[VPLUDVN]Đầu tư được hiểu là sử dụng các nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và nhằm mục đích sinh lợi. Nguồn lực có thể là tiền Việt Nam, đồng ngoại tệ, máy móc, thiết bị. Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư dưới 2 dạng: đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài có thể thực hiện dưới 2 hình thức là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư giám tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ để cập tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài, sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn.
Nhà nước Việt Nam không cấm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư Việt Nam trong tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Vấn đề tỷ lệ sở hữu vốn sẽ do pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài sẽ do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cơ bản bao gồm:
– Đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
– Xác nhận không nợ thuế;
– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
– Các tài liệu khác, tùy dự án đầu tư;
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.