Khái niệm cơ bản về khu chế xuất – khu công nghiệp – khu công nghệ cao

[VPLUDVN] Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển tại Châu Á thì khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ caolà mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Việc thành lập các hình khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao đã và đang là giải pháp quan trọng để các quốc gia trong đó có Việt Nam thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đề ra.Vì thế, việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật Việt Nam về các mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao là vô cùng cần thiết.

1. Khu chế xuất

Khoản 15 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định chi tiết về khu chế xuất, là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, Khu chế xuất có tất cả các đặc điểm chung của khu công nghiệp và một số đặc điểm riêng biệt khác, đó là:
  • Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống.Chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong khu chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong khu chế xuất mới được ra vào khu chế xuất.
  • Được thành lập theo quy chế riêng, hoạt động chuyên việt về sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Khu công nghiệp

Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định chi tiết về khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp:
  • KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống;
  • KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Chức năng hoạt động của khu công nghiệp đúng với cái tên của nó là chỉ sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Vì thế, trong KCN không thể có các hoạt động ở những ngành nghề khác như là nông-lâm-ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.

3. Khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Theo đó, ta có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản nhất về khu công nghệ cao là:
Khu công nghệ cao là khu kinh tế-kỹ thuật đa chức năng, các hoạt động trong khu công nghệ cao đều có liên quan đến yếu tố công nghệ cao như: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo nên các doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao… Đây là những đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt của khu công nghệ cao so với đặc điểm của khu công nghiệp và khu chế xuất.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *