[VPLUDVN] Khi việc bảo vệ môi trường chưa được ý thức rõ, chưa ttở thành thách thúc xã hội thì luật môi trường chưa được chú ý. Trong thế kỉ trước và những thập kỉ đầu và giữa của thế kỉ này, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên, môi trường không phải là vấn đề quan trọng. Các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để công nghiệp hoá, để phát triển. Môi trường chưa phải là thử thách khi vấn đề phát triển, vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động. Chỉ đến khi tất cả các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề bảo vệ môi trường mới nổi lên như một thách thức xã hội. Luật môi trường ra đời như là biện pháp giải quyết thách thức đó.
Luật môi trường xuất hiện sớm ở các nước phát triển, nơi các thách thức môi trường trở nên quyết liệt hơn do tốc độ công nghiệp hoá, ô nhiễm công nghiệp ở các nước đó. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia sự thách thức của vấn đề môi trường khác nhau, nhất là khi xem xét ở những thành phần cụ thể của môi trường. Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm. Có thể nói hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnh vực mói nhất. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của luật môi trường không chứa đựng những sự phân kì phức tạp, những giai đoạn thăng trầm như một số lĩnh vực luật khác. Quá trình phát triển của luật môi trường có thể được chia ra hai giai đoạn chính sau đây:
1. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện qua những khía cạnh sau:
– Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng của sự tác động hàng ngày của con người. Sự tác động của con người làm biến đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều hướng làm suy thoái những yếu tố của nó. Con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Chính vì lí do đó việc khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi sinh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khái thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn chặn được sự suy thoái. Chẳng hạn, khi khai thác dầu, nếu người ta xử lí các chất theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì sẽ hạn chế được sự tác hại xấu đến môi trường. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng minh vị trí to lớn của việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên cũng như các sàn phẩm.
– Pháp luật quy đinh các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này được tự giác tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với những yếu tố môi trường mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trường. Chẳng hạn việc đóng cửa rừng theo quyết định của Chính phủ là quyết định đúng đắn và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ rừng đang bị suy thoái mạnh. Tuy nhiên, việc đóng cửa rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của một bộ phận dân chúng từ trước đến nay vẫn sống theo nghề khai thác và buôn bán gỗ. Hơn nữa, việc đóng cửa rừng chắc chắn sẽ đẩy giá gỗ lên cao nên việc buôn bán gỗ, nhất là buôn lậu mang lại lọi nhuận lớn. Điều này dễ dẫn đến những vi phạm liều lĩnh của nhiều cá nhân và tổ chức. Sự liên kết giữa lâm tặc với các cán bộ có chức quyền ở Ninh Thuận, Đắk Lắk, Phú Quốc… trong việc khai thác trái phép rừng đầu nguồn, rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là một số ví dụ điển hình về sự liều lĩnh đó.
Bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, pháp luật tác động tới những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả yật chất, tinh thần đối với họ. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn ttọng pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, Nhà nước bằng Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định quyền hạn của tổ chức kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng. Theo đó, các nhân viên kiểm lâm, hạt trưởng kiểm lâm, chi cục’ trưởng kiểm lâm… có quyền phạt hành chính đối với hành vi phá hoại rừng- một yếu tố hết sức quan trọng của môi trường.
– Vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về nước sạch, tiêu chuẩn về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kĩ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lí nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lí, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lí cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trượng. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường.
– Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong quá trinh khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra những tranh chấp. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa cá nhân với nhau song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố cùa môi trường. Chẳng hạn tranh chấp giữa Công ti bột ngọt VEDANS vói các cư dân của tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa bàn của công ti này.
2. Giai đoạn trước năm 1986:
Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy vãn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường. Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước đã có những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường song việc thể chế hoá các ý tưởng này chưa được toàn diện mặc dù Chính phủ cũng đã có những cô gắng nhất định, sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập vấn đề môi trường. Một số văn bản khác của Chính phủ tuy không chính thức điều chỉnh các vấn đề môi trường song cũng có thể coi là có liên quan đến các vấn đề môi trường. Đó là Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng chính phủ về việc quản lí, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị sổ 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972. Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là việc coi bảo vệ môi trường là đòi hỏi hiến định. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định:
“Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống”.
Khái quát lịch sử pháp luật môi trường Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:
+ Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lí nhà nước. Các quy định này chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yểu tố môi trường;
+ Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xâ hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Khía cạnh môi ttường chỉ là phần thứ yếu, phái sinh trong các văn bản đó. Chính vì thế, cách tiếp cận mang tính môi trường chưa thể hiện đậm nét trong các quy định pháp luật ban hành ở giai đoạn này;
+ Các quy định pháp luật về môi trường trong thời kì này được ban hành chủ yếu bằng hình thức văn bản dưới luật. Ngoại trừ Điều 36 Hiến pháp năm 1980, toàn bộ các quy định còn lại đều được ban hành trong các nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ.
Tình trạng kém phát triển của pháp luật môi trường trong giai đoạn này, đặc biệt là sự thiếu vắng của luật môi trường trong giai đoạn trước năm 1986 có những lí do của nó.
+ Trước hểt, hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong thời kì trước năm 1986 không cho phép đất nước ta chú ý nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Tất cả những cố gắng trong thời kì đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tiếp đó, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề môi trường cũng bị đẩy lùi về phía sau vì mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta là hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang hoành hành từ thời gian sau chiến hanh đến năm 1986, khi chính sách đổi mới được khởi xướng.
+ Trong giai đoạn trước năm 1986, các biến động xấu của thiên nhiên do sự huỷ hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Sự ô nhiễm trong các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mức báo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc có thải chất diôxin chưa được sử dụng nhiều. Phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng được sử dụng ở mức hạn chế. Những lí do đó dẫn tới tình trạng là ít người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
+ Hệ thống pháp luật của Việt Nam trước năm 1986 chưa phải là hệ thống pháp luật hoàn thiện. Cơ chế bao cấp với sự ngự trị của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp luật. Ngay cả những ngành luật thiết thực nhất cho thời kì đó như luật kinh tế, luật ngân hàng, tài chính vẫn không phát triển. Trong một hệ thống pháp luật như vậy thì sự thiếu vắng của luật môi trường là điều tất yếu.
+ Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ờ giai đoạn này chưa phản ánh và đắp ứng được những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Sự tương hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban hành với các công ước quốc tế còn hạn chế.
2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng. Việc chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sổng kinh tế xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế trong những năm thực hiện chính sách đổi mới đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực, trong số đó có suy thoái môi trường. Vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi đào vàng, khai thác trầm, gỗ quý, đá quý diễn ra ở quy mô lớn đã làm cho môi trường ở nhiều noi bị suy thoái nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng đã làm gia tăng sức ép môi trường ở các thành phố và thị xã, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, số lượng máy móc thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với với 10 năm trước đó. Lượng khí thải từ các máy móc thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất là môi trường đô thị bị ô nhiễm.
Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng rộng rãi các hoá chất trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trọng. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn đã hên tiếp xảy ở nhiều nơi. Ngộ độc thức ăn là một trong những biểu hiện rõ nét trước mắt của tình trạng ô nhiễm môi trường.
Những hậu quả mà chiến tranh và sự phá hoại của con người đối với rừng bắt đầu khởi động sự trả thù. Những cơn lũ quét diễn ra hên tục ở những nơi rừng bị phá trụi là bằng chứng cho sự trả thù đó. Những vùng đất bị trọc hoá ngày càng có xu hướng lan rộng.
Vấn đề môi trường toàn cầu cũng là một thách thức mới. Tầng ôzôn bị thủng làm cho nhiệt độ quà đất nóng dần lên là nguyên nhân của nhiều biến đổi bất thường của khí hậu trên toàn trái đất. Cơn bão Linda, biểu hiện của hiện tượng E1 Nino là một trong những biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu tại Việt Nam.
Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội. Bảo vệ môi trường không chỉ còn là đòi hỏi mang tính cục bộ. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước sự phát triển bền vững đã đẩy bảo vệ môi trường lên thành một trong những ưu tiên chiến lược của Việt Nam. Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ XX, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc hiến định. Luật môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Những sự kiện chính trong quá trình phát triển luật môi trường ở Việt Nam bao gồm:
1. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên có đề cập vẩn đề môi trường. Tiếp đó, các văn bản luật khác như Bộ luật hàng hải năm 1990, Luật đất đai năm 1993, Luật dầu khí năm 1993… đều đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các yếu tố môi trường mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII xác định bảo vệ môi trường là bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác nó cũng tạo điều kiện cho quá trình thể chế hoá việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội cụ thể hoặc trong việc ban hành văn bản pháp luật.
3. Hiến pháp năm 1992 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định. Đây là một trong những sự kiện hết sức quan họng đối với sự phát triển của luật môi trường. Hiến pháp là văn bản luật có hiệu lực pháp lí cao nhất. Các quy định trong Hiến pháp là nền tảng của các văn bản pháp luật khác. Điều 17, 29 Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi trường vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế.
4. Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993. Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, điều kiện quan trọng của quá trình phát triển bền vững.
– Trên thế giới những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được các quốc gia quan tâm; xu hướng quốc tế hoá về bảo vệ môi trường ngày càng mở rộng. Những điều đó đã tác động tích cực tới sự ra đời phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về môi trường, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường đã tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam phát triển.
Với các điều kiện như trên, pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 tới nay có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng. Hiện tại hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã có tương đối đủ các quy định về những vấn đề, những yếu tố khác nhau của môi trường. Sự phát triển của pháp luật môi trường dưới những tác động kể trên đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến nội dung, hình thức của nó. Dưới đây là một số đặc điểm chính của pháp luật môi trường giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
+ Các quy định pháp luật về môi trường đã có nội dung cụ thể và trực tiếp hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều quy định pháp luật, kể cả các quy định của Hiến pháp năm 1992 đã xác định cụ thể và chi tiết quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đề được gắn kết với các vấn đề về môi trường để tạo ra được sự phát triển bền vững. Nhà nước ta đã ban hành đạo luật riêng điều chỉnh các các quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi trường.
+ Nội dung pháp luật về môi trường giai đoạn từ năm 1986 đến nay đã mang tính toàn diện và hệ thống hơn. Các quy định pháp luật về môi trường đã đề cập hầu hết các yếu tố và các vấn đề của môi trường và bảo vệ môi trường từ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cũng đã được ban hành để làm cơ sở pháp lí cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường.
+ Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã kí trước các quy đỉnh của pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
+ Hiệu lực của các quy định của pháp luật môi trường được nâng cao do việc Nhà nước sử dụng nhiều các văn bản luật. Đây là những điều kiện tiền đề rất thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực môi trường. Chính vì lí do này nên các quy định của pháp luật môi trường đã phát huy được tác dụng của chúng trong thực tế.
4.Thực trạng thực hiện pháp luật
Vấn đề BVMT ở Việt Nam thực sự được quan tâm từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 và đặc biệt là năm 1993 khi Luật BVMT được ban hành. Đây là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác BVMT. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản có liên quan đến BVMT đã được định nghĩa, xác định làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường. Trong đó, BVMT được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, các khái niệm về thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường được giải thích rõ trong Luật. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc BVMT được pháp luật quy định.
Việc BVMT không những được quy định trong Luật BVMT, mà còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh các hoạt động của con người khi tác động vào thiên nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sống.
Ngoài văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc BVMT như Luật BVMT, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT, xử phạt vi phạm hành chính về BVMT, Nhà nước ta cũng ban hành văn bản pháp luật chung và chuyên ngành khác quy định nghĩa vụ BVMT đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháp lệnh về Thu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh Bảo vệ đê điều (1989), Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989), Luật Đất đai (năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001), Luật Dầu khí (1993), Luật Khoáng sản (1996), Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (1996), Luật Tài nguyên nước (1998), Pháp lệnh Thú y (1993), Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993)… Liên quan đến lĩnh vực môi trường, những văn bản pháp luật này quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; nghĩa vụ BVMT trong quá trình nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, trong hoạt động dầu khí, trong quá trình tham gia giao thông, xây dựng…; chế độ pháp lý trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng quy định các nguyên tắc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước với tư cách là bảo vệ sinh thái, môi trường. Ngoài ra, pháp luật môi trường cũng xác định rõ BVMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kinh tế, xã hội và được kế hoạch hoá đồng bộ với kế hoạch hoá của các ngành kinh tế quốc dân khác.
Nhìn chung, cho đến nay hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta đã phát triển cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các thành tố tạo nên môi trường. Hệ thống các tiêu chuẩn của môi trường cũng đã được ban hành làm cơ sở cho việc kiểm soát, đánh giá tác động môi trường. Các văn bản pháp luật được ban hành bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về BVMT, nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc và Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BVMT. Tính đến nay, nước ta đã tham gia 14 công ước, hiệp định quốc tế về môi trường; đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước trong và ngoài khu vực về BVMT.
Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các quy định của pháp luật về BVMT còn rất nhiều bất cập và hạn chế trước yêu cầu của phát triển bền vững:
Một là, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triển kinh tế với các quy định về BVMT. Yếu tố môi trường chưa thực sự được coi trọng và tính đến nhiều trong quá trình xây dựng và ban hành luật như các vấn đề về thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế bởi những đòi hỏi bức xúc về phát triển kinh tế. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế còn chưa tính đến chi phí môi trường trong sản xuất kinh doanh. Còn thiếu vắng những công cụ kinh tế nhằm BVMT như lệ phí môi trường, thuế môi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác BVMT không phát huy được sự kích thích từ góc độ kinh tế đối với những chủ thể sử dụng các thành phần môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái. Vì thế, có thể nói rằng hiện tại các chính sách, pháp luật về kinh tế chưa thực sự “thân môi trường”.
Hai là, các quy định của pháp luật về BVMT tương đối đầy đủ cả ở luật nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, Các chế tài chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe những hành vi vi phạm. Vì vậy, nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường của các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu như còn hình thức. Các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, chặt phá rừng… vẫn tiếp tục diễn ra, không được ngăn chặn triệt để.
Ba là, những quy định về biện pháp xử lý vi phạm giữa các văn bản pháp luật về môi trường còn có những khoảng trống nên không có biện pháp xử lý thích hợp đối với chủ thể vi phạm. Cụ thể như, Điều 27 Luật Tài nguyên nước quy định cấm tổ chức, cá nhân gây nhiễm mặn nguồn nước. Nếu coi đây là hành vi gây ô nhiễm nguồn nước thì phải được xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước nói chung nhưng rất tiếc là Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT lại không quy định về vấn đề này. Vì vậy, mặc dù Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về tội gây ô nhiễm nguồn nước nhưng khó có thể thực hiện trong thực tiễn được vì chưa bị xử lý vi phạm hành chính… Vì thế, hiệu quả của việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường còn thấp.
Bốn là, pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT còn quá chung chung, khó áp dụng. Mặc dù, các quy định về bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được đề cập nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định trong văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung, mang tính nguyên tắc trong Luật BVMT, Bộ luật Dân sự, đến nay vẫn chưa được quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện. Ngay trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, đến nay cũng chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường.
5. Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
Trước yêu cầu thực tế và thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” việc thực hiện pháp luật BVMT phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ ràng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT. Ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT cho đến nay chưa điều chỉnh. Sửa đổi cơ bản Luật BVMT và các quy định liên quan đến môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật BVMT và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu BVMT.
Hai là, xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về BVMT bằng cách tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát công tác BVMT. Chính quyền các cấp cần phối hợp và hỗ trợ về mọi mặt để phát huy tối đa vai trò công tác xã hội, đa dạng hoá các hoạt động BVMT, có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế thực hiện dịch vụ BVMT. Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các tổ chức đảng – Nhà nước – Mặt trận, đoàn thể – doanh nghiệp. Nội dung của việc xã hội hóa công tác BVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT; xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT; đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác BVMT;
Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó. Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta ký kết tham gia. Ưu tiên mở rộng quan hệ quốc tế về BVMT trong phạm vi khu vực dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và song phương. Chú ý mở rộng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi;
Bốn là, tăng nguồn chi cho sự nghiệp BVMT. Từ năm 2006, ngân sách cho BVMT đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp môi trường) với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cấp thiết, cần phải tăng chi ngân sách. Tăng mức chi cho sự nghiệp BVMT cần phải cải thiện được chất lượng môi trường hướng đến một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tăng thụ hưởng cho người dân.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.