏ.

Kỉ luật của nhiều tổ chức xã hội có quy định nghĩa vụ của hội viên trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Trong trường hợp đó, kỉ luật của các tổ chức xã hội đã có sự kết hợp, hỗ trợ cho pháp luật, đảm bảo sự điều chỉnh một cách toàn diện, có hiệu quả đối với các quan hệ xã hội.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *