[VPLUDVN] Môi trường của trái đất là thể thống nhất, mang tính hệ thống và toàn cầu, quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường trái đất không bị chia cắt và bị tách rời bởi sự phân chia biên giới giữa các quốc gia.
Sự tác động xấu tới môi trường ở khu vực này của trái đất rất có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khu vực kia của trái đất. Ngược lại, sự cải thiện đỉều kiện môi trường của khu vực này cũng có thể có tác động tích cực tới môi trường ở khu vực khác. Ví dụ như, ô nhiễm không khí, ô nhiễm vùng nước biển, ô nhiễm các con sông quốc tế không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mà còn có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, đời sống của dân cư cũng như môi trường của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng.
Chính vì những lí do hên, vì lợi ích của mỗi quốc gia, việc thiết lập các quan hệ quốc tế, nhất là pháp luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm quốc tế là nhu cầu tất yếu, khách quan của tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, trình độ phát triển kinh tế, khoa học-kĩ thuật.
Để giải quyết vấn đề toàn càu, các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế phải có những hành động thiết thực nhằm loại bỏ những nguyên nhân làm cho môi trường toàn cầu trở thành xấu đi và đồng thòi cải thiện tình hình môi trường toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ và hành động theo một hướng chung: cải thiện môi trường toàn cầu. Một trong những biểu hiện cụ thể là các quốc gia tổ chức các hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường. Các hội nghị này có thể diễn ra ở quy mô toàn cầu, với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới, bàn về những vấn đề chung nhất của môi trường và bảo vệ môi trường toàn cầu như:
– Hội nghị Stockholm về môi trường và con người năm 1972;
– Hội nghị Rio về môi trường và phát triển năm 1992;
– Hội nghị RIO +10 họp tại Johenesburg – Nam Phi tháng 8/2002).
Song song với việc tổ chức các hội nghị quốc tế bàn về những vấn đề chung của toàn cầu, các hội nghị quốc tế được tổ chức để nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của môi trường toàn cầu cũng được cộng đồng quốc tế quan tâm (như các hội nghị quốc tể về bảo vệ khí hậu thông qua việc cam kết giảm lượng khí phát thải: Beclin năm 1995; Giofnevơ năm 1996; Tokyo năm 1997; Bonn năm 2001).
Ngoài ra còn có các hội nghị mang tính chất khu vực như ở khu vực châu Phi, châu Á, châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua hội nghị quốc tế về môi trường, bảo vệ môi trường, các quốc gia thảo luận, bàn bạc và kể cả tranh luận để tìm tiếng nói chung cho vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được ở các hội nghị có khác nhau, theo cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng đều đưa ra được những cam kết chung. Sự cam kết của các quốc gia thông qua một tuyên bố chung, những chương trình hành động chung. Đây là sự cam kết về chính trị và dạo lí nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Nó không có giá trị ràng buộc về pháp lý và vì vậy không chứa đựng những chế tài. Nó là cơ sở để cộng đồng quốc tế xây dựng và kí kết các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ưong đó có những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm.
Để thực hiện bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như môi trường của mỗi quốc gia, các quốc gia đã và đang kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Rất nhiều các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến bảo vệ môi trường được cộng đồng quốc tế xây dựng và được các quốc gia kí kết, trong đó có những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm. Việt Nam đã phê chuẩn các điều ước quốc tế khác nhau nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, cụ thể là:
– Công ước Viên về bào vệ tầng ôzôn (Việt Nam tham gia ngày 26/4/1994);
– Nghị định thư Montteal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (Việt Nam tham gia ngày 26/1/1994);
– Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994);
– Công ước Marpol 73/78 vê ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (Việt Nam tham gia ngày 29/8/1991);
– Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1974 (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991);
– Công ước Luật biển 1982 (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994);
– Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (Việt Nam tham gia ngày 18/12/1990);
– Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1978/1995 (STCW) (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991);
– Công ước về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng BASEL 1989 (Việt Nam tham gia ngày 11/6/1995).
Việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Các công ước mà Việt Nam tham gia kí kết cũng đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trên những lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam cũng như toàn cầu. Trong điều kiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp cho Việt Nam có thêm nguồn lực cho công tác phòng chống ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường.
Bên cạnh đó, việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm làm phát sinh những nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực thi với tư cách là thành viên của công ước. Việc triển khai thực thi các nghĩa vụ này một mặt có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng pháp luật môi trường, xây dựng hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường… và từ đó cải thiện hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.