Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch

1. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động du lịch

Tiềm năng du lịch của Việt Nam rất phong phú. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất coi trọng phát triển du lịch. Năm 1990 mới có khoảng 250.000 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đến năm 1994 số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã đạt tới 1 triệu người và đến năm 1997 (tính đến hết tháng 10) Việt Nam đã đón 1.716.000 lượt khách du lịch quốc tế. Năm 1993 lượng khách du lịch nội địa mới có 2,7 triệu lượt khách, đến năm 1999 đã lên tới 9 triệu lượt người, năm 2004 lên tới 12,5 triệu lượt người. Đốn năm 2010, Việt Nam đã đón 5 triệu lượt khách quốc tế và 28 triệu lượt khách nội địa.

Ngành du lịch ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhưng ngược lại cũng đã gây ra các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường như: Việc xây dựng khách sạn, các công trình du lịch, xây dựng giao thông phục vụ du lịch… đã và đang làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên gây hư hại đối với di tích lịch sử văn hoá, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là chất thải lỏng và chất thải ran; các hệ sinh thái đặc chủng, rừng nguyên sinh nhiệt đới, các đảo ngoài biển, các hang động, các rạn san hô… rất hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng chúng rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương do các hoạt động du lịch. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Pháp luật môi trường là cơ sở để bảo vệ một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yểu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, là các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.

Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch đồng thời cũng là các thành phần của môi trường và là đối tượng được pháp luật môi trường bảo vệ. Bằng việc xác định chức năng cụ thể của các cơ quan quản lí nhà nước cũng như nghĩa vụ của từng tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, pháp luật môi trường góp phần giữ gìn, đảm bảo và cải thiện chất lượng của tài nguyên du lịch. Với hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường đồng bộ và phù hợp, hoạt động du lịch hoàn toàn có thể có được những điều kiện thuận lợi để phát triển.

Thứ hai’: Pháp luật môi trường tạo điều kiện đảm bảo sự ổn định cho phát triển du lịch.

Bất kì hoạt động du lịch nào cũng phải tiến hành dựa trên những điều kiện môi trường cụ thể. Các điều kiện môi trường ấy lại chỉ có thể được bảo vệ một cách tốt nhất khi có sự can thiệp của Nhà nước, bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có pháp luật môi trường. Pháp luật nhằm bảo vệ những yếu tố tạo thành môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và các sự cố môi trường có thể xảy ra. Tính ổn định, bền vững của các điều kiện môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Khi sự xuống cấp về môi trường xảy ra thì chắc chắn hoạt động du lịch tại khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa, pháp luật môi trường, thông qua việc bảo vệ các thành phần môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường, phòng tránh các biểu hiện xấu của môi trường sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định của hoạt động du lịch. Nói cách khác, sự phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tính ổn định, bền vững của các điều kiện môi trường. Nhưng sự ổn định, bền vững đó chỉ có thể đạt được thông qua sự can thiệp của pháp luật môi trường.

Thứ ba: Pháp luật môi trường góp phần đảm bảo các điều kiện cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển du lịch.

Sự hợp tác và mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Trong lĩnh vực du lịch, ngoài các yếu tố đó, chất lượng mồi trường cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Pháp luật môi trường có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các hoạt động du lịch phải tôn trọng những cam kết về bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra. Điều đó có nghĩa là, pháp luật môi trường góp phần ràng buộc mọi tổ chức, cá nhân phải thực hiện giữ gìn và bào vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch. Đây cũng đồng thời là yếu tố hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự quan tâm, hợp tác của các quốc gia trên thế giới về du lịch. Quan hệ hợp tác quốc tế càng được thiết lập chặt chẽ và rộng khắp thì hiệu quả của công tác phát triển du lịch càng đạt được ở móc độ cao.

Thứ tư, Pháp luật bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo cho phát triển du lịch là phát triển du lịch bền vững.

Phát triển bền vững được hiểu là cách phát triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hoạt động du lịch chỉ được coi là bền vững khi nó không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, không làm suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bằng các quy phạm của mình, pháp luật môi trường định hướng hành vi và ràng buộc trách nhiệm pháp luật của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch hoặc có liên quan đến hoạt động này, sao cho hoạt động của họ không làm phương hại tới chất lượng môi trường cũng như sự bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thông qua đó, pháp luật môi trường có thể góp phần bảo đảm cho du lịch phát triển theo hướng không gây hại cho môi trường mà vẫn đạt tới các mục đích chủ yếu của nó.

2. Nghĩa vụ của Nhà nước về kiểm soát ồ nhiễm trong hoạt động du lịch

Bên cạnh những phương thức tác động phổ biến trong lĩnh vực môi trường như xây dựng tiêu chuẩn môi trường, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giải quyết tranh chấp… Nghĩa vụ của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường trong lĩnh vực cụ thể này có những nét đặc thù sau:

– Quản lí môi trường sinh thái: Thực hiện chức năng này, các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch phải thực hiện nhiệm vụ quản lí môi trường song song với việc quản lí các hoạt động phát triển du lịch, sao cho các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vốn có của môi trường tại nơi tiến hành hoạt động du lịch cũng như môi trường xung quanh.

– Đảm bảo phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường với du lịch. Thực hiện tốt chức năng này, ngành du lịch cũng góp phần đảm bảo cho hiệu quả chung của công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.

– Bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Quản lí tốt nguồn tài nguyên này, các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch không chỉ đảm bảo những điều kiện bền vững cho hoạt động của ngành mình mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

– Có biện pháp thích hợp để kiểm tra, quản lí đối với các hoạt động dịch vụ dễ gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan du lịch. Thông qua hoạt động này, các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hoạt động dịch vụ du lịch có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường.

Đặc biệt, tại khoản 14 Điều 3 Luật du lịch năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã xác định:

“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

Luật du lịch năm 2017 cũng quy định cụ thể các nội dung quản lí nhà nước về du lịch mà bảo vệ môi trường là một nội dung. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện quản lí về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

3. Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động du lịch

Pháp luật môi trường nói chung, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nói riêng (Điều 77) và đặc biệt là Luật du lịch năm 2017 đã quy định khá rõ nghĩa vụ pháp lý về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khi họ tiến hành các hoạt động du lịch. Các nghĩa vụ này bao gồm:

+ Thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm dự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường khi tiến hành hoạt động du lịch.

+ Khi sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào mục đích phục vụ du lịch phải đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường nhằm giảm đến mức tối đa những thiệt hại cho môi trường.

+ Xử lý chất thải theo quy đính của pháp luật trước khi thải ra môi trường xung quanh.

+ Các tổ chức, cá nhân tiến hành mọi hoạt động tại các khu du lịch phải bảo vệ khu du lịch đó. Điều này có nghĩa, không chi du khách hay các công ti kinh doanh du lịch mà mọi tổ chức, cá nhân khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào tại các khu du lịch hoặc có liên quan đến các khu du lịch thì đều phải thực hiện nghĩa vụ này.

+ Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch. Quy định này buộc các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường tại các khu du lịch, không được làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại các khu vực này.

+ Phổ biến, hướng dẫn khách du lịch thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá.

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại nơi du lịch.

– Các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của du khách:

+ Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động thực vật, tránh gây những tác động xấu đến môi trường sống cũng như sự tồn tại, phát triển của chúng.

+ Du khách phải tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, di tích lịch sử nơi đến du lịch.

4. Xử lý vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

– Vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch phổ biến là các hành vi khai thác, săn bấn tíái phép động thực vật rừng quý hiếm, khai thác trái phép khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất.

– Vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị Xử lý ở các dạng trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm hành chính (áp dụng theo Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), trách nhiệm hình sự (theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), trách nhiệm dân sự: buộc bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại, khôi phục hiện trạng môi trường.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *