Ở mức độ khái quát, hệ thống môn học Luật Thương mại Việt Nam gồm các nhóm kiến thức cơ bản sau:
– Những vấn đề chung về Luật Thương mại;
– Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác (bao gồm cả pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp);
– Pháp luật về hoạt động thương mại;
– Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại.
Bên cạnh đó, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ quốc tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại… có thể được bổ sung vào hệ thống môn học Luật Thương mại Việt Nam, nếu như những nội dung này không được thiết kế thành môn học riêng. Tuy nhiên, thiết kế môn học chuyên sâu, phù hợp với sự lựa chọn theo chuyên ngành đang là xu hướng phổ biến trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ quốc tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại… có thể được bổ sung vào hệ thống môn học Luật Thương mại Việt Nam, nếu như những nội dung này không được thiết kế thành môn học riêng. Tuy nhiên, thiết kế môn học chuyên sâu, phù hợp với sự lựa chọn theo chuyên ngành đang là xu hướng phổ biến trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.