Trong công việc và cuộc sống hiện nay có thẻ thấy tưu duy logic rất quan trọng để có thể giải quyết và nghiên cứu các vấn đề một cách tốt nhất, trong nghiên cứu người ta thường nhắc tới quy luật tư duy logic dựa trên các yếu tố của sự vật và hiện tượng được liên kết với nhau. Vậy thực chất Quy luật tư duy logic là gì? Đặc điểm và các quy luật cơ bản nhưu thế nào. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
1. Quy luật tư duy logic là gì?
Quy luật tư duy logic trong tiếng Anh là The Law of Logical Thinking.
Trước khi hiểu về quy luât tư duy logic chúng ta cần hiểu quy luật là như thế nào, đây là mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng của thế giới khách quan và tư duy logic cũng là một quá trình, trong đó các tư tưởng được liên kết với nhau theo những qui luật nhất định. Sự tuân thủ của tư duy theo những qui luật vốn có của nó là điều kiện cần để đảm bảo tính chân lí khách quan của sự nhận thức.
Như vậy có thể hiểu nôm na về quy luật tư duy logic là những sự liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến giữa các hình thức tạo nên kết cấu logic bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã được hình thành trong lịch sử trên cơ sở những mối liên hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
2. Đặc điểm và các quy luật cơ bản của tư duy logic
– Cũng như mọi qui luật của tự nhiên và xã hội, quy luật tư duy mang tính khách quan. Con người không thể tự ý tạo ra thay đổi nó mà chỉ phát hiện ra chúng. Đồng thời, qui luật của tư duy cũng hình thành một cách thích ứng với những qui luật của thế giới khách quan, do quy luật của thế giới khách quan qui định.
– Thừa nhận tính khách quan của các quy luật tư duy cho phép chúng ta nghiên cứu nó như hiện tượng tồn tại tương đối độc lập, thấy rõ được vai trò của tư duy đúng đắn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
Trong cuộc sống hàng ngày, các quy luật của tư duy được lặp đi lặp lại nhiều lần, qua kinh nghiệm cuộc sống con người chấp nhận tính hiển nhiên của nó, không cần phải chứng minh khi đề cập nó. Do vậy, các quy luật tư duy được quan niệm như những tiên đề khi vận dụng nó trong quá trình tư duy.
– Quy luật của tư duy được thể hiện trong mọi quá trình tư duy, trong mọi lĩnh vực của sự nhận thức khoa học và bắt buộc phải tuân thủ trong bất kì trình độ nào của tư duy.
Nếu không tuân thủ các qui luật, kết cấu nội tại của tư duy thì tư duy sẽ bị phá vỡ, tính chân thực logic của tư duy bị vi phạm, khi đó tư duy sẽ không làm được chức năng phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Như vậy, các qui luật tư duy tồn tại một cách phổ biến trong mọi quá trình tư duy.
– Mặc dù tồn tại một cách phổ biến nhưng các qui luật tư duy cũng chỉ mang tính chất tương đối và có giới hạn trong phạm vi nhất định. Bởi vì, các quy luật tư duy chỉ phản ánh trạng thái ổn định tương đối của các sự vật, hiện tượng nên nó chỉ đúng trong giới hạn không gian và thời gian, trong hệ qui chiếu nhất định.
Như vậy nên việc tuân thủ các quy luật của tư duy là rất cần thiết, rất quan trọng nhưng chưa đủ để đảm bảo tính chân lí khách quan của sự nhận thức, cần phải được bổ sung bằng các phương pháp khác nhau. Các quy luật cơ bản của tư duy logic cụ thể gồm:
– Quy luật đồng nhất: Nội dung quy luật là mỗi tư tưởng đúng đắn hay khái niệm về một đối tượng nào đó phải rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của nó trong suốt quá trình tư duy.
Quy luật đồng nhất đòi hỏi trong suốt quá trình tư duy luôn luôn giữ nguyên nội hàm của khái niệm, phải xác định đúng và giữ nguyên đối tượng, không được lẫn lộn, tự ý thay đổi, đánh tráo đối tượng.
– Quy luật phi mẫu thuẫn (còn gọi là qui luật mâu thuẫn): Khi xem xét cùng một đối tượng trong cùng thời gian, cùng mối quan hệ thì hai ý kiến đối lập nhau không thể cùng đúng mà phải xảy ra một trong hai ý kiến đó sai.
– Quy luật bài trung: Nếu có hai ý kiến mâu thuẫn nhau về cùng một sự vật hiện tượng xét trong cùng thời điểm thì cả hai ý kiến đó không thể cùng sai, nghĩa là một trong hai ý kiến đó đúng và ý kiến kia sai, không thể có ý kiến trung gian.
Tuy nhiên, quy luật bài trung chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì ta chỉ xét tư duy của chúng ta phản ánh đối tượng trong một giới hạn nhất định. Đó là trạng thái ổn định tương đối của sự vật mà không tính đến sự biến đổi và phát triển của nó như trong logic biện chứng.
– Quy luật lí do đầy đủ: qui luật này nói lên rằng: mọi tư tưởng đáng tin cậy đều phải có tư tưởng khác đã được chứng minh hoặc là đúng hoặc quá rõ ràng làm căn cứ.
Quy luật lí do đầy đủ yêu cầu: Không một tư tưởng nào được thừa nhận là chân lí mà không có căn cứ, những lí do dùng để chứng minh cho luận điểm nào đó là chân thực, phải là cái đã được xác nhận là chân thực và phải có quan hệ tất yếu với luận điểm cần phải chứng minh.
3. Vai trò của tư duy logic là gì?
Thật sự nếu chúng ta cho rằng khi nói tư duy logic đóng vai trò nền tảng của mọi thành công là có cơ sở. Bởi trên thực tế con người sử dụng tư duy logic để tham gia các hoạt động như đánh giá, giao tiếp, giải các quyết vấn đề. Do đó tư duy logic đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Vậy lợi ích của tư duy logic là gì?
– Người có tư duy logic sẽ nhanh chóng nắm bắt và giải quyết vấn đề tốt nhất;
– Kỹ năng tư duy logic cũng giúp con người luôn sáng tạo để tạo ra những ý tưởng, sản phẩm mới mang tính đột phá…;
– Người có tư duy logic luôn đặt ra mục tiêu và có kỹ năng giải quyết các mục tiêu;
– Người có kỹ năng tư duy logic luôn hoạch định phát triển cuộc sống và bản thân một cách rõ ràng và dễ thành công.
Ứng dụng ngay trong học tập tư duy logic đóng vai trò rất quan trọng, các nghiên cứu đã đua ra giả thuyết cho rằng người sở hữu tư duy logic sẽ có tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và mạch lạc hơn. Vì vậy, việc rèn luyện cho mình tư duy logic sẽ giúp quá trình học tập của bạn trở nên hiệu quả hơn. Như vậy nên với công việc, nếu có tư duy logic thì chúng ta sẽ tìm ra cách để giải quyết vấn đề hiệu quả, chính xác hơn. .
Trong cuộc sống hằng ngày, rất khó tránh khỏi những tác động của yếu tố chủ quan mang tính cảm xúc cao, đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình và cuộc sống. Nếu bạn dùng tư duy logic để nhận biết vấn đề và lập luận dựa trên tính khách quan sẽ giúp bạn đưa ra những vấn đề hợp tình hợp lý, đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự hài hòa trong gia đình.
Theo đó nên nếu chúng ta muốn phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện các yếu tố cơ bản như về cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Như với sinh viên hiện nay muốn tư duy, muốn hiểu bài mới thì cần phải có cơ sở ban đầu, phải nắm vững kiến thức cũ. Do đó, việc học bài cũ và đọc trước bài mới là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là bắt buộc bởi việc học tập là một quá trình, các phần kiến thức có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau chứ không hoàn toàn riêng rẽ, do đó, kiến thức của bài cũ chính là phần nguyên liệu của nhận thức cảm tính dành cho tư duy trong việc tiếp nhận kiến thức của phần bài mới.
Chính vì thế nên chúng ta để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao. Và cũng chính là nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật. Đây chính là phần kiến thức cốt lõi nhất mà sinh viên cần nắm trong mỗi bài học.
Cũng có thể nói rằng ở người trong xã hội đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Tuy nhiên thông qua năm đặc điểm cơ bản của tư duy, có thể thấy được tầm quan trọng của tư duy trong hoạt động nhận thức của con người. Tư duy được sử dụng đối với cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nó ứng dụng cao trong hoạt động học tập của sinh viên.