1. Quy định chung về thuế
Nhìn từ góc độ xã hội, thuế là khoản đóng góp, bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước.
Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Do đó, bản chất và công dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước. Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. Do thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. Ở một số nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương với ngân sách của chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương cũng được quyền đặt ra hoặc bãi bỏ một số loại thuế áp dụng ở địa phương trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.
Ở Việt Nam, trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước chỉ thu thuế đối với thành phần kinh tế tập thể, cá thể. Cuộc cải cách chế độ thu ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội Khoá VIII kì họp thứ tư năm 1989 đã đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
2. Khái niệm về thuế
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phẳt triển cùa nhà nước. Để duỵ trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước càn có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn – hình thức sưu, thuế được cắt đật một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiên làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp. Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng “thuế ruộng đất”. Cùng với sự phát triển, những loại thuê và hình thức thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức “thuế thập phân” đã xuất hiện ở Anh thế ki thứ X. Theo đó, “một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật”. Hoặc vào thời kì này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc, hình thức thuế sớm nhất là “cống” thời nhà Hạ. Thuật ngữ “thuế” xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước Công nguyên.
Đối với Việt Nam, “thuế má” cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vặy, cho đến năm 1013, vào đời vua Lý Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống. Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đật thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuê chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản – thời Chúa Trịnh; thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà Nguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế ttong thời kì phòng kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo lí và pháp lí; chưa đáp ứng được yêu cầu và lợi ích của nhân dân. Sử cũ ghi lại “Thuế má thu đen tơ tóc, mà dùng của cải như bùn đất “. Đđn thời là Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch. Hệ thống thuế thời kì này mang nặng tính vơ vét, bóc lột.
Sạu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, song song với việc xoá bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch…), Nhà nựớc dần dàn hình thành hệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, yêu cầu đặt ra ttong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện.
Nhự vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế-xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơn giản. Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu-sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh gỉá của mình. Các Mác viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản đế kho bạc thu được tiền hay tài sản cùa người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là “một hình thức phân phoi thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phổi sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại?
Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định “thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phôi gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau.
3. Đặc điểm của thuế
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu eủa mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuế giúp cho chung ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Trên .phương diện đỉều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với Các khoản thu ttên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lí quan ttọng khi ban hành pháp luật về thuế vă chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trà. Do thuế không có tính hoàn trả, về lí thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyên khi nộp thuế – hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuê được xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuê, tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhấ nước.
Đê gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đôi giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợí ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nựớc. Bất kì “ai”, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.
Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản lí xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Điều đó lí giải vì sao thuế phải là các khoản thu không có tính hoàn ttả. Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng… Nói khác đi, người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của thuế, cũng cần phân biệt thuế vói phí, lệ phí. Mặc dù thuế, phí, lệ phí đều là các khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu cho quỹ ngân sách nhà nước nhưng giữa chúng có một số đỉểm khác biệt.
– Về cơ sở pháp lí để thực hiện các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. Nêu các khoản thu từ thuế được thực hiện ưên cơ sở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao (luật, pháp lệnh) thì lệ phí, phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.
– Về vị trí của các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí ứong tổng các khoản thu ngân sách nhà nước. Thuế luôn là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, lệ phí, phí cũng là nguồn thu ngân sách nhưng không có vị trí quan trọng như thuế.
– Thuế không mang tính đối giá, hoàn trà trực tiễp nhưng đối với lệ phí, phí lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.
– Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ nhưng đối với các khoản thu từ lệ phí, phí có thể mang tính địa phương, địa bàn.
4. Cách thức phân loại thuế
Nghiên cứu về thuế không chỉ có ý nghĩa về lí thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hệ thông thuế một quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loại thuế có đặc điểm và chức năng riêng nhưng nếu phân tích cân nhắc theo nhũng tiêu chí nhất định thì một số loại thuế lại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp thành một “loại”. Việc tìm ra những loại thuế với những đặc tính chung sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp; với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt động về thuê. Điều này ư giải sự cần thiết phải tiến hành phân loại thuê theo các tiêu chí khác nhau.
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có 2 loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu.
– Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Chúng được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người gánh chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.
Thuế trực thu có ưu điểm đảm bảo sự công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế nhưng thường gây ra sự phản ứng về thuế của người nộp thuế do không có sự chuyển dịch về thuế và có một sự đảm bảo chắc chắn rằng phải thực hiện một nghĩa vụ nộp tiền.
– Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sàn xuất và bán hàng hoá. Gọi chúng là thuế gián thu vì người gánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu.(2) Nói khác đi, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.
Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch.
Xác định thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa pháp lí quan trọng. Để đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuế trực thu. Tuy vậy, việc tăng các loại thuế trực thu lại đứng trước nguy cơ không thu hút, khuyến khích việc công khai thu nhập và gây ra sự phản ứng từ người nộp thuế. Để đàm bảo nguồn thu cho nhà nước, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuế gián thu nhưng sẽ làm tăng khoảng cách thu nhập và trong chừng mực nào đó, sẽ hạn chế tiêu dùng xã hội. Cho dù vậy, thực tế ở các quốc gia (trong đó có Việt Nam), các loại thuế trực thu thường không phổ biến bằng thuế gián thu do sự dễ dàng chấp nhận hơn từ phía khách hàng đối với các loại thuế gián thu.
Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.
– Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyển nhượng tài sần, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản. Các quốc gia có thể dựa vào đối tượng tài sản để tách hoặc gộp thuê phù hợp với điều kiện cụ thể.
– Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đổi tượng tính thuế là những phần thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả của lao động…
– Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.
Việc phân chia thuế dựa trên đối tượng tính thuế có ý nghĩa pháp lí khi xác định mục tiêu điều chỉnh và mức độ đỉều chỉnh về thuế đối với từng nhóm thuế và gắn vói các chính sách kinh tế-xã hội khác nhằm tối ưu hoá hiệu quả. Ví dụ, việc gia tăng thuế tiêu dùng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi quốc gia ban hành luật thuế áp dụng đồng thời với các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong dân cư.
Nếu căn cứ vào đối tượng nộp thuế, thuế bao gồm thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài, thuế đối với các tổ chức và cá nhân ưong nước. Cách phân chia này có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi nhà nước cần thể hiện chính sách đối vói các nhà đầu tư ưong từng thời kì. Chẳng hạn, đối với trường hợp cần thiết phải hạn chế sự tham gia của các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài tại một quốc gia, chính sách thuế khoá ngặt nghèo có thể xác định là một ữong những rào cản quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính sách mở cửa cũng đồng nghĩa với sự nới rộng đến tối đa ưu đãi về thuế đổi với các đôi tượng này. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng cách phân biệt thuế theo đối tượng nộp nếu không được giải quyết hợp lí, những tác động ngược chiều của chúng hoàn toàn không nhỏ đối với nền kinh tế, đối với tình hình xã hội.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.