Tâm lý học đại cương: Đề cương lý thuyết ôn tập

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG

I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1.1. Tâm lý và tâm lý học

+ Hiện tượng tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý

+ Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.

+ Tâm lý và sinh lý không tách rời, nhưng cũng không đồng nhất. Chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.

1.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học

+ Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại và trung đại

+ Những tư tưởng tâm lý học thời cận đại

+ Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập

+ Các trường phái cơ bản trong tâm lý học hiện đại: Tâm lý học hành vi; Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Genstalt); Phân tâm học  (Tâm lý học Phrơt); Tâm lý học nhân văn; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học hoạt động

2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

2.1. Bản chất hiện tượng tâm lý người

+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể

+ Tâm lý người là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành kinh nghiệm riêng của mỗi người thông qua hoạt động của họ

+ Tâm lý là chức năng của não

2.2. Đặc điểm và chức năng của hiện tượng tâm lý

+ Đặc điểm của hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú; Các hiện tượng tâlm ý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người; Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau; Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt động của con người

+ Chức năng của các hiện tượng tâm lý: Định hướng khi bắt đầu hoạt động; Giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan; Động lực thúc đẩy hành động, hoạt động của con người; Điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động của con người; Giúp con người điều chỉnh quá trình hoạt động của mình

2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

+ Dựa và thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách (Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý)

+ Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý (Hiện tượng tâm lý cá nhân, Hiện tượng tâm lý xã hội)

+ Dựa vào mức độ tham gia của ý thức (Hiện tượng tâm lý vô thức, Tiềm thức, Hiện tượng tâm lý có ý thức, Siêu thức)

+ Dựa vào sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý (Các hiện tượng tâm lý sống động, Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng)

III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC

3.1. Đối tượng của tâm lý học

Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

3.2. Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý; Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý; Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý; Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học

+ Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học (Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; Nguyên tắc thống nhất tâm lý,  ý thức, nhân cách với hoạt động; Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến; Nguyên tắc về sự phát triển; Nguyên tắc cụ thể)

+ Các phương pháp nghiên cứu (Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu “tiểu sử” cá nhân; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp đàm thoại;)

IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

4.1. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học

Tâm lý học vừa có tính chất của một khoa học tự nhiên, vừa có tính chất của một khoa học xã hội. Nằm ở vị trí trung gian, tâm lý học có quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và các ngành khoa học xã hội. Nó sử dụng thành quả của các ngành khoa học khác để nghien cứu, giải thích đời sống tâm lý con người đồng thời thành quả nghiên cứu của nó lại được ứng dụng trong các ngành khoa học khác

4.2. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động và cuộc sống của con người

+ Đối với hoạt động của cá nhân, chính các hiện tượng tâm lý giúp cho cá nhân định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động

+ Đối với các hoạt động xã hội của con người, tâm lý học cũng đóng vai trò rất quan trọng….

CHƯƠNG II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ, Ý THỨC

I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ

1.1. Hệ nội tiếp và tâm lý

Hệ nội tiết bao gồm các tuyết tiết ra các chất hóa học đi vào trong máu giúp kiểm tra các hoạt động chức năng của cơ thể. Các chất đó gọi là hoócmôn, chúng tham gia vào sự điều chỉnh có tính chất dài hạn các quá trình sống của cơ thể. Hoócmôn có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển sinh lý của con người, do vậy chúng cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi tâm lý của con người

1.2. Di truyền và tâm lý

Các đặc điểm giải phẫu sinh lý, di truyền vàt ư chất có liên quan đáng kể đến tâm lý con người. Chúng có vai trò nhất định trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người.

1.3. Hệ thần kinh và tâm lý

+ Não và tâm lý: Tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não.

+ Vấn đề định khu tâm lý trong não:

+ Phản xạ có điều kiện và tâm lý

+ Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao: Quy luật hoạt động theo hệ thống; Quy luật lan tỏa và tập trung; Quy luật cảm ứng qua lại; Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích;

+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai: Hệ thống tín hiệu thứ nhất (những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng tạo ra); Hệ thống tín hiệu thứ hai (Hệ thống tín hiệu của tín hiệu thứ nhất – tín hiệu của tín hiệu. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)).

II. CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ

2.1. Hoạt động

+ Khái niệm

+ Quá trình: Quá trình đối tượng hóa (“xuất tâm”); Quá trình chủ thể hóa (“nhập tâm”)

+ Đặc điểm: Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng; Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể; Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích; Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

+ Phân loại hoạt động: cách chia khái quát nhất (lao động, giao tiếp); cách chia theo sự phát triển của cá thể hoạt động (vui chơi, học tập, lao động)

+ Cấu trúc của hoạt động

2.2. Giao tiếp

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: Đối tượng của giao tiếp là những người khác; Trong quá trình giao tiếp không có ai là khách thể giữa vai trò thụ động tuyệt đối, mà đều là chủ thể giữ vai trò tích cực ở mức độ cao thấp khác nhau

+ Phân loại: Dựa vào phương tiện để giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ); Dựa vào tính chất tiếp xúc (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp); Dựa theo quy cách (giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức); Giao lưu xã hội

+ Chức năng: Chức năng thuần túy xã hội (chức năng thông tin, tổ chức; chức năng điều khiển; chức năng phối hợp hành động; chức năng động viên, kích thích); Chức năng tâm lý xã hội (tạo mối quan hệ; cân bằng cảm xúc; phát triển nhân cách)

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

3.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý:

3.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý

+ Thời kỳ phát triển cảm giác, tri giác, tư duy

+ Thời kỳ bản năng, kỹ xảo, trí tuệ

3.3. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể

III. Chương III. Ý THỨC VÀ CHÚ Ý

I. Ý THỨC

1.1. Khái niệm ý thức

1.2. Cấu trúc của ý thức

+ Mặt nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy)

+ Mặt thái độ của ý thức

+ Mặt năng động của ý thức

1.3. Cấp độ của ý thức:

+ Cấp độ chưa ý thức

+ Cấp độ ý thức và tự ý thức

+ Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

1.4. Chức năng của ý thức

+ Hình thành các mục đích của hoạt động, vạch ra phương án hoạt động, động viên ý chí, vượt khó khăn trong quá trình hoạt động, điều chỉnh các khâu hành động của hoạt động..

+ Tách bạch rõ ràng chủ thể và khách thể, tách những gì thuộc về “cái tôi” ra khỏi những gì thuộc về “cái không tôi”

1.5. Sự hình thành và phát triển ý thức

+ Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài): lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của loài người

+ Sự hình thành ý thức cá nhân: Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân; Ý thức cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với cá nhân khác, với xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân

II. CHÚ Ý – ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CÓ Ý THỨC

2.1. Khái niệm chú ý

2.2. Các loại chú ý

+ Chú ý không chủ định

+ Chú ý có chủ định

+ Chú ý sau chủ định

2.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

+ Sức tập trung chú ý+ Sự bền vững của chú ý

+ Sự phân phối chú ý

+ Sự di chuyển chú ý

CHƯƠNG VI. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

I. NHẬN THỨC CẢM TÍNH

1.1. Cảm giác

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: là một quá trình tâm lý; phản ánh riêng rẽ từng sự vật, hiện tượng thông qua từng cơ quan cảm giác riêng rẽ; phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp; phản ánh sự vật hiện tượng một cách cụ thể

+ Phân loại: cảm giác bên ngoài (cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da); cảm giác bên trong (cảm giác cơ thể, cảm giác thăng bằng, cảm giác vận động)

+ Vai trò: là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh; là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn; là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường; là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật

+ Các quy luật cơ bản của cảm giác: Quy luật về ngưỡng cảm giác; Quy luật về sự thích ứng của cảm giác; Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác; Quy luật bù trừ; Quy luật sức ỳ và quán tính của cảm giác

1.2. Tri giác

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: là một quá trình tâm lý; phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng; thể hiện tính trực quan trong sự phản ánh của nhận thức cảm tính; hình ảnh của tri giác bao giờ cũng thuộc  về một sự vật, hiện tượng nhất định

+ Phân loại: Dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác (tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác nếm, tri giác sờ mò); Dựa vào mục đích khi tri giác (tri giác không chủ định, tri giác có chủ định); Dựa vào đặc điểm của đối tượng tri giác (tri giác những thuộc tính không gian, tri giác những thuộc tính thời gian, tri giác những thuộc tính vận động, tri giác xã hội)

+ Vai trò: mang lại hình ảnh rõ ràng hơn về đối tượng so với hình ảnh mà cảm giác đem lại về đối tượng; là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và họat động của con người trong môi trường xung quanh;thông qua quá trình quan sát (hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích) trong hoạt động và nhờ rèn luyện, năng lực quan sát của con người được hình thành.

+ Các quy luật cơ bản của tri giác: Quy luật về tính đối tượng của tri giác; Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác; Quy luật về tính chọn lọc của tri giác; Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác; Quy luật về tính ổn định của tri giác; Tổng giác; Ảo ảnh của tri giác;

II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

2.1. Tư duy

+ Khái niệm

+ Đặc điểm: Tính “có vấn đề” của tư duy;  Tính trừu tượng và khái quát của tư duy; Tính gián tiếp của tư duy; Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ; Tư duy gắn liền với nhận thức cảm tính

+ Các loại tư duy: Dựa theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy (tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng; Dựa vào hình thức biểu hiện nhiệm vụ và phương pháp giải quyết vấn đề (tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lý luận); Dựa vào mức độ sáng tạo (tư duy Angorit, tư duy Oritxtic)

+ Các thao tác của quá trình tư duy: Phân tích và tổng hợp; So sánh; Trừu tượng hóa và khái quát hóa; Cụ thể hó Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ của tư duy quy định. Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan xen vào nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên. Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động, tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

+ Các giai đoạn của quá trình tư duy: Giai đoạn nhận thức vấn đề; Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng; Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; Giai đoạn kiểm tra giả thuyết; Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ

+ Sản phẩm của tư duy: Khái niệm; Phán đoán; Suy lý…

+ Các phẩm chất cá nhân của tư duy: những phẩm chất tư duy tích cực (tính khái quát và sâu sắc của tư duy, tính linh hoạt của tư duy, tính độc lập của tư duy, tính nhanh chóng của tư duy, tính phê phán của tư duy); những phẩm chất tiê ucực của tư duy (tính hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ỷ lại của tư duy, tính chậm chạp của tư duy…)

2.2. Tưởng tượng

+ Khái niệm

+ Vai trò: là cơ sở để tiếp thu tri thức, là cơ sở của sự sáng tạo; Tạo ra sản phẩm trung gian của lao động, làm cho lao động của con người khác hẳn những hành vi của động vật; Có vai trò lớn trong đời sống tinh thần của con người

+ Các loại tưởng tượng: Dựa vào sự chủ động của tưởng tượng (tưởng tượng không chủ định, tưởng tượng có chủ định, tưởng tượng tái tạo, tưởng tượng sáng tạo); Dựa vào tính tích cực của tưởng tượng (tưởng tượng tiêu cực, tưởng tượng tích cực); Ước mơ và lý tưởng

+ Các cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng (chắp ghép, liên hợp, thay đổi kích thước, số lượng, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy)

CHƯƠNG V. NGÔN NGỮ VÀ TRÍ NHỚ

I. NGÔN NGỮ

1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ

+ Các khái niệm: ngữ ngôn, ngôn ngữ

+ Chức năng của ngôn ngữ: chức năng tư duy (chỉ nghĩa, khái quát, lập kế hoạch); chức năng giao tiếp (thông tin, biểu cảm, điều chỉnh hành động)

+ Các loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại, độc thoại); ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ thầm, ngôn ngữ thuần túy bên trong)

+ Vai trò của ngôn ngữ

1.2. Hoạt động ngôn ngữ

+ Biểu đạt và hiểu biểu đạt trong hoạt động ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ cá nhân và vấn đề trau dồi ngôn ngữ

II. TRÍ NHỚ

2.1. Khái niệm trí nhớ

2.2. Vai trò của trí nhớ

2.3. Các loại trí nhớ

+ Dựa theo nội dung được phản ánh, trí nhớ được chia thành: trí nhớ hình ảnh ,trí nhớ xúc cảm, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ – logic

+ Dựa theo tính mục đích của hoạt động, trí nhớ được phân thành: trí nhớ không chủ định, trí nhớ có chủ định

+ Dựa theo thời gian củng cố và lưu giữ tài liệu đ/v hoạt động: trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn

+ Dựa vào tính chủ đạo, ưu thế của cơ quan cảm giác nào đó trong trí nhớ: trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi

2.4. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ

2.4.1. Quá trình ghi nhớ

2.4.2. Quá trình giữ gìn

2.4.3. Quá trình tái hiện

2.5. Sự quên

CHƯƠNG VI. XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 Xúc cảm, tình cảm là gì

1.2. Vai trò của xúc cảm, tình cảm

1.3. Những biểu hiện của xúc cảm, tình cảm

+ Động tác biểu hiện ra bên ngoài (lời nói, nét mặt, điệu bộ)

+ Thể  hiện da dạng của thân thể

II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM

2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

2.2. Xúc cảm

+ Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn, và khi xảy ra, con người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình

+ Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong khoảng thời gian tương đối dài, đôi khi con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó

2.3. Tình cảm

+ là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách

+Đặc điểm đặc trưng của tình cảm: tính nhận thức, tính xã hội, tính ổn định, tính chân thực, tính đối cực

+ Phân loại tình cảm: tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao

III. QUY LUẬT CỦA XÚC CẢM – TÌNH CẢM

3.1. Quy luật về sự hình thành tình cảm

3.2. Quy luật lây lan

3.3. Quy luật thích ứng

3.4. Quy luật tương phản

3.5. Quy luật di chuyển

3.6. Quy luật pha trộn

CHƯƠNG VII. Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

I. Ý CHÍ

1.1. Khái niệm ý chí

1.2. Vai trò của ý chí

1.3. Các phẩm chất của ý chí

+ Tính mục đích

+ Tính độc lập

+ Tính quyết đoán

+ Tính kiên trì

II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2.1. Khái niệm hành động ý chí

2.2. Phân loại hành động ý chí

+ Hành động ý chí đơn giản

+ Hành động ý chí cấp bách

+ Hành động ý chí phức tạp

2.3. Cấu trúc của một hành động ý chí

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn thực hiện

+ Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động

2.4. Hành động tự động hóa

+ Kỹ xảo:

+ Thói quen:

Chương VIII. NHÂN CÁCH

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

1.1. Khái niệm nhân cách

1.2. Đặc điểm của nhân cách:

+ Tính thống nhất của nhân cách

+ Tính ổn định của nhân cách

+ Tính tích cực của nhân cách

+ Tính giao tiếp của nhân cách

1.3. Cấu trúc của nhân cách

Phẩm chất (đức) + năng lực (tài)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Bẩm sinh di truyền: đóng vai trò tiền đề thể chất, không có tính quyết định

+ Hoàn cảnh sống: đóng vai trò quan trọng, nhưng không có tính quyết định

+ Giáo dục: đóng vai trò chủ đạo nhưng không phải là vạn năng

+ Hoạt động: là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Giao tiếp: là yếu tố quyết định thứ hai trong sự hình thành và phát triển nhân cách

II. CÁC THUỘC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH

2.1. Xu hướng

+ Động cơ – nhu câu

+ Hứng thú

+ Lý tưởng

+ Thế giới quan

+ Niềm tin

2.2. Năng lực

2.3. Tính cách

2.4. Khí chất


Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *