Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

[VPLUDVN] Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

+ Ngân hàng chính sách xã hội :

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước , tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo , không vì mục đích lợi nhuận , thực hiện việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất,không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn giảm thuế doanh thu (thuế giá trị gia tăng) và thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) , để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

Ngân hàng chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

>> Xem thêm:  Không có giấy vay tiền có khởi kiện đòi nợ được không ? Con nợ bỏ trốn có đòi được không ?

Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, cố vốn pháp định, tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là thành viên của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không còn thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của đất nước.

Với chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác, quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp… Với chức năng là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động như phát hành, điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng.

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước đầu tư 100% vốn thành lập và thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT quy định lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chuyên nghiệp được đổi thành ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng nông nghiệp.

Trên cơ sở pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 400-CT ngày 14.11.1990 về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trong đó quy định rõ; Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, có tư các pháp nhân thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư diêm nghiệp.

Chức năng chủ yếu của Ngân hàng này là kinh doanh, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, cho tập thể, cá nhân vay tiền với lãi suất thấp nhất nhằm phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hợp tác xã,kinh tế hộ gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nông dân và nhân dân nói chung, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp.

+ Ngân hàng thương mại:

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hoạch toán kinh tế, nhằm mục đích là có lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, nhận tiền gửi không kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán ; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Theo quy địnhcủa Luật tổ chức các tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức các tín dụng ban hành năm 2004, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+Về loại hình kinh doanh có: ngân hàng thương mại trung tâm, ngân hàng thương mại khu vực, ngân hàng thương mại địa phương.

+Về hình thức tổ chức có: ngân hàng thương mại cơ sở, ngân hàng thương mại chi nhánh, ngân hàng thương mại chấp hữu.

+Về hình thức sở hữu có: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại liên doanh.

+Về đối tượng kinh doanh có: ngân hàng thương mại công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…

+ Ngân hàng trung ương:

Ngân hàng thực hiện các hoạt động của Nhà nước về tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, giữ vai trò trung tâm của hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính chính thức của một quốc gia.

Chức năng phổ biến của ngân hàng, trung ương trên thế giới là thực hiện chức năng công quyền về ngân hàng như: phát hành đồng tiền quốc gia, bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền đó, điều hòa lưu thông tiền tệ ở một quốc gia hoặc trong một liên minh giữa một số quốc gia. Khác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương hoạt động chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của một quốc gia hoặc của liên minh một số quốc gia. Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, ban hành các quy chế quản lý hoạt động ngân hàng, cũng như chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *