Kiểm soát suy thoái rừng

1. Kiểm soát suy thoái rừng

Những hoạt động này khá phong phú và đa dạng như: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách pháp luật về bảo vệ rừng, đất trồng rừng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng… song cần kể đến một số hoạt động kiểm soát cơ bản sau đây:

– Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện hoạt động này, các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ rừng có thể xác định một cách chính xác diện tích rừng hiện có trên phạm vi toàn quốc cũng như hiện trạng của nó. Đó chính là cơ sở thực tiễn để kiểm soát tình trạng suy giảm diện tích rừng và định hướng cho việc phát triển vốn rừng quốc gia trong tương lai.

– Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng. Điều đó có thể được hiểu, trước hết Nhà nước, thông qua một số chủ thể đại diện của mình có thể tiến hành giao rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lí và đầu tư phát triển những diện tích rừng nhất định tuỳ theo điều kiện, khả năng và nhu cầu của họ. Thông qua hoạt động này, Nhà nước có thể kiểm soát tốt tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước.

– Kiểm soát suy thoái từng loại rừng thông qua những quy chế pháp lý rừng. Điều đó có thể được lí giải bởi mỗi loại rừng đều có đặc điểm sinh thái và chức năng sử dụng riêng. Chúng chỉ có thể được bảo tồn và phát triển khi được khai thác một cách hợp lí, phù hợp với các đặc điểm đó. Theo các quy chế pháp lý này, chủ rừng nói riêng và các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng rừng nói chung sẽ thực hiện tự kiểm soát suy thoái rừng thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt những nghĩa vụ về khai thác, bảo vệ và sử dụng rừng. Như vậy, rừng được khai thác, sử dụng đúng mục đích, đúng theo các quy luật tự nhiên vốn có của nó, ngăn ngừa được tình trạng làm suy thoái rừng đồng thời đảm bảo phát triển bền vững vốn rừng quốc gia.

– Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng hoang dó quý hiếm. Hoạt động này sẽ góp phần kiểm soát được tình trạng suy giảm về số lượng và chất lượng của các giống loài động, thực vật rừng quý hiếm, đảm bảo cho sự cân bằng tự nhiên của rừng nói riêng và sự cân bằng sinh thái nói chung.

– Kiểm soát suy thoái rừng thông qua việc thiết lập hệ thống cơ quan quản lí, bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương. Đây là các cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát suy thoái rừng trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương. Hiệu quả của công tác kiểm soát suy thoái rừng phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan này.

2. Pháp luật về hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước, việc quy định cụ thể nghĩa vụ của các tổ chúc, cá nhân khi khai thác sử dụng từng loại rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng, chúng đảm bảo cho hoạt động tự kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng của các tổ chức cá nhân được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và có định hướng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định của Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lí rừng có quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

2.1 Đối với rừng phòng hộ

Kiểm soát tốt tình trạng suy thoái rừng phòng hộ sẽ là nhiệm vụ hết sức quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái và cũng là bảo vệ cuộc sống của chính con người. Để thực hiện hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, chủ rừng phải có trách nhiệm lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lí, sử dụng rừng, đất trồng rừng cũng như tổ chức thực hiện phương án đã được phê duyệt. Trong quá trình tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng rừng phòng hộ, chủ rừng và các tổ chức, cá nhân khác phải đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất: Phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để bảo vệ, nuôi dưỡng diện tích rừng hiện có. Để thực hiện tốt nghĩa vụ này, chủ rừng được tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng như: Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, hợp tác hoặc liên kết với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc thuê các lực lượng chuyên nghiệp để bảo vệ rừng… Bên cạnh đó, việc kinh doanh đặc sản rừng, động vật rừng cũng cần được tiến hành theo đúng phương án đã được phê duyệt.

Thứ hai: Phải thực hiện trồng rừng, phục hồi và cải tạo rừng theo hướng sau để đàm bảo thực hiện tốt nhất chức năng phòng hộ cũng như đảm bảo sự bền vững của chúng, cụ thể:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn phải xây dựng thành rừng tập trung có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng.

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải có ít nhất một đai rừng chính kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín.

– Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển phải có ít nhất một đai rừng gồm nhiều hàng cây khép tán và các đai rừng có cửa sổ so le nhau theo hướng sóng chính.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cũng phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Thứ ba: Trong quá trình bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng phòng hộ, chủ rừng muốn kết hợp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái học nghiên cứu khoa học phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt quy chế rừng phòng hộ, không được gây hại đến tác dụng phòng hộ của rừng. Điều đó có nghĩa, các hoạt động kết hợp nêu trên phải được thực hiện theo đúng phương án quản lí, sử dụng đã được phê duyệt. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải đảm bảo nguyên tắc không làm giảm hiệu năng phòng hộ của rừng và lượng khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của rừng. Các quy trình, quy phạm kĩ thuật lâm nghiệp cũng bắt buộc phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác. Các tổ chức, cá nhân khỉ tiến hành bất kì hoạt động nào cố liên quan đến rừng phòng hộ thì ngoài việc phải tuân thủ những nghĩa vụ chung đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên. Đây cũng là phương cách kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ khá hiệu quả. Nó không chỉ thể hiện là hoạt động kiểm soát suy thoái rừng của các cơ quan nhà nước mà còn là hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân khi tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ đó.

Tóm lại, để đảm bảo chức năng bào vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái… của rừng phòng hộ, việc gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng và cách thức khai thác các sản phẩm từ rừng có ý nghĩa rất lớn. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn lợi đó phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, tránh tình trạng làm suy thoái rừng. Bởi lẽ, khi tình trạng suy thoái rừng phòng hộ được kiểm soát thì cũng có nghĩa là những lợi ích của các chủ rừng nói riêng và của con người nói chung đã được đảm bảo.

2. Đối với rừng đặc dụng

Chức năng chủ yếu của rừng đặc dụng là chức năng đảm bảo sự đa dạng sinh học. Chính vì vậy, các hoạt động kiểm soát suy thoái rừng đặc dụng được tiến hành với mục đích cơ bản là ngăn chặn tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng đặc dụng, bảo vệ các giống loài, nguồn gen động thực vật rừng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của chủ rừng giữ vai trò hết sức quan trọng. Đe thực hiện việc quản lí và bảo vệ một cách hiệu quả diện tích rừng đặc dụng đã được giao, trước tiên chủ rừng phải lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lí, sử dụng rừng. Tiếp theo đó, để tránh tình trạng làm suy thoái rừng đạc dụng, việc khai thác, sử dụng rừng phải đảm bảo tuân theo một số yêu cầu cơ bản. Đây đồng thời cũng là những nghĩa vụ chính mà mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động có liên quan đến rừng đặc dụng phải tuyệt đối tuân thủ, cụ thể:

– Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và phối hợp với các cấp chính quyền sở tại để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

– Việc quản lí, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng. Các khu vực bảo tồn nguyên vẹn thuộc các vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên phải được quản lí, bảo vệ nghiêm ngặt. Trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt và trong các phân khu phục hôi sinh thái, không được thực hiện một số hành vi như: Tự ý làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn; khai thác tài nguyên sinh vật; chăn thả gia súc, gia cầm…

– Việc trồng, phục hồi, cải tạo rừng đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải đảm bảo:

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ duy trì diễn thế tự nhiên cửa rừng, không được trồng rừng hoặc thực hiện các tác động kĩ thuật lâm sinh khác.

Trong phân khu phục hồi sinh thái phải tôn trọng diễn thế tự nhiên; việc phục hồi hệ sinh thái rừng thực hiện chủ yếu bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng; trường hợp cần phải trồng rừng thì ưu tiên trồng cây bản địa của khu rừng đó.

Trong phân khu dịch vụ – hành chính được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng.

– Tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu khoa học trong rừng phải trả tiền thuê hiện trường, mẫu vật và phải thanh toán các khoản chi phí dịch vụ theo quy định; tuân theo sự hướng dẫn và nội quy, quy định về bảo vệ rừng của chủ rừng đồng thời phải thực hiện các quy định sau:

+ Phải được sự đồng ý của chủ rừng bằng văn bản.

+ Phải tuân theo sự hướng đẫn, kiểm tra của chủ rừng; chỉ được thực hiện theo phương pháp quan sát, ghi chép, quay phim,

chụp ảnh, không được gây ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, không được thu hái mẫu vật trái phép.

+ Phải báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra cho cơ quan cấp phép và chủ rừng.

+ Việc sưu tầm mẫu vật hay trao đổi mẫu vật tại các khu rừng đặc dụng với bất kì mục đích gì đều phải được phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; được chủ rừng hướng dẫn, kiêm tra xác nhận, phải nộp thuế tài nguyên và các khoản chi phí khác theo quy định. Trường hợp đưa mẫu vật ra nước ngoài phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp phép.

3. Đối với rừng sản xuất

Không giống với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chức năng chủ yếu của rừng sản xuất là chức năng kinh doanh. Việc bảo vệ môi trường sinh thái chỉ là chức năng kết hợp. Chính vì vậy, kiểm soát suy thoái rừng sản xuất mang những đặc thù riêng. Nó đòi hỏi sự đảm bảo đồng thời và ngang nhau lọi ích của chủ rừng và lợi ích sinh thái chung của toàn xã hội. Khi được giao rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chủ rừng phải tuân thủ những nghĩa vụ không giống nhau. Cụ thể là:

– Đối với rừng sản xuất là rừng trồng: Đây được hiểu là những diện tích rừng mà các chủ rừng bỏ vốn sản xuất, kinh doanh phát triển rừng trên cơ sở diện tích đất trồng rừng được Nhà nước giao hoặc từ vốn ngân sách Nhà nước. Việc quản lí, bảo vệ và khai thác loại rừng này được quy định rõ trong Luật bảo vệ và phát triển rừng như sau:

+ Chủ rừng phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo vệ rừng, kết hợp kinh doanh lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong khu rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng từng vùng, quy chế quản lí rừng.

+ Khi khai thác rừng trồng, nếu chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng rừng thì họ được tự quyết định việc khai thác rừng trồng và được tự do lưu thông các sản phẩm khai thác từ rừng trồng trên thị trường (ttừ các loại cây rừng trồng là gỗ quý hiếm) nhưng phải gửi giấy báo trước 10 ngày làm việc cho uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cú rừng được khai thác biết. Đối với chủ rừng trồng rừng bằng vốn từ ngân sách nhà nước cấp thì chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.

+ Sau khi khai thác, phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác.

– Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, những nghĩa vụ mà chủ rừng phải tuân thủ được quy định nghiêm ngặt hơn.. Điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên ’ được quy định như sau:

+ Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai thác rừng phải có phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng phê duyệt;

+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân phải có kế hoạch quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng theo hướng dẫn của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc kiểm lâm và được chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt;

+ Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ.

+ Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lí rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kĩ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng cho đến kì khai thác sau.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *