Các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên mà Việt Nam tham gia

1. Bối cảnh hình thành và phát triển

Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại cho nhân loại những biến đổi sâu sắc, kinh tế hàng hoá và dịch vụ được thúc đẩy mạnh mẽ; sự lưu chuyển các dòng vốn, tự do hoá thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, truyền  thông tin, tri thức, kĩ năng và giao lưu văn hoá cũng như sự hợp tác trong các vấn đề mang tính toán cầu khác… đã được toàn cầu hoá và trở thành xu thế chung lớn nhất của thời đại.

Xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra cho các quốc gia yêu cầu cấp thiết là phải hợp tác, phối hợp cùng bảo vệ môi trường. Bởi vì, các thành tố của môi trường như nước ngọt, biển, không khí… đều không có biên giới. Bất cứ sự tác động lớn nào lên môi trường đều có nguy cơ gây ra sự tác động vượt khỏi biên giới của quốc gia hay lãnh thổ và mong muốn khắc phục hay ngăn chặn tác hại của nó chỉ có thể dựa trên nỗ lực của các quốc gia hay nói rộng hơn là của toàn thế giới.

Ví dụ: như vấn đề sa mạc hoá, sự suy giảm tầng ôzôn, cháy rừng… Để đạt được sự hợp tác, phối hợp đó phải trên cơ sở pháp lý nhất định, đó là các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đến nay đã có điều ước được cộng đồng quốc tế thông qua, trong đó có 5 công ước chính sau:

– Công ước về đa dạng sinh học (gọi tắt là Công ước CBD);

– Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (gọi tắt là Công ước Ramsar);

– Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (gọi tắt là Công ước CITES);

– Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản văn hoá thế giới hay còn gọi là Công ước Paris);

– Công ước Bonn 1979 về bảo tồn di cư của những loài động vật hoang dã (gọi tắt là Công ước Bonn).

Việt Nam là một trong 25 nước có giá trị đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù cùng nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm do có vị trí địa lí đặc biệt nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác phối hợp toàn cầu trong nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Việt Nam đã tham gia 4 công ước quốc tế (Trừ Công ước Bonn 1979 về bảo tồn di cư của những loài động vật hoang dã) và đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện, góp phần trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và bào tồn thiên nhiên.

Theo khái niệm được đưa ra tại Công ước vê đa dạng sum 1ỌC(1) thì đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có ừ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ ỉinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo hành; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng loài (đa dạng di ruyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và :ác hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Công ước đa dạng sinh học ngày 5/6/1992 và có hiệu lực ngày 29/12/1993. Việt Nam phê chuẩn Công ước về đa dạng sinh học ngày 16/11/1994.

Phù hợp với pháp luật quốc tế, đa dạng sinh học được quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Theo đó, đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ. Cụ thể:

– Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

– Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách li nhau về địa lí cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

– Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành những vấn đề nóng bỏng ữong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng loài người trên khắp hành tinh. Những vấn đề môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vừa có tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội cao. Việc giải quyết những vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay cũng như mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của những người hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội.

2. Giới thiệu về một số điều ước về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên mà Việt Nam đã kí kết, tham gia

2.1 Công ước về đa dạng sinh học – CBD

Công ước về đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Rio de Janero, Brazin trong khuôn khổ Hội nghị thượng định về môi trường và phát triển bền vững và có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Tính đến nay đã có khoảng 170 quốc gia là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994 và Chính phủ đã giao cho Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan giúp Chính phủ đầu mối tổ chức thực hiện Công ước này.

Công ước gồm 42 điều khoản và 2 phụ lục, trong đó, xác định rõ các mục tiêu, việc sử dụng các điều khoản, nguyên tắc, phạm vi quyền hạn, hợp tác giữa các quốc gia trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Mục tiêu chính của Công ước là: (1) Bảo tồn đa dạng sinh học; (2) Sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; (3) Chia sẻ công bàng và bình đẳng các lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.

Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào các lình vục:

– Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

– Chủ quyền đối với tài nguyên sinh học và ttách nhiệm quốc tế hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học;

– Nhập nội các nguồn gen, chuyển giao công nghệ sinh học và quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Công ước cũng đã quy định rõ về các biện pháp khuyến khích, về nghiên cứu và đào tạo; về giáo dục và nhận thức về hợp tác khoa học và kĩ thuật cũng như về các nguồn và cơ chế tài chính… trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.

2.2 Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước – Công ước Ramsar

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (Công ước Ramsar) được thông qua tại Ramsar (Ran) ngày 2/2/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975. Đến 7/10/1997 đã có 103 quốc gia là thành viên của Công ước, trong đó có Việt Nam.

Mục đích chủ yếu của Công ước về các vùng đất ngập nước là bảo tồn và sử dụng một cách hiểu biết các vùng đất ngập nước có tàm quan trọng cho sự cư trú của loài chim nước.

Theo quy định của Công ước, có các loại đất ngập nước chủ yếu được công nhận là:

– Biển (các vùng đất ngập nước ven biển bao gồm các bãi đá san hô ngầm và các đảo đá ven bờ);

– Cửa sông (các đồng bằng, môi trường lầy, rừng đước ngập nước);

– Hồ (các vùng đất ngập nước gắn với các hồ;

– Sông (các vùng đất ngập nước dọc sông, suối).

2.3 Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp – Công ước CITES

Để bảo vệ thiên nhiên nói chung và bảo vệ động, thực vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng, đứng trước việc buôn bán các loài động, thực vật hoang dã ngày một gia tăng trên thế giới, năm 1973 tại Washington DC, USA các nước trên thế giới đã ttao đổi đi đến thông qua Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on intemational trade in dangerous species of wild fauna and ílora), viết tắt là CITES. Công ước này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Cho đến nay đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước này trong đó có Việt Nam.

Công ước quản lí buôn bán quốc tể các loài động thực vật bị nguy cấp, Công ước chỉ đơn thuần quản lí việc buôn bán những loài này; nó không cấm việc săn bắn. Công ước cũng không điều chỉnh việc phá hoại nơi cư trú. Các công ước khác mới đây là Công ước đa dạng sinh học, quy định các vấn đề này.

Những nước thành viên tham gia Công ước thực hiện việc cấm buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong một danh sách đã được thoả thuận, điều phối và giám sát buôn bán các loài khác nếu cho buôn bán tự do sẽ trở thành các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Biện pháp mà Công ước CITES vận dụng để thực hiện nhiệm vụ trên bằng cách lập danh sách các loài động thực vật hoang dã theo 3 phụ lục khác nhau:

Phụ lục 1: Danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, do đó cấm buôn bán và trao đổi có tính chất thương mại giữa các nước trên thế giới. Việc trao đổi các loài được ghi trong Phụ lục 1 của Công ước CITES chỉ được phép cho các mục đích không mang tính thương mại và được quản tí thông qua hệ thống giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho mục đích phi thương mại.

Phụ lục 2: Danh sách các loài có thể trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do buôn bán quốc tế quá mức, không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thòi. Các loài ghi trong Phụ lục 2 này được phép buôn bán quốc tế nhưng phải được quản tí, kiểm soát của các nước thành viên thông qua hệ thống cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Phụ lục 3: Danh sách các loài được các nước thành viên sử dụng để kiểm soát các loài động vật, thực vật hoang dã của nước mình mà chưa đưa vào trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2.

Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1, 2 của CITES có thể được bổ sung hoặc chuyển dịch do thoả thuận giữa các nước thành viên tại Hội nghị toàn thể các nước thành viên họp 2 năm 1 lần hoặc bằng cách bỏ phiếu qua bưu đỉện trong thời gian giữa các cuộc họp.

2.4 Một số điều ước có liên quan khác

Ngoài các điều ước kể trên, Việt Nam còn tham gia các diễn đàn, tổ chức khu vực và tiểu khu vực, đặc biệt là các điều ước trong khuôn khổ của ASEAN, trong đó có các đỉều ước liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nói riêng, đó là:

– Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (năm 1981);

– Tuyên bố Bangkok về môi trường (năm 1984);

– Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Bangkok, năm 1984, sửa đổi năm 2004);

– Hiệp định về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Kuala Lumpur, năm 1985);

– Nghị quyết Jakarta (năm 1987);

– Thoả thuận Kuala Lumpur về môi trường và phát triển (năm 1990);

– Nghị quyết Singapore về môi trường và phát triển (năm 1992);

– Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (năm 2002);

– Chương trình hành động Hà Nội năm 1998: Đây là chương trình đầu tiên được đưa ra để thực hiện các mục tiêu của “Tầm nhìn 2020” được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội năm 1998, với mục tiêu bảo đảm một ASEAN phồn thịnh, xanh và sạch. Các nội dung cụ thể về môi trường ưong chương trình này là: Gắn kết các vấn đề môi trường với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia thành viên; củng cố và nâng cao năng lực thể chế thực hiện Agenda 21 trong khu vực, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, khuyên khích chuyển giao công nghệ môi trường, tăng cường các nỗ lực khu vực nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu… Đồng thời, trong khuôn khổ hợp tác về môi trường cùa khối ASEAN, Việt Nam còn tham gia các thể chế khác như Hội nghị bộ trưởng môi trường các nước ASEAN (AMME), Tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường (ASOEN) và các nhóm công tác của ASOEN về các lĩnh vực sau: Các hiệp định và công ước môi trường đa phương, môi trường biển và vùng ven bờ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển thành phố bền vững, quản lí tổng hợp tài nguyên nước và nhóm đậc nhiệm ASEAN về khói mù (HTTP). Việt Nam cũng là thành viên của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học ASEAN (ARCBC) đặt tại Philippine.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các dự án, thể chế quốc tế khác về đa dạng sinh học như Ban tư vấn khoa học và kĩ thuật của Công ước đa dạng sinh học, Dự án khu vực về ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường ở biển Đông và vịnh Thái Lan (SCS), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mêkông, Diễn đàn đa dạng học Việt-Lào- Campuchia, Diễn đàn hổ toàn cầu (GTF)…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *