Vô thức: khái niệm, vai trò và đặc điểm

1. Khái niệm:

Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên…). Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô thức.

Vô thức là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.

2. Đặc điểm của vô thức:

Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình. Những cảm nghĩ mà con người không nhận ra được, chúng như ẩn náu trong một “ cõi lòng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi.

Không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.

Vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cư xử của mình. Vô thức thường không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định

3. Vai trò của vô thức:

Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô thức giúp ta hiểu được các hiệ tượng tâm lý (thái độ, suy nghĩ, quan hệ… của con người)

Toàn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lòng đến khoảng 15 – 18 tháng tuổi do vô thức điều khiển. Một số biểu hiện vô thức trong đời sống tâm lý của trẻ là:

+ Trẻ chưa nhận ra được sơ đồ thân thể của mình, chưa nhận biết mình đau ở đâu…

+ Chưa biết chủ động hướng âm thanh ngôn ngữ về phía người thân quen.

+ Chưa biết nhận ra mẹ, ra người thân.

+ Chưa sử dụng được âm thanh, lời nói để diễn đạt được nhu cầu sinh lý của mình.

+ Trẻ làm theo, nói theo, bắt chước hành vi của người lớn một cách không chủ định…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *