Sự hình thành và phát triển của lôgíc học

Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của logic học hình thức truyền thống

Lôgíc học có lịch sử lâu dài và phong phú gắn liền với lịch sử phát triển xã hôi nói chung. Sự xuất hiên của lôgíc học như là lý thuyết về tư duy đã có sau thực tiễn con người suy nghĩ hàng nghìn năm. Cùng với sự phát triển của lao đông sản xuất con người đã hoàn thiên và phát triển dần các khả năng suy nghĩ, rổi biến tư duy cùng các hình thức và quy luật của nó thành khách thể nghiên cứu.

Những vấn đề lôgíc đã lẻ tẻ xuất hiên trong suy tư người cổ đại từ hơn 2,5 nghìn năm trước đây đầu tiên ở Ân Đô và Trung Quốc. Sau đó chúng được vạch thảo đầy đủ hơn ở Hylạp và Lamã.

Có hai nguyên nhân cơ bản làm xuất hiên lôgíc học. Thứ nhất, sự ra đời và phát triển ban đầu của các khoa học, trước hết là của toán học. Sinh ra trong đấu tranh với thần thoại và tôn giáo, khoa học dựa cơ sở trên tư duy duy lý đòi hỏi phải có suy luận và chứng minh. Do vậy, lôgíc học đã nảy sinh như là ý đổ vạch ra và luận chứng những đòi hỏi mà tư duy khoa học phải tuân thủ để thu được kết quả tương thích với hiên thực.

Hai là sự phát triển của thuật hùng biện trong điều kiên dân chủ Hylạp cổ đại.

Người sáng lập lôgíc học – “cha đẻ của lôgíc học” là triết gia lớn của Hylạp cổ đại, nhà bách khoa Arixtôt (384-322 tr. cn.). Ông viết nhiều công trình về lôgíc học có tên gọi chung là “Bô công cụ”, trong đó chủ yếu trình bày về suy luận và chứng minh diễn dịch. Arixtôt còn phân loại các phạm trù — những khái niêm chung nhất và khá gần với phân loại từ trước của Đêmôcrit về phán đoán. Ông đã phát biểu ba quy luật cơ bản của tư duy, trừ luật lý do đầy đủ. Học thuyết lôgíc của Arixtôt đặc sắc ở chỗ, dưới dạng phôi thai nó đã bao hàm tất cả những phần mục, trào lưu, các kiểu của lôgíc học hiên đại như xác suất, biểu tượng, biên chứng.

Giai đoạn phát triển mới của lôgíc học hình thức gắn bó hữu cơ với việc xây dựng lôgíc quy nạp diễn ra từ thế’ kỷ XVII đi liền với tên tuổi của nhà triết học và tự nhiên học kiệt xuất người Anh Ph. Bêcơn (1561-1626). Ông là người khởi xướng lôgíc quy nạp. “… Lôgíc học đang có, là vô dụng trong việc đem lại tri thức mới”1. Vì thế Bê cơn đã viết “Bô công cụ Mới” như là thứ đối nghịch với “Bô công cụ” của Arixtôt, trong đó tập trung vạch thảo các phương pháp quy nạp để xác định sự phụ thuộc nhân quả giữa các hiện tượng. Đó chính là công lao to lớn của Bêcơn.

Lôgíc quy nạp về sau này được nhà triết học người Anh Đz. Mill (1806­1873) hệ thống hoá và phát triển thêm trong tác phẩm hai tập “Hệ thống lôgíc học tam đoạn luận và quy nạp”. Nó đã ảnh hưởng căn bản đến sự phát triển tiếp theo của nhận thức, thúc đẩy khoa học vươn tới tầm cao mới.

Những nhu cầu của khoa học không chỉ về phương pháp quy nạp, mà còn về phương pháp diễn dịch vào thế kỷ XVII đã được nhà triết học người Pháp R. Đêcác (1596-1650) nhận diện đầy đủ hơn cả. Trong tác phẩm “Luận về phương pháp…”, dựa trên những dữ liệu toán học, ông đã nhấn mạnh ý nghĩa của diễn dịch như là phương pháp nhận thức khoa học cơ bản nhất.

Những người theo Đêcác ở tu viện Por-Roiale là A. Arnô và P. Nhikơn đã viết cuốn sách “Lôgíc học, hay nghệ thuật tư duy”. Nó đã nổi tiếng dưới tên gọi “Lôgíc học Por-Roiale” và trong thời gian rất dài được dùng như là sách giáo khoa lôgíc học. Các tác giả ở đây đã vượt xa ranh giới của lôgíc học truyền thống và chú ý nhiều đến phương pháp luận nhận thức khoa học, đến lôgíc của  phát minh. Việc tạo ra “những logic học mở rộng” kiểu ấy đã trở thành điểm đặc thù ở thế kỷ XIX – XX.

Sự xuất hiện và phát triển của logic toán

Cuộc cách mạng thực sự trong các nghiên cứu logic diễn ra nhờ sự xuất hiện vào nửa sau thế’ kỷ XIX logic toán, chinh nó đã mở ra một thời kỳ mới, hiện đại trong sự phát triển của logic học.

Những phôi thai của logic toán đã có ngay từ ở Arixtôt, cũng như ở các nhà khắc kỷ kế tục ông, dưới dạng các yếu tố của logic vị từ, lý thuyết các suy luân tình thái và logic mệnh đề.

Những thành tựu ngày càng nhiều của toán học và sự thâm nhâp của các phương pháp toán vào các khoa học khác ngay ở nửa sau thế kỷ XIX đã đặt ra hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, là ứng dụng logic học để xây dựng cơ sở lý thuyết cho toán học; thứ hai, là toán học hoá logic học. G. Lepnhit — nhà triết học và toán học lớn người Đức (1646-1716) đã có ý đổ sâu sắc và thành cong nhất trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên. Do vây, về thực chất ong là người khởi xướng logic toán. Ông đã phát minh ra ngon ngữ biểu tượng vạn năng với kỳ vọng nhờ đó có thể duy lý hoá mọi khoa học thực nghiệm. .

Những tư tưởng của Lépnhit được phát triển tiếp ở thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, chỉ từ nửa sau thế kỷ XIX mới có những điều kiện chin muổi cho sự phát triển của logic toán. Nhà toán học và logic học người Anh Đz. Bun (1815-1864) trong các cong trình của mình đều ứng dụng toán học vào logic học. Ông đã phân tich toán học đối với lý thuyết suy luân, vạch thảo phép tinh logic (“đại số Bun”). Nhà toán học và logic học người Đức G. Phrege (1848-1925) ứng dụng logic học để nghiên cứu toán học và các cơ sở của nó, xây dựng số học hình thức hoá. Nhà triết học, logic học, toán học người Anh B. Raxel (1872-1970) cùng với A. Uaitkhed (1861-1947) trong tác phẩm cơ bản ba tâp “Các nguyên tắc của toán học” với các mục đich luân chứng cho nó về mặt logic đã cố xây dựng hệ tiên đề diễn dịch cho logic học.

Nguyễn Tuấn Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *