Chương 1: Những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và pháp luật ngân sách nhà nước
1. ngân sách nhà nước
1.1. Định nghĩa
Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Thứ nhất, là kế hoạch tài chính khổng lồ của nhà nước được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành.
Đặc điểm cho thấy việc thiết lập NSNN không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập các khoản thu và chi định thực thực thiện trong một năm) mà còn là vấn đề mang tính kĩ thuật pháp lý (nghĩa là pphair trải qua giải đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại quốc hội giống như việc bạn hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách.
Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật.
NSNN có vai trò quan trọng với sự phát triển và ổn định của một quốc gia, vì thế nên cần thiết phải có sự đảm bảo NSNN có giá trị pháp lý như một đạo luật. Bản dự toán NSNN sau khi được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp sẽ được chuyển cho cơ quan lập pháp xem xét và ban hành nó như một đạo luật. Điều này cũng giúp kiểm soát chính phủ trong quá trình thu chi ngân sách và bảo đảm quyền lợi cho nhân dân, cũng như giúp bản kế hoạch tài chính này có thể thực hiện dễ dàng hơn trong thực tế vì nó được bảo đảm thực hiện như một đạo luật.
Thứ ba, NSNN là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội.
Đây là nguyên tắc hiến định thể hiện việc thực hiện NSNN có sự tham gia kiểm soát của dân chúng, thực hiện nhằm đẳm bảo kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp. Sự kiểm soát cũng là cách đề cao tình dân chủ, công khai, minh bạch, góp phần quản trị tốt nền tài chính.
Thứ tư, NSNN được thiết lập và thực thi vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng.
Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ địa vị và vai trò của chính phủ so với tư nhân trong nền kinh tế-xã hội hiện đại.
Ví dụ, ngân sách của chủ thể như hộ gia đình, cá nhân, chỉ phục vụ trực tiếp đến lợi ích và nhu cầu của họ, không bắt buộc phải thực hiện các khoản chi vì lợi ích khác. Trong khi đó chính phủ sẽ buộc phải chi những khoản không chắc chắn đem lại một lợi ích cụ thể nào cho mình (cho giúp vùng thiên tai, dịch bệnh..)
Thứ năm, NSNN luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách
Đây là một đặc điểm giúp phân biệt giữa NSNN và NS các chủ thể khác. Mối tương quan thường nghiêng về phía cơ quan lập pháp do vai trò áp đảo của cơ quan lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp và đạo luật NSNN như một nguyên tắc cơ bản. Trong trường hợp mối tương quan này bị nghiêng về phía cơ quan hành pháp, mà cơ quan hành pháp không tự kiềm chế để làm đúng và tốt bổn phận của mình sẽ khiến cho việc quản trị nền tài chính công trở nên kém minh bạch, thiếu dân chủ.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc ngân sách nhất niên:
Mỗi năm, quốc hội (cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định. Theo đó, NSNN được cơ quan có thẩm quyết định và thực hiện trong một năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được quốc hội quyết định chỉ có giá trị thi hành trong một năm và chính phủ với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.
Ý nghĩa giúp việc thực hiện thu chi NS một cách hợp lý, có hiệu quả
Trường hợp phá vỡ nguyên tắc nhất niên: Điều 51 Luật NSNN 2015. Trường hợp vào đầu năm NS mà dự toán NS và phương án phân bổ chưa được quyết định ( QH biểu quyết thông qua dự toán trước 15/11) thì sẽ phải tạm cấp NS đối với các trường hợp không thể trì hoãn
- Nguyên tắc ngân sách đơn nhất
Nguyên tắc ngân sách đơn nhất được hiểu là mọi khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán NSNN sẽ được chính phủ trình quốc hội.
Tất cả các khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm đều phải được trình bày trong dự toán NSNN.
Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thiết lập NSNN, trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện NSNN
Đồng thời để đảm bảo tính minh bạch của NSNN thì pháp luật về tài chính công ở nhiều nước đều thừa nhận nguyên tắc ngân sách đơn nhất là một trong những nguyên tắc cơ bản của NSNN.
Trường hợp ngoại lệ của ngân đơn nhất: trong những trường hợp đặc biệt, quốc hội được phép thông qua một ngân sách bất thường còn được gọi là ngân sách đặc biệt hay ngân sách khẩn cấp ( không nằm trong dự toán ngân sách hàng năm) hay còn gọi là điều chỉnh dự toán NS Điều 53
- Nguyên tắc ngân sách toàn diện
Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất.
Các khoản thu và chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt. Không được phép dùng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể naò mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho moi khoản chi.
Bảo đảm cho bản dự toán ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ngân sách toàn diện: theo quy định thì vốn vay chỉ được dùng cho đầu tư phát triển. Nhưng trong thực tế, vốn vay này vẫn có thể được Chính phủ linh hoạt sử dụng cho sinh hoạt nhưng sau đó phải hoàn trả ngay cho mục tiêu chi đầu tư phát triển. Điều 57 và Đ59
- Nguyên tắc ngân sách thăng bằng
Là sự thăng bằng giữa khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản chi thường xuyên trong đó tổng thu về thế, phí lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên.
Bên cạnh việc cân đối các khoản thu chi thì NSNN cũng đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội khác.
Cũng trên cơ sở đó trong quá trình lập ngân sách Chính phủ phân bố các nguồn thu, chi của từng cấp ngân sách của trung ương và địa phương cho phù hợp.
Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ngân sách thăng bằng: Trong trường hợp tổng thu từ thuế và lệ phí không đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên (bội chi ngân sách) nhưng nhà nước vẫn quyết toán thông qua cho chi thường xuyên đó. Các khoản chi chưa thực hiện được thì để sang năm sau chi tiếp. Từ đó sẽ dẫn đến việc cân nhắc hoàn thành các khoản chi năm trước và các khoản chi năm nay. Một số khoản chi kéo dài thì quyết toán theo hạng mục, hàng năm. Như vậy, có thể thấy không phải bao giờ các khoản thu cũng lớn hơn các khoản chi trong cùng một năm, hơn nữa sẽ có những khoản chi kéo dài cho các công trình kéo dài từ năm này sang năm khác.
- Nguyên tắc công khai minh bạch
Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính, công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin qua những hình thức pháp luật quy định như công bố trong các kỳ họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan tior chức cá nhân.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra,giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ngân sách công khai minh bạch: Các khoản chi đặc biệt (đầu tư cho quân sự, quốc phòng,..) và các khoản chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị, xã hội.
Pháp luật ngân sách nhà nước
2.1. Khái niệm
– Luật ngân sách nhà nước là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN , có ĐTĐC và PPĐC độc lập với các ngành luật khác.
– Luật ngân sách nhà nước là tổng thể những QPPL do NN ban hành, điều chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập, QL và SD quỹ ngân sách nhà nước
2.2. Phạm vi điều chỉnh
Luật ngân sách nhà nước được ban hành để đ/c các QHXH phát sinh trong quá trình hđộng ngân sách nhà nước, bao gồm 4 nhóm quan hệ cơ bản như sau:
– Các QHXH phát sinh trong quá trình lập, pchuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước giữa các CQ có chức năng thi hành công vụ với nhau hoặc đối với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước .
– Các QHXH phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa các cơ quan NN có thẩm quyền quản lý và điều hành NS với nhau.
– Các QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập ngân sách nhà nước giữa các cơ quan có chức năng hành thu (cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan tài chính,…) với các tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền nhất định cho ngân sách nhà nước .
– Các QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước giữa cơ quan NN có chức năng chấp hành dự toán chi (cơ quan TC, kho bạc NN …) với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước
2.3. Quan hệ pháp luật NS
Khái niệm
– Định nghĩa: Là những QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, được các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước điều chỉnh
– Đặc điểm
+ Chủ thể: thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật NS có ít nhất một bên là cơ quan NN có thẩm quyền, thậm chí hầu hết các quan hệ pháp luật NS đều có hai bên tham gia là các cơ quan công quyền.
+ Khách thể: mục đích của việc thực hiện quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của NN hay chính là các lợi ích công cộng.
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước đều hướng tới việc thỏa mãn lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội.
+ Tính chất: các quan hệ pháp luật NS mang tính chất hành chính mệnh lệnh là chủ yếu.
Phân loại
– Căn cứ theo tiêu chí chủ thể+ QHPL giữa cơ quan NN có thẩm quyền với nhau
+ QHPL giữa cơ quan NN với cá nhân, tổ chức |
– Căn cứ theo tiêu chí nội dung Qhệ+ QHPL về quá trình NS
+ QHPL về phân cấp quản lý NS + QHPL về thu nộp NS + QHPL về chi tiêu NS |
– Căn cứ theo tiêu chí tính chất của QHPL+ QHPL mang tính chất hành chính
+ QHPL mang tính chất bình đẳng thỏa thuận |
Chương 2: Pháp luật về tổ chức ngân sách nhà nước
1. Khái niệm và các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống : thể thống nhất được tạo bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Hệ thống ngân sách nhà nước : hệ thống các khâu NS độc lập nhưng có mối quan hệ qua lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của NN .
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là việc bố trí sắp xếp các khâu NS một cách hợp lý, khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu chi của từng cấp NS và toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước
*Mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Hiện nay, trên thực tế tồn tại hai mô hình tổ chức hệ thống NS chủ yếu:
– Mô hình thứ nhất dựa trên quan điểm coi ngân sách nhà nước là duy nhất và thống nhất. NN chỉ có một ngân sách nhà nước và NS này do chính phủ trung ương quản lý và sử dụng. Mô hình này không thừa nhận sự tồn tại độc lập của NS địa phương.
– Mô hình thứ hai, dựa trên quan điểm mỗi cấp chính quyền phải có một NS riêng, độc lập trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất. Hay nói cách khác, ngân sách nhà nước được tổ chức theo hệ thống chính quyền. Theo mô hình này, ngoài NSTW do chính quyền TW quản lý và quyết định SD còn tồn tại các NSĐP do chính quyền ĐP các cấp QL và SD.
– Mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở VN
+ Hệ thống ngân sách nhà nước được thiết kế theo mô hình thứ hai hay là thiết kế theo hệ thống chính quyền (hệ thống các đơn vị hành chính).
Theo đó, ngân sách nhà nước bao gồm NS trung ương và NS địa phương.
+ NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND:
– NS cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (NS cấp tỉnh – NS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (NS cấp huyện)
– NS cấp xã, phường, thị trấn (NS cấp xã).
+ Trong hệ thống ngân sách nhà nước , NS trung ương giữ vai trò chủ đạo, chi phối đối với toàn bộ hệ thống. . NS trung ương bao gồm NS các đơn vị dự toán NS cấp trung ương, mỗi Bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của NS trung ương.
+ NSĐP là NS của các cấp chính quyền địa phương bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngoài NS cấp xã chưa có đơn vị dự toán trực thuộc, các cấp NS khác đều bao gồm các đơn vị dự toán của cấp NS ấy hợp thành.
1.2. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước .
Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm:
– Nguyên tắc thống nhất trong tổ chức ngân sách nhà nước.
– Nguyên tắc độc lập và tự chủ của các cấp ngân sách nhà nước.
– Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong hoạt động ngân sách.
- Nguyên tắc thống nhất trong tổ chức ngân sách nhà nước.
Thống nhất trong tổ chức ngân sách nhà nước được hiểu là ngân sách nhà nước mặc dù được tổ chức thành nhiều cấp nhưng các cấp ngân sách là những bộ phận cấu thành của một hệ thống ngân sách thống nhất và duy nhất. Trong hệ thống ngân sách đó, mặc dù mỗi cấp ngân sách đều có hoạt động thu, chi của mình nhưng các hoạt động đó phải nhất quán, phải cùng dựa trên những chuẩn mực, những định mức nhất định và phải tuân thủ cùng một chính sách, chế độ về thu chi ngân sách.
Các yêu cầu để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống ngân sách nhà nước là:
– Phải thể chế hóa thành pháp luật mọi chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, định mức về thu chi ngân sách.
– Phải đảm bảo sự nhất quán trên phạm vi toàn quốc về hệ thống và chuẩn mực kế toán, về phương thức báo cáo, về trình tự lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.
– Phải tạo cơ sở pháp lí cho việc thiết lập mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới trong việc điều chuyển nguồn vốn giữa các cấp ngân sách này.
=>> Ý nghĩa: Nguyên tắc thống nhất trong việc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn trong các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước. Việc điều hoà vốn giữa các cấp ngân sách trở lên dễ dàng hơn, tránh tình trạng ứ đọng tiền ở cấp ngân sách này và thiếu hụt tiền ở cấp ngân sách kia làm cản trở sự hoạt động trôi chảy của toàn bộ hệ thống ngân sách.
2. Nguyên tắc độc lập và tự chủ của các cấp ngân sách nhà nước.
Để đảm bao các cấp chính quyền có thể chủ động trong việc thực hiện các chức năng của mình thì các cấp chính quyền nhà nước hay các cấp ngân sách cần có sự độc lập và tự chủ ở chừng mực nhất định trong quá trình thực hiệc các chức năng của mình.
Để đảm bảo ngân sách mỗi cấp được độc lập và tự chủ thì cần phân giao các nguốn thu và các nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách và cần cho phép mỗi cấp ngân sách có quyền quyết định ngân sách của cấp mình.Tuy địa phương có quyền quyết định ngân sách cấp mình nhưng các quyết định đó phải tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức về thu, chi ngân sách của nhà nước.
=>> Y nghĩa: Đảm bảo việc chủ động của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng của mình. Khi các cấp chính quyền cấp dưới chủ động được được nguồn vốn thì sẽ tránh mất thời gian trong việc xin ý kiến cấp trên và làm giảm bớt số công việc không cần thiết yêu cần chính quyền cấp trên giải quyết.
3. Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong hoạt động ngân sách.
Tập trung quyền lực thể hiện ở quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của Chính phủ. Phân định thẩm quyền giữa các cấp là việc xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc thực hiện các hoạt động thu chi ngân sách.
Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền đòi hỏi một mặt phải đảm bảo quyền quyết định tối cao của Quốc hội và quyền thống nhất điều hành của Chính phủ trong tổ chức và quản lý ngân sách nhà nước. Mặt khác vẫn phải đảm bảo tính chủ động đồng thời tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
=>> Ý nghĩa: Làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và thúc đẩy địa phương phấn đấu để chủ động cân đối ngân sách.
2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
2.1. Khái niệm phân cấp quản lý NS
– Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý NS. Hoặc theo quy định tại Khoản 16 Điều Luật NSNN 2015 quy định: “Phân cấp quản lý NS là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán NS trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội”
– Phải phân cấp quản lý NSNN vì những lý do sau:
- Phân cấp ngân sách giúp các cấp ngân sách cấp dưới được chủ động trong hoạt động chi thu ngân sách cho phù hợp với tình hình địa phương mình. Mặt khác giảm tải được gánh nặng cho NS cấp trên. Bên cạnh đó còn xuất phát từ cơ chế phân cấp quản lý hành chính, phân cấp quản lý nhằm khuyến khích các địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, chủ động sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình. Ví dụ thu từ cho thuê mặt đất, thuế môn bài, lệ phí chước bạ,… giao cho địa phương thu sẽ hiệu quả hơn.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách phải gắn với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế, các khoản chi của ngân sách phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Do đó, việc xác định cơ cấu thu chi của các cấp ngân sách cũng như phương pháp quản lý các cấp ngân sách là rất cần thiết. Việc phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện về tài chính cho chính quyền các cấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ xác định.
* Đặc biệt việc phân cấp quản lý tránh tình trạng chồng chéo, nhiều chủ thể cùng có quyền, dẫn đến tình trạng kết quả hoạt động NSNN không cao, có thể gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, chắc năng và vai trò của NN
* Pháp luật quy định hệ thống quản lý NSNN phải được thiết kế theo mô hình hệ thống tổ chức chính quyền bởi: mỗi cấp chính quyền trong hệ thống tổ chức chính quyền đều có nhiệm vụ tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại đia phương, mặt khác pháp luật cũng quy định chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình được phân quyền. Để đảm bảo cho việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm đó, các cấp chính quyền cần có nguồn thu riêng để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu. Do đó, việc quy định hệ thống quản lý NSNN phải được thiết kế theo mô hình hệ thống tổ chức chính quyền là cần thiết.
2.2. Nội dung chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thường được xem xét trên ba nội dung cơ bản như sau:
– Pcấpvề T/quyền ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu – chi ngân sách nhà nước.
– Phân cấp về vật chất – là sự phân chia giữa các cấp NS về các khoản thu và NV chi, cũng như các quy tắc về chuyển giao NS từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại.
– Phân cấp về quá trình NS – hay QH giữa các cấp chính quyền trong quá trình NS : lập dự toán ngân sách nhà nước , chấp hành NS và quyết toán ngân sách nhà nước .
Trong các nội dung nói trên thì phân cấp về mặt vật chất, hay phân giao nguồn thu và NV chi giữa các cấp NS là nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của phân cấp QL ngân sách nhà nước .
2.2.1. Nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước
NSTW và NSĐP được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm cho NSTW giữ vai trò chủ đạo, NSĐP chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vai trò chủ đạo của NSTW: tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng và những nhiệm vụ chi mang tính chất chiến lược của quốc gia.
– NSĐP giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ trên phạm vi địa bàn.
Nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm thực hiện
+ Nhiệm vụ chi thuộc cấp NS nào thì sử dụng kinh phí của cấp NS đó
+ Không được dùng NS của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
Ngoại lệ:
Trường hợp ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của cơ quan quản lý NN cấp trên cho cơ quan quản lý NN cấp dưới (Đđ Khoản 2 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước) Trường hợp bổ sung nguồn thu của NS cấp trên cho NS cấp dưới (Điểm e khoản 2 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước)
Phân chia khoản thu, điều tiết bổ sung kinh phí giữa NS cấp trên và NS cấp dưới
Ngoài những nguồn thu mà NS TƯ và NSĐP được hưởng toàn bộ, có một số nguồn thu mà NS TƯ và NSĐP cùng được hưởng theo tỷ lệ % (Khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước).
Tỷ lệ % phân chia giữa NS TƯ và NS từng địa phương do UBTVQH quyết định.
Bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới gồm : Bổ sung cân đối thu chi và bổ sung có mục tiêu.
Số bổ sung của NS cấp trên được coi là số thu của NS cấp dưới.
– Tỷ lệ % phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được ổn định từ 3 đến 5 năm
2.2.2. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước
- Quốc hội quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho NS trung ương và NS địa phương
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp NS huyện và NS xã thuộc địa bàn tỉnh.
2.2.3. Các khoản thu và chi của các cấp ngân sách nhà nước
- Các khoản thu của NS trung ương
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 35 Luật NSNN 2015.
Thành phần: Những khoản thu từ các loại thuế gián thu có liên quan đến hoạt động XNK; từ các khoản thuế và thu từ dầu khí; từ tiền thu hồi vốn của NSTW, thu nhập từ vốn góp của NN, thu từ tiền viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ VN; các khoản phí, lệ phí do cơ quan nhà nước TW thu (trừ lệ phí trước bạ) và 1 số khoản thu khác.
Các khoản thu 100% của NSTW theo quy định của pháp luật hiện hành mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất, là khoản thu lớn thường là từ hoạt động XNK, phát sinh không đều, không ổn định ở các địa phương. Với đặc điểm này bảo đảm cho NSTW có nguồn thu lớn để giữ vai trò chủ đạo và làm trung tâm điều hoà cho NS các địa phương, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng, công bằng cho các địa phương tránh tình phân hoá giữa các địa phương.
Ví dụ: Các khoản thuế thu liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu; Các khoản thu liên quan đến dầu khí…
Có thể nói, đây là khoản thu lớn không phải địa phương nào cũng có, nguồn thu của mỗi địa phương là khác nhau. Những khoản thu này theo quy định của pháp luật về thuế sẽ được tập trung hết về NSTW.
Thứ hai, là khoản thu gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trực tiếp của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Đặc điểm này gắn trách nhiệm quản lý với lợi ích được hưởng.
Ví dụ: Thu phí, lệ phí từ các hoạt động của các cơ quan ở TW hay các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu…
- Các khoản thu của NS địa phương
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 37 Luật NSNN 2015
Các khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ: Các loại thuế và các khoản tiền thu liên quan đến đất và tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí); lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ và lệ phí do địa phương thu; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách địa phương; thu từ viện trợ trực tiếp cho địa phương, từ đóp góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; thu kết dư ngân sách địa phương; thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Các khoản thu 100% NSĐP theo quy định của pháp luật hiện hành có các đặc trưng sau:
- Nguồn thu từ sử dụng đất chiếm tỷ lệ nhiều nhất
- Là các khoản thu nhỏ, lẻ phát sinh tương đối đều ở các địa phương.
- Gắn trách nhiệm quản trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương. Nếu địa phương quản lý tốt sẽ có nhiều nguồn thu này, nếu quản lý yếu kém thì nguồn thu NSĐP giảm, đồng thời cho địa phương hưởng toàn bộ nguồn thu này để khuyến khích địa phương chăm lo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương.
Ví dụ: việc quản lý nhà đất, NSĐP thu những khoản thu nhỏ, lẻ và gắn trách nhiệm quản trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương. Những khoản thu như vậy sẽ dễ được địa phương tiếp nhận và chính xác, chủ động hơn.
Chương 3: pháp luật về quá trình ngân sách nhà nước
1. KHÁI NIỆM QUÁ TRÌNH ngân sách nhà nước
Quá trình NS được hiểu là toàn bộ những hoạt động lập, chấp hành và quyết toán NS của một quốc gia, được tính từ thời điểm cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện việc hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước đến thời điểm báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn.
Như vậy, theo khái niệm nêu trên thì quá trình NS trải qua 3 giai đoạn:
- Lập dự toán ngân sách nhà nước
- Chấp hành ngân sách nhà nước
- Quyết toán ngân sách nhà nước
NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ QUÁ TRÌNH ngân sách nhà nước
1. Chế độ lập dự toán ngân sách nhà nước
Định nghĩa
Lập dự toán ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các QPPL do NN ban hành nhằm quyết định thẩm quyền, trình tự thủ tục soạn thảo và thông qua dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
Đặc điểm của lập dự toán ngân sách nhà nước
Về thời gian thực hiện, hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành hàng năm và vào trước năm NS . Ở VN, thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước khoảng 6 tháng, thường bắt đầu vào cuối tháng năm và kết thúc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn thể hiện rõ nhất sự tập trung QL vào tay QH thông qua việc QH là chủ thể cuối cùng QĐ bản dự toán NS có HL pháp lý để thi hành trên thực tế.
Lập DT NS đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trên cơ sở có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Bởi dự toán ngân sách nhà nước là KHTC khổng lồ của QG không chỉ liên quan đến lợi ích của NN mà còn liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nên sự dung hòa các quyền lợi của các CT trong bản dự toán ngân sách nhà nước là yêu cầu khách quan.
Lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của PL. Bởi trong hđ lập dự toán ngân sách nhà nước đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật nghiệp vụ và kỹ thuật pháp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình soạn thảo.
Các giai đoạn của lập dự toán ngân sách nhà nước
Lập dự toán ngân sách nhà nước để đưa ra bản dự toán thu chi ngân sách nhà nước trong thời hạn một năm phải trải qua 2 giai đoạn chính sau:
+ Soạn thảo dự toán ngân sách nhà nước (hay xây dựng ngân sách nhà nước ).
Thẩm quyền tổ chức thực hiện việc soạn thảo dự toán ngân sách nhà nước thuộc về hệ thống cơ quan quản lý NN (Chính phủ, UBND các cấp), trong đó Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác này. Để giúp Chính phủ thực hiện công việc này, còn có các Bộ, ngành ở TW, điển hình và quan trọng nhất là Bộ Tài chính và UBND các cấp theo sự phân công, phân cấp trong quản lý ngân sách nhà nước .
Kết quả của giai đoạn này là tạo ra bản dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và các báo cáo, tài liệu có liên quan đề trình cơ quan quyền lực cùng cấp xem xét và thông qua vào kỳ họp thường niên cuối năm trước năm NS kế tiếp.
+ Thông qua dự toán ngân sách nhà nước (hay quyết định dự toán ngân sách nhà nước ).
Sau khi soạn thảo, bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được các cơ quan quản lý trình lên cơ quan quyền lực cùng cấp để tiến hành việc xem xét, đánh giá, thẩm định, biểu quyết và ra nghị quyết thông qua bản dự toán ngân sách nhà nước .
Như vậy, thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách nhà nước thuộc về hê thống các cơ quan quyền lực. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ NS trung ương do Chính phủ trình; HĐND các cấp quyết định dự toán NS và phương án phân bổ NS cấp mình trên cơ sở những định hướng lớn đã được Quốc hội quyết định.
Kết quả của giai đoạn này là việc ban hành nghị quyết thông qua bản dự toán ngân sách nhà nước , hay thừa nhận giá trị pháp lý của bản dự toán ngân sách nhà nước , cho phép các cơ quan quản lý NN thi hành trên thực tế.
- Thẩm quyền của các chủ thể trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước
- Thẩm quyền của các cơ quan quản lý NN
+ Chính phủ: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện lập dự toán ngân sách nhà nước , quyết định những nội dung quan trọng của dự toán ngân sách nhà nước ; kiểm tra tính hợp pháp của nghị quyết của Hôi đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán NS .
Để giúp Chính phủ trong việc thực hiện thẩm quyền trên còn có các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư là hai cơ quan có chức năng quản lý trực tiếp liên quan đến hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước
+ UBND các cấp: là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực NN ở địa phương.
Trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước , UBND các cấp có thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Cquyền cấp dưới lập dự toán ngân sách nhà nước ; lập dự toán NS địa phương, phương án phân bổ NS cấp mình; quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.
+ Các đơn vị dự toán NS : tổ chức lập dự toán NS thuộc phạm vi QL, thực hiện phân bổ dự toán NS được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.
- Thẩm quyền của các cơ quan quyền lực NN
+ QH: với tư cách là cơ quan quyền lực NN cao nhất của NN , trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước , Quốc hội có thẩm quyền quyết định thông qua dự toán ngân sách nhà nước ; quyết định phân bổ NS trung ương; quyết định các dự án, công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết,…
Để giúp Quốc hội thực hiện quyền hạn của mình, còn có sự tham gia của các cơ quan của Quốc hội như UBTVQH, Ủy ban kinh tế và NS của Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội.
+ Hội đồng nhân dân các cấp: có thẩm quyền quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu NS địa phương, dự toán chi NS địa phương; quyết định phân bổ dự toán NS cấp mình; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NS địa phương.
- Trình tự thủ tục lập dự toán ngân sách nhà nước
Quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ, bao gồm các bước cơ bản sau:
- Hướng dẫn lập dự toán NS và thông báo số kiểm tra dự toán NS hàng năm
- Lập, xét duyệt, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước
- Quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
2. Chế độ chấp hành ngân sách nhà nước
2.1. Khái niệm
1. Định nghĩa:
– Chấp hành ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc nhất định.
– Thực chất, chấp hành ngân sách nhà nước chính là việc hiện thực hóa các chỉ tiêu tài chính về thu chi NS đã được thể hiện trong dự toán NS hàng năm.
Như vậy, chấp hành ngân sách nhà nước là giai đoạn thứ 2 của quá trình NS , thực hiện sau khi dự toán NS đã được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Đặc điểm của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước
– Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước luôn có sự tham gia của NN và gắn với lợi ích của NN
– Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước có mục đích tạo ra năng lực tài chính thực tế và sử dụng nguồn vật chất này vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của NN .
– Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước bao gồm hai nội dung:
+ Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước : là việc các cấp NS, tổ chức, CN sdụng những cách thức, biện pháp phù hợp để thu đầy đủ, kịp thời các chỉ tiêu thu thể hiện trong dự toán ngân sách nhà nước
+ Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước : là việc chuyển giao, sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ hiện hành các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan TC và các đơn vị sử dụng NS nhằm thực hiện các chương trình hoạt động của NN trên mọi lĩnh vực trong năm tài chính.
2.2. Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia chấp hành ngân sách nhà nước
Các cơ quan có thẩm quyền chung
– Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: tham gia vào hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động chấp hành NS của Chính phủ và UBND các cấp.
– Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: có trách nhiệm điều hành quá trình chấp hành ngân sách nhà nước , đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, điều hành NS giữa các cấp, ngành, địa phương.
– UBNDcác cấp: có trách nhiệm chấp hành ngân sách nhà nước cấp mình và giám sát, quản lý hoạt động của ngân sách nhà nước cấp dưới.
Tùy thuộc những điều kiện nhất định, Chính phủ và UBNDcấp dưới được sử dụng các khoản dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và xử lý cân đối ngân sách nhà nước .
Các cơ quan có thẩm quyền riêng
Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước gắn liền với trách nhiệm của các cơ quan tài chính NN .
– CQ tài chính có chức năng QL chung đối với hoạt động thu và chi NS, có trách nhiệm đôn đốc hoạt động thu NS của các cơ quan thu, thực hiện một số khoản thu không thuộc thẩm quyền của cơ quan thu, chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của việc sử dụng quỹ NS .
– CQ thuế có trách nhiệm thực hiện các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí hình thành từ các hđ trong nước.
– CQ hải quan có trách nhiệm thực hiện các khoản thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
– CQ kho bạc NN:có trách nhiệm QL quỹ ngân sách nhà nước,thực hiện các khoản thu mang T/c bắt buộc trên cơ sở các lệnh thu của các CQ cóTQ,thực hiện cấp phát kinh phí, QL chi ngân sách nhà nước
2.3. Trình tự thủ tục chấp hành ngân sách nhà nước
Trình tự, thủ tục chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước
– Ra thông báo thu đối với các khoản thu mang tính chất bắt buộc.
Đối với các khoản thu mang tính chất tự nguyện, cơ sở thực hiện thu NS là phần tự khai, tự tính hoặc mức tham gia của đối tượng thực hiện khoản thu đó.
– Thực hiện các khoản thu theo nhiệm vụ
– Kiểm tra và thực hiện đúng các chứng từ có liên quan đến quá trình thu ngân sách nhà nước .
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước là chứng từ thu NS áp dụng cho các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thu khác vào kho bạc NN .
Biên lai thu tiền là chứng từ thu NS áp dụng trong trường hợp cơ quan thu đươc giao nhiệm vụ trực tiếp thu NS bằng tiền mặt, thu tiền phạt vi phạm hoặc kho bạc trực tiếp thu phí, lệ phí, tiền phạt.
Các loại trái phiếu Chính phủ là chứng từ thu NS áp dụng cho các đối tượng tham gia quan hệ cho vay đối với ngân sách nhà nước .
Trình tự, thủ tục chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
– Tuân thủ các điều kiện chi ngân sách nhà nước :
+ Khoản chi dự định thực hiện phải được ghi nhận trong dự toán ngân sách nhà nước phân bổ cho đơn vị nhận kinh phí.
+ Khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền của NN quy định.
+ Khoản chi được phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Nếu đề nghị của các đơn vị sử dụng NS không đáp ứng các điều kiện chi thì cơ quan kho bạc NN có quyền từ chối chi trả. Trường hợp, có đầy đủ điều kiện chi và không có lý do chính đáng thì đơn vị sử dụng NS có quyền khiếu nại nếu lệnh chi bị từ chối.
– Thực hiện các phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước
Phương thức cấp phát kinh phí là những cách thức, biện pháp mà NN sử dụng để chuyển giao nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng sử dụng NS theo đúng yêu cầu định trước.
Hiện nay có 2 phương thức cấp phát kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước , đó là:
+ Cấp phát theo dự toán kinh phí: áp dụng đối với những khoản chi mà cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp.
Quyết định chi của đơn vị sử dụng NS có hình thức là Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước .
+ Cấp phát bằng lệnh chi tiền: áp dụng đối với những khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước .
Lệnh chi tiền là quyết định chi do cơ quan tài chính phát hành, gửi và yêu cầu Kho bạc NN chi trả, thanh toán một số tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng nội dung của lệnh chi.
3. Chế độ quyết toán ngân sách nhà nước
3.1. Khái niệm
Định nghĩa
– Quyết toán ngân sách nhà nước là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách nhà nước .
– Thực chất, hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước chính là hoạt động của tất cả các chủ thể có liên quan đến quá trình lập dự toán và chấp hành ngân sách nhà nước trong năm thực hiện.
Đặc điểm của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước
– Hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước đòi hỏi sự tham gia của các chủ thể có liên quan đến quá trình NS từ cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý đến các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
– Quyết toán NS thể hiện bằng bản báo cáo kế toán về kết quả chấp hành NS hàng năm đã được phê duyệt theo trình tự luật định.
– Đảm bảo nguyên tắc công khai trong hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và nhân dân đối với quá trình phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước .
3.2. Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước
Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền chung
– Quốc hội là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước , có quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước , quyết toán các dự án, công trình quốc gia quan trọng đã được Quốc hội phê chuẩn.
– Chính phủ có trách nhiệm lập quyết toán ngân sách nhà nước , quyết toán các dự án, công trình quan trọng để trình Quốc hội phê chuẩn.
– Hội đồng nhân dân, UBNDcác cấp chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu của quyết toán ngân sách nhà nước thuộc đơn vị mình và của NS cấp dưới.
Trách nhiệm. quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền riêng
– Cơ quan tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán NS các cấp trung ương và địa phương.
– Cơ quan kho bạc NN thực hiện quyết toán tình hình thực tế thu chi NS theo dự toán đã giao và theo mục lục NS .
– Các CQ thu lập báo cáo quyết toán thu NS đối với các lĩnh vực được giao quản lý và thực hiện.
Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị sử dụng NS
– Các đơn vị sử dụng NS là những chủ thể đầu tiên có trách nhiệm quyết toán ngân sách nhà nước theo trật từ từ đơn vị cơ sở thấp nhất.
– Đối với đơn vị sử dụng NS không phải là đơn vị sự nghiệp có thu phải quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước
– Đối với đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện quyết toán và thể hiện trong hoạt động NS đối với các khoản thu, chi thuộc ngân sách nhà nước .
3.3. Căn cứ để quyết toán ngân sách nhà nước
– Các quy định pháp luật hiện hành về chế độ thu, chi NS ; các chỉ tiêu tài chính; các định mức chi tiêu tài chính được áp dụng chung cho các đơn vị sử dụng NS .
– Các chỉ tiêu được phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước
– Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho từng đối tượng quyết toán NS .
– Các chứng từ, tài liệu thực tế chứng minh kết quả chấp hành ngân sách nhà nước .
3.4. Trình tự, thủ tục quyết toán ngân sách nhà nước
– Lập và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán
– Tổng hợp và thẩm định quyết toán của các cấp NS
– Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Chương 4: Pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm và phân loại thu ngân sách nhà nước
Định nghĩa
Thu ngân sách nhà nước là việc huy động một bộ phận giá trị sản phẩm XH , theo quy định của pháp luật nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước . Các khoản thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua những hình thức pháp lý nhất định như quy chế thu thuế, quy chế vay nợ, quy chế viện trợ,…được thể hiện trong các quy định pháp luật hiện hành về tài chính.
Đặc điểm
– Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật
Để thực hiện hoạt động thu NS , NN phải ban hành các VBPL quy định về hình thức thu cũng như nội dung thu. Dự toán NS.Trong quá trình tập trung các khoản thu vào quỹ ngân sách nhà nước, bản thân NN cũng phải tuân thủ quy định của Pl về thu ngân sách nhà nước , nghĩa là NN chỉ được phép thu những khoản thu đã được luật hóa và chỉ thực hiện quyền thu đó trong khuôn khổ PL, các cấp, các ngành không được tự ý đặt ra các khoản thu trái PL.
Lý do: Giới hạn quyền thu của NN,là căn cứ xác định nguồn thu trái PL
- Thu ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với thực trạng và mức độ phát triển nền KT của đất nước bởi thu NS là hđ nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm XH.
Giá trị SP XH biểu hiện qua thu nhập của CN-TC èphải thu phù hợp với thu nhập để ko tạo ra sức ép và đạt hiệu quả thu.
- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua 2 cơ chế pháp lý là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ yếu(thuế).
- Chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước bao gồm chủ thể đại diện cho NN trong việc thực hiện quyền thu (CQTC, cơ quan thuế, CQ hải quan, kho bạc NN ) và các chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách nhà nước theo nghĩa vụ hoặc theo tinh thần tự nguyện.
– Cơ cấu của thu ngân sách nhà nước bao gồm “các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động KT của NN;các khoản đóng góp của TC và CN; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo QĐ của PL”.
Phân loại thu ngân sách nhà nước
Căn cứ vào nội dung kinh tế, thu ngân sách nhà nước gồm:
+ Các khoản thu có tính chất hoa lợi là những khoản thu làm tăng ngân quỹ nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia, bao gồm khoản thu từ thuế; khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ; khoản thu tiền phạt vi phạm pháp luật,…
+ Các khoản thu không có tính chất hoa lợi là những khoản thu làm tăng ngân quỹ nhưng đồng thời cũng làm tăng lên tương ứng số lượng trái vụ của QG, bao gồm các khoản thu từ phí, lệ phí; thu từ vay nợ và viện trợ có hoàn lại; thu về bồi thường thiệt hại cho NN ,…
Căn cứ vào nội dung pháp lý, thu ngân sách nhà nước gồm:
+ Các khoản thu mang tính chất bắt buộc như thuế, phí, lệ phí
+ Các khoản thu mang tính chất tự nguyện như thu từ viện trợ, tặng cho, đóng góp của các tổ chức và cá nhân
Căn cứ vào mức độ tiến hành hoạt động thu, gồm:
+ Các khoản thu thường xuyên như thuế, lệ phí
+ Các khoản thu không mang tính thường xuyên
Căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu, thu ngân sách nhà nước gồm:
+ Các khoản thu trong nước
+ Các khoản thu ngoài nước
2. Nội dung pháp luật về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước từ thuế
Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do NN huy động từ các TC,CN và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước.Thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước .
Đặc điểm:
+ Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc(ko xuất phát từ ý chí ng nộp nhưng vấn phải nộp).
+ Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
+ Thuế là một hình thức phân phối của cải XH chứa đựng các yếu tố CTri -KT- XH.
– Hiện nay ở VN, hệ thống thuếgồm các sắc thuế: thuế GTGT; TTĐB; thuế XK, NK; thuế TNDN; thuế TNCN; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế môn bài và một số sắc thuế khác.
Thu ngân sách nhà nước từ phí
– Phí là khoản thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các DV công cộng Ko thuần túy theo quy định tại Danh mục phí kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí và là khoản tiền mà các Tc, CN phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó.
– Các dịch vụ thu phí theo quy định của PL có thể là do NN đầu tư cung cấp và có thể do khu vực tư nhân đầu tư cung cấp.
Phí thu từ các dịch vụ do NN đầu tư là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước
Phí thu từ các dịch vụ không do NN đầu tư là doanh thu của TC,CN thu phí.
Thu ngân sách nhà nước từ lệ phí
– Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của NN cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ công việc quản lý NN theo quy định tại Danh mục lệ phí ban hành kèm Pháp lệnh phí và lệ phí.
– Các dịch vụ được phép thu lệ phí thuộc các dịch vụ gắn với công việc QLNN.Chỉ có cơ quan NN hoặc tổ chức được NN ủy quyền phục vụ công việc QLNN mới được thu lệ phí.
– Lệ phí là khoản thu vào ngân sách nhà nước .
Thu ngân sách nhà nước từ khoản thu khác
– Để quản lý và điều tiết các hoạt động KT-XH, chính phủ các quốc gia đều tham gia trực tiếp vào các hđ KT-XH ở mức độ nhất định như đầu tư, tài trợ, góp vốn,…Việc NN tham gia trực tiếp vào các hđ KT nhất định đã tạo ra các khoản thu từ hoạt động KT của NN như thu từ lợi tức góp vốn Cp của NN, thu hồi vốn của NN đầu tư vào các cơ sở kinh tế.
– Ngoài ra, NN có thể thực hiện việc bán hoặc cho thuê những tài sản của NN như tiền bán nhà thuộc sở hữu NN,tiền bán tài nguyên,…là những khoản thu thuộc ngân sách nhà nước .
– Ngoài những khoản thu trên, thu ngân sách nhà nước còn gồm các khoản đóng góp tự nguyện của các cn,tc trong và ngoài nước; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước,cn và tc ở nước ngoài; các khoản đóng góp tự nguyện khác theo quy định của Pl. Các khoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính chất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quan trọng tăng cường thêm nguồn lực TC cho ngân sách nhà nước .
Các khoản thu khác của ngân sách nhà nước nói trên được thu nộp trực tiếp vào kho bạc NN hoặc qua cơ quan thu theo các quy định hiện hành đối với từng khoản thu.
3. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Định nghĩa
Chi ngân sách nhà nước là hđ phân phối và SDquỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được chủ thể có TQ quyết định nhằm duy trì hđ của bộ máy NN và đảm bảo thực hiện các CN của NN
Nếu thu ngân sách nhà nước là hđ nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước chính là chu trình SD và Pphối nguồn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ NS đó.
Đặc điểm
Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở PL và theo kế hoạch chi NS cũng như phân bổ NS do cơ quan quyền lực NN quyết định. Theo Đ15 Luật ngân sách nhà nước thì QH là cơ quan duy nhất có quyền quyết định tổng số chi, cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi ngân sách nhà nước và quyết định phân bổ NSTW. Theo Đ25 HĐND các cấp được quyền quyết định dự toán chi NSĐP và quyết định phân bổ NS cấp mình.
Như vậy, mọi hoạt động chi NS phải được thực hiện trên cơ sở các quyết định của QH và HĐND các cấp.
Mục tiêu của chi ngân sách nhà nước là nhằm thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của BMNN , bảo đảm việc thực hiện các chức năng của NN. Do đó, chi ngân sách nhà nước không chỉ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động thu NS mà còn phụ thuộc vào quy mô của bộ máy NN và chức năng, nhiệm vụ mà NN đảm nhiệm.
Chi NS là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể:
+ Nhóm chủ thể đại diện NN thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước : cơ quan tài chính các cấp, kho bạc NN ,…
+ Nhóm chủ thể sử dụng NS : cơ quan NN ; các đơn vị; các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước . Trong nhóm chủ thể này, mặc dù có cơ quan NN tuy nhiên những cơ quan này không tham gia vào hoạt động chi ngân sách nhà nước với tư cách là nhưng chủ thể mang quyền đại diện cho NN mà chỉ đơn thuần là chủ thể được hưởng kinh phí ngân sách nhà nước cấp để trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chức năng.
Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế – XH+ Chi bảo đảm quốc phòng an ninh
– + Chi bảo đảm hđ của bộ máy NN |
+ Chi trả nợ+ Chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật |
Phân loại
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động có sử dụng kinh phí NS , chi ngân sách nhà nước bao gồm :
+ Chi phát triển: là các khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ KT và dịch vụ XH như phát triển NN và nông thôn; chi XD các công trình công cộng ,..
+ Chi QLHC: là các khoản chi nhằm duy trì hđ của BM cơ quan quyền lực và cơ quan QLNN các cấp
+ Chi cho quốc phòng, an ninh: là các khoản chi nhằm xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang và thực hiện công tác bảo vệ trật tự an toàn XH
+ Chi cho hoạt động giáo dục đào tạo: là các khoản chi nhằm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục đào tạo
+ Chi cho y tế là các khoản chi để duy trì và phát triển dịch vụ y tế.
Căn cứ vào mức độ định kỳ của các khoản chi:
+ Chi thường xuyên: là những khoản chi mang tính định kỳ, lặp đi lặp lại.
+ Chi không thường xuyên
4. Nội dung pháp luật về chi ngân sách nhà nước
Chi đầu tư phát triển
Định nghĩa: Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – XH , phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của NN nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển XH .
Nội dung chi đầu tư phát triển
Căn cứ vào tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển thì chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là các khoản chi để đầu tư XD các công trình thuộc kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn, các ctrình của các DN NN đầu tư theo khoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ,…
- Các khoản chi đầu tư phát triển không có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản như chi cấp vốn ban đầu, cấp bổ sung vốn pháp định hoặc vốn điều lệ cho các doanh nghiệp NN , chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh cho NN ,…
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước . Các nguyên tắc cần được bảo đảm khi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
- Việc cấp phát vốn ĐT và XD phải đúng đ/t là các công trình đã được PLquy định.
- Đơn vị chủ đầu tư phải thỏa mãn đầy đủ các đk cấp phát vốn XD cơ bản như thực hiện các thủ tục vè lập dự án đầu tư; dự án đã được ghi trong kế hoạch cấp vốn đầu tư và xây dựng từ ngân sách nhà nước ; tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu.
- Tuân thủ trình tự thủ tục cấp phát: căn cứ vào kế hoạch được duyệt, cơ quan tài chính các cấp thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phát vốn. Kho bạc NN có trách nhiệm chuyển tiền, thực hiện cấp phát. Chủ đầu tư nhận vốn theo tiến độ thực hiện.
Các khoản chi khác không có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư vốn cho doanh nghiệp NN
- Doanh nghiệp NN mới thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề KD của doanh nghiệp (nếu có).
- Cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp được thực hiện hàng năm.
Chi trợ cấp tài chính và trợ giá cho doanh nghiệp
Đối tượng được chi trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm từ ngân sách nhà nước là các DN thuộc mọi thành phần KT khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp SP, dịch vụ theo chính sách giá của NN .
Chi thường xuyên
Khái niệm
Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng của NN .
Chi thường xuyên có đặc điểm là mang tính ổn định, không có khả năng thu hồi và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng nên hình thức cấp phát, thanh toán là hình thức cấp phát theo dự toán.
Nội dung chi thường xuyên
Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi sau:
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa – XH như giáo dục – đào tạo; y tế; văn hóa – nghệ thuật,…
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của NN
- Chi cho các hoạt động quản lý NN
- Chi cho các tổ chức CT,tổ chức CT-XH và các TC khác được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước
- Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tư an toàn XH
- Các khoản chi khác
Chương 5: Một số vấn đề lý luận chung về thuế
1 Sự khác nhau giữa hai hình thức chi NSNN là cấp phát theo dự toán kinh phí và cấp phát theo lệnh chi tiền ?
Tiêu chí | Cấp phát theo dự tóan NSNN | Cấp phát bằng lệnh chi tiền |
Đ.tượng AD | gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị là: Các cơ quan hành chính nhà nước;
Các đơn vị sự nghiệp; Các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên; Các Tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật. |
Chi NS cho các chủ thể không có quan hệ thường xuyên với NSNN thường khoản chi mang tính đặc thù phát sinh từng lần (chi bổ sung, chi trả nợ, viện trợ…).
– Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước; – Chi trả nợ, viện trợ; – Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính. |
Quy trình, cách thức cấp phát | Căn cứ vào dự toán được giao – nhu cầu chi quý và chia ra từng tháng đã đăng ký với KBNN và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán NS kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch.
Sau đó, KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng NS, nếu đủ điều kiện theo quy định, thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng NS . |
Khi đến thời điểm thực hiện khoản chi, hoặc khi có yêu cầu của đơn vị thụ hưởng ngân sách, Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước theo chế độ quy định
Sau đó, lập lệnh chi tiền chuyển sang cho KBNN. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước và thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
|
Chủ thể chịu trách nhiệm | Chủ yếu thuộc KBNN, chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát chi, bảo đảm khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các điều kiện chi khác theo quy định.
Có quyền và trách nhiệm tạm đình chỉ, từ chối chi trả, thanh toán các khoản chi không bảo đảm các điều kiện chi theo quy định |
Cơ quan tài chính có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra nội dung, tính chất khoản chi, bảo đảm lệnh chi tiền chắc chắn có đủ điều kiện chi NS. KBNN chỉ xuất quỹ thanh toán cho đơn vị sử dụng theo yêu cầu của cơ quan tài chính. |
2 : So sánh thuế trực thu với thuế gián thu và ý nghĩa của việc phân loại thuế ?
Thuế Trực Thu | Thuế Gian Thu | ||
Giống
nhau |
– Căn cứ phân loại dựa trên mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế
– Là các nghĩa vụ tài chính mà chủ thể nộp thuế phải nộp vào NSNN – Đều là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, không đối giá, tính quyền lực nhà nước |
||
K
H Á C
N H A U |
Định nghĩa | Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập or tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một. | Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế. |
Loại thuế đặc trưng | Thuế TNDN, TNCN | Thuế TTĐB, GTGT | |
Chủ thể chịu thuế | Chủ thể nộp thuế và chủ thể chịu thuế là một | Chủ thể chịu thuế và chủ thể nộp thuế khác nhau (Chịu thuế là khách hàng; nộp thuế là người bán hàng, nhà nhập khẩu) | |
Ưu điểm | Đảm bảo sự công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế | Hạn chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế; Dễ dàng cho cơ quan quản lý thuế | |
Nhược điểm | Gây ra sự phản ứng về thuế của người nộp thuế do không có sự chuyển dịch về thuế; khó thu thuế | Không tạo ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch | |
Tác động vào nền kinh tế | Ít tác động vào giá cả thị trường
(vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, thu nhập sau 1 kỳ kinh doanh) |
Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường
(vì thuế được cộng vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ ) |
- Ý nghĩa của việc phân loại
Thứ nhất, việc phân loại nhằm phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng và ban hành pháp luật về Thuế.
Chẳng hạn như phân loại ra thuế trực thu và thuế gián thu, hai loại này có những thuế tiêu biểu đánh vào những đối tượng cụ thể như thuế TNDN, TNCN là loại thuế trực thu thuế TTĐB, GTGT là gián thu sẽ có đối tượng đánh thuế, chủ thể nộp, phương pháp tính thuế….. riêng. Vì vậy việc phân loại thành các loại thuế khác nhau giúp cho hoạt động lập pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng, cụ thể hơn. Đạo luật thuế phù hợp với từng đặc điểm và tính chất của từng loại. Qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động về thuế của cơ quan nhà nước cũng như áp dụng của các chủ thể chịu thuế
Thứ hai, việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế.
Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ, đối với thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, việc phân loại thuế tránh cho sự chồng chéo, cộng gộp nhiều đối tượng khác nhau vào chung một đạo luật thuế.
Gây ra sự chồng chéo trong quy định cũng như kỹ thuật lập pháp, không cụ thể vì thế gây ra sự bất hợp lý, khó khăn trong công tác chấp hành, không chỉ cơ quan thuế mà đặc biệt là người chịu thuế sẽ càng thêm khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy việc phân loại thuế theo các cách khác nhau với nhiều loại thuế khác nhau tránh sự chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền, quy định của cơ quan, chủ thể thu thuế
- Nêu các nguyên tắc đánh thuế theo quan điểm phổ biến và bình luận về vận dụng các quyền thu thuế của Việt Nam hiện nay?
- Các nguyên tắc đánh thuê theo quan điểm phổ biến hiện nay
Thứ nhất: Đánh thuế phải đảm bảo công bằng. Nghĩa là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế cũng như mọi người có điều kiện liên quan tới thuế như nhau thì được đối xử về thuế như nhau. Và tính công bằng này luôn được đảm bảo dù trong trường hợp có sự khác nhau về điều kiện. Cụ thể nếu đối tượng có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng. Mặt khác, những đối tượng được khuyến khích ưu đãi khi có đủ điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng.
Thứ hai: Đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính “trung lập” của thuế. Đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống nhân dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; tình trạng trốn thuế sẽ xảy ra. Còn nếu thuế thu được quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do vậy cần có sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người dân mà Nhà nước vẫn duy trì được hoạt động của mình. Khi ban hành một loại thuế, không những xem xét nhu cầu chi tiêu của Chính phủ mà còn cần tính toán đến khả năng tài chính của người nộp thuế. Tuy vậy để cân bằng giữa các lợi ích cũng là việc rất khó khăn. Vì thế đây là yếu tố dẫn tới sự thay đổi trong chế độ chính sách thuế, có ý nghĩa quan trọng khi xác định những nội dung cụ thể của đạo luật thuế hay xác định cơ cấu hệ thống pháp luật thuế.
Thứ ba: Đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả. Nguyên tắc này đảm bảo cho các loại thuế phải rõ rang, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định trong thời gian dài. Hơn nữa hệ thống thuế phải được tổ chức để chi phí quản lí thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Tầm quan trọng của nguyên tắc này thể hiện cao nnhaatskhi ban hành văn bản pháp luật về thuế, văn bản giải thích hướng dẫn cho các đối tượng liên quan.
Thứ tư: Đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần.Nguyên tắc bày đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước. bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc gia khác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình. Ví dụ như giữa Việt Nam và Ba Lan có kí kết Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.
4. Bình luận về việc vận dụng các quyền thu thuế của Việt Nam hiện nay.
Quyền thu thuế của NN dựa trên quyền lực chính trị; dựa trên yếu tố lãnh thổ và dựa trên yếu tố con người ( quốc tịch ). Quyền thu thuế gắn với quyền lực chính trị của một quốc gia có chủ quyền: Trên cơ sở toàn bộ không gian trong biên giới lãnh thổ của quốc gia đó và công dân, cư dân của quốc gia có chủ quyền đó. Quyền thu thuế dưạ trên yếu tố lãnh thổ cho phép NN được quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ quốc gia đó, không phân biệt loại chủ thể. Quyền thu thuế dựa trên yếu tố con người cho phép NN được thu thuế với mọi công dân của quốc gia đó, không phân biệt đối tượng này đang cư trú hay không cứ trú trên lãnh thổ quốc gia
Xuất phát từ luận điểm thuế gắn với nhà nước- nhà nước nào cũng có quyền thu thuế trong phạm vi cai quản của mình. Điều này như một nội dung quan trọng để khẳng định chủ quyền quốc gia – chủ quyền chính trị pháp lí ( được pluat qte công nhận, tôn trọng). Quyền thu thuế được coi như cơ sở để nhà nước có thể ban hành hệ thống văn bản pháp luật thuế trong nước, giải quyết vấn đề quốc tế lquan đến thuế. Cho phép nhà nước được quyền thu thuế với mọi công dân đủ điều kiện của quốc gia không phân biệt chủ thể.
Xét ở khía cạnh kinh tế, quyền thu thuế của nhà nước là nền móng đảm bảo sự ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xét về mặt lập pháp việc xác định đúng và áp dụng quyền thu thuế giúp nhà làm luật tránh bỏ sót nguồn thu hay không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của ng nộp thuế..
Ở Việt Nam hiện nay thực tế nhà nước áp dụng cả hai quyền thu thuế ( theo lãnh thổ, theo quốc tịch ), đối với quyền thu thuế dựa trên quyền lực chính trị được NN vận dụng vào thu thuế đối với các chủ thể nộp thuế là quyền tối cao và bắt buộc tuân theo. Ví dụ : Thuế GTGT. TTĐB, xuất nhập khẩu đánh vào mọi đối tượng sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt người nộp thuế là công dân Việt Nam hay không. Bên cạnh đó thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng với các tổ chức cá nhân Việt Nam không chi đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà còn áp dụng với người Việt Nam sống ở nước ngoài. Việc áp dụng quyền thu thuế dẫn đến việc thay đổi các quy định của hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam trong các giai đoạn cụ thể khác nhau.
- Trình bày cơ cấu của Luật thuế và rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu pháp luật thuế?
- Cơ cấu của luật thuế gồm những yếu tố sau:
Tên của luật thuế thường gắn với tên loại thuế mà Luật đó điều chỉnh (luật thuế GTGT, TTĐB…) Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiện được đăng trưng của loại thuế đó, giúp cho các đối tượng có liên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật này với đạo luật khác
- Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật thuế và mỗi loại có đối tượng nộp thuế khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng điều chỉnh.
- Căn cứ tính thuế là những số liệu cơ bản để xác định số thuế phải nộp. Căn cứ tính thuế thường được xác định dựa trên đối tượng chịu thuế và mức thuế suất áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế. Trong đó:
- Đối tượng chịu thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế theo quy định của một đạo luật thuế. Trong thực tế, đối tượng chịu thuế có thể là thu nhập (Thuế TNDN, TNCN), Kết quả hoạt động kinh doanh (Thuế TTĐB, GTGT) hoặc giá trị tài sản (Thuế SDĐPNN)
- Thuế suất là mức độ mà dựa trên đó, người nộp thuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thuế suất được quy định trong Luật Thuế có thể hiểu đây là thuế suất danh nghĩa. Có thể là thuế suất theo tỷ lệ % hoặc thuế suất cố định
- Phương pháp tính thuế là những cách thức được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trên những căn cứ tính thuế đã quy định trước. Ví dụ thuế TNDN, TTĐB… phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịu thuế nhân với thuế suất…
- Kê khai, nộp thuế. Quy định bao gồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tính phản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khi tiến hành một hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâu phải nộp thuế cho KBNN theo thời hạn định trước.
- Miễn giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế or đối tượng chịu thuế. Miễn, giảm thuế được quy định trong Luật thuế thường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, time. Miễn, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ khác nhau giữa các đối tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn giảm thuế các chủ thể này phải thực hiện theo một trình tự định trước.
- Xử lý vi phạm PL thuế bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, các chủ thể có liên quan có thể or bị áp dụng một hình thức xử lý nhất định: hành chính, hình sự. Thông thường, những hành vi có thể bị xử lý vi phạm thường được liệt kê trong VBPL. Các hình thức xử lý vi phạm luật thuế có thể là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung khác
- Ý nghĩa khi nghiên cứu pháp luật thuế:
Giúp cho hoạt động xây dựng Luật thuế trong thực tiễn được trở nên cụ thể và dễ dàng hơn
Thấy được cơ cấu của Luật thuế bao gồm những nội dung gì, từ đó có thể phân biệt được các Đạo luật thuế với nhau
Nghiên cứu pháp luật thuế là cơ sở để tạo sự bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ quan trọng về kỹ thuật lập pháp mà việc bắt kịp để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh cần phải điều chỉnh, vì vậy việc nghiên cứu pháp luật thuế là cần thiết
Chương 6: Pháp luật về thuế suất khẩu thuế nhập khẩu
- Khái quát
Biên giới quốc gia | Phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của 1 nước với 1 nước tiếp giáp khác,hoặc với hải phận quốc tê |
BG Tquan | Phân định giới hạn ,phạm vi áp dụng các chính sách về thuế |
Xuất khẩu | HH được dịch chuyển từ trong nước ra nước ngoài |
Nhập khẩu | -HH dich chuyển từ nước ngoài vào trong nước-HHtừ khu PTQ vào TT trong nc hoặc (.) nc vào Khu PTQ |
Quá cảnh | HH nhập vào nội địa , chỉ đi nhờ vào cảng VN làm trạm chờ rồi tiếp tục đi quá nước khác |
Chuyển Khẩu | Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài LT VN mà không làm thủ tục NK vào VN và không làm thủ tục XK ra khỏi VN |
Tạm nhậpTái xuất | Là việc mua HH của một nc để bán cho một nc khác, có làm Thủ tục NK HH vào VN và làm TT XK chính HH đó ra khỏi VNVD: nhập hàng hóa đó về trưng bày triển lãm |
Tạm xuất, tái nhập | Là việc HH được đưa ra nc ngoài hoặc đưa vào khu phi TQ,có làm thủ tục XK ra khỏi VN và TT NK lại chính HH đó vào VN.VD : Đưa máy móc ra nước ngoài sửa chữa |
- Khái niệm
Là các loại thuế đánh vào HH-DV dịch chuyển qua biên giới trong quan hệ TMQT
* Lưu ý: HHchưa ra khỏi BGQG nhưng được trao đổi giữa khu PTQ với thị trường thì đc coi là hoạt động X-NK.
- Đặc điểm
Thứ nhất, có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
Tức hàng hóa là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sx và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi biên giới của một nước. Như vậy, hàng hóa ở đây phải là vật hữu hình chứ ko thể là hàng hóa vô hình. (vd: các sp phần mêm thông tin, giao dịch từ nước này sang nước khác khôngg thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thuế xk,nk ).
Đồng thời, hang hóa đó là hàng hóa hợp pháp, được phép lưu thông trên quốc giá đó (Vd: ở việt nam cần sa là loại hàng cấm, không được trồng còn ở Canada thì được phép trồng. Như vậy, cần sa ko là hàng hóa được phép XNK ở VN).
Thứ hai, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu
Tùy từng trường hợp cụ thể mà loại thuế này sẽ được xác định khác nhau. Ví dụ: khi một nhà NK nộp thuế NK và tự tiêu dùng số hàng hóa NK đó chứ ko bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế NK đã nộp có tính chất là thuế trực thu, vì người nộp và người chịu thuế là đồng nhất.
Ngược lại, khi nhà NK nộp thuế NK và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế NK đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người khác, nên nó là thuế gián thu bởi người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất.
Thứ ba, thuế XK , thuế NK được quản lý thu bởi 1 hệ thống cơ quan chuyên biệt đó là cơ quan hải quan.
Đây là một điểm đặc trưng tiêu biểu khác hơn cả so với các loại thuế khác. Chính bởi tính chất đặc biệt của loại thuế này, bởi vậy cũng cần phải có một cơ quan chuyên môn chuyên biệt để kiểm soát tình trạng thu thuế.
Thứ tư, thuế XK thuế NK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động XNK.
Tùy vào từng thời kì, nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp về thuế suất để điều tiết hoạt động XNK, cũng như tạo điều kiện hơn cho nền kinh tế trong nước thúc đẩy.
- Vai trò
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu từ những nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ khác nhau, có mối quan hệ và sự thỏa thuận khác nhau trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì sẽ áp dụng thuế suất khác nhau đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế mà VN tham gia, đảm bảo giữ mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa VN với các quốc gia khác có MQH tối huệ quốc hay thông thường, đồng thời phù hợp với từng loại hàng hóa
Thứ hai, Nhập khẩu hàng hóa, theo quy định của pháp luật có nhiều hàng hóa được NK vào VN, mỗi loại hàng hóa khác nhau lại có mục đích sử dụng khác nhau, chất lượng, số lượng khác nhau…. Vì vậy cần phải quy định cụ thể từng loại thuế suất cho từng đối tượng cụ thể, qua đó tạo sự phù hợp đối với hàng hóa phải chịu số thuế, từ đó chủ thể nộp thuế sẽ đảm bảo thực hiện tốt hơn nghĩa vụ nộp thuế của mình, tăng nguồn thu cho NSNN
Thứ ba, quy định nhiều loại thuế suất khác nhau còn phản ánh sự điều chỉnh của NN đối với hàng hóa NK vào VN, thể hiện rõ sự điều chỉnh của NN đối với hoạt động NK hàng hóa, khuyến khích đối với thuế suất ưu đãi hay hạn chế NK bằng thuế suất cao…. Hơn nữa Thuế từ hoạt động NK là nguồn thu quan trọng cho NSNN, đặc biệt là nguồn thu 100% cho NSTW, vì vậy quy đinh nhiều loại thuế suất thể hiện sự coi trọng của NN đối với hoạt động này trong việc tạo nguồn thu cho NSNN và phát triển kinh tế
3. Nội dung
3.1 Đối tượng
– Đối tượng chịu thuế XK-NK( Điều 2 luật Thuế XK-NK)
– Đối tượng không chịu thuế XK-NK( Điều 3 luật Thuế XK-NK)
3.2 Người nộp thuế( Điều 4)
4. Điều kiện trở thành người nộp thuế
-Là người đứng tên làm thủ tục Hải quan
-Có hàng hóa là đối tượng chịu thuế
* Người nộp thuế bao gồm:
+ Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là đối tượng nộp thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu .Trường hợp xuất khẩu,nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế suất khẩu,thuế nhập khẩu.
VD: Chủ hàng,TC nhận ủy thác, cá nhân có HH khi XC nhập cảnh, gửi hoặc nhận HH qua biên giới.
+Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế: Đại lý làm thủ tục HQ;DN bưu chính, chuyển phát; TCTD hoặc Tc khác hoạt động theo quy định của PL
2.3 Căn cứ tính thuế suất khẩu ,nhập khẩu
Căn cứ tính thuế đối với hàng háo áp dụng thuế suất tỉ lệ (%)
-Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK,NK ghi trong tờ khai hải quan
-Giá tính thuế
-Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%).
*Phương pháp tính
Thuế XNK phải nộp = | Số Lượng HHx | Giá tính thuếx | TS thuế XNK (%) |
*Giá hàng XNK tính bằng tiền VN để tính thuế:
+XK: Đơn giá FOB ngoại tệ (x) tỷ giá thực tế mua vào của NH ngoại thương.
+NK: Đơn giá CIF ngoại tệ (x) tỷ giá thực tế mua vào của NH ngoại thương
Căn cứ tính thuế đối với hàng háo áp dụng thuế suất tuyệt đối
-Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan
-Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị HH
*Phương pháp tính
Thuế XNK phải nộp = | Số Lượng HH x | Mức thuế tuyệt đối |
- Các căn cứ của pp tính thuế
* Số Lượng hàng hóa
–Số lượng hàng hóa XNK được xác định theo tờ khai hải quan hàng XNK
-Số lượng HH thực tế XNK
* Giá tính thuế
Điều 9 Luật thuế XNK
Điều 7 Nghị định 87/2010 NĐ-CP
– GTT đối với HH XNKđược xác định theo quy định của PL về trị giá hải quan.
+ Đối với hàng XK: là giá tính thuế là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm chi phí vận tải và phí bảo hiểm (Giá FOB)
XK dưa hấu | Tại vườn 10k | Vận chuyển8k | Bảo hiểm 2k | GTT là giá tại vườn 10k |
– Đối với hàng NK:giá tính thuế là giá thực tế phải trả tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo hợp đồng (giá CIF)
NK dưa hấu | Tại vườn 10k | Vận chuyển8k | Bảo hiểm2k | GTT là giá tại cửa khẩu 20k |
*Trị giá hải quan
– XK: Là giá bán tại cửa khẩu (FOB,DAE) không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển (F).
– NK: Là giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển (F) và được xác định theo các PP xác định trị giá tính thuế theo QĐ của PL
– Phương pháp xác định trị giá tính thuế: tôn trọng trị giá giao dịch, PP trị giá giao dịch( HH giao dịch giống hệt, tương tự, khấu trừ,tính toán, suy luận)
- Thuế suất
– NN không quy định về thuế suất vì
+ Phụ thuộc mối quan hệ quốc tế
+ Các cam kết ,hiệp định, thỏa thuân
+ Quan điểm NN ở từng thời điểm về từng loại hàng
– Theo Biểu thuế suất của từng mặt hàng, từng thời điểm.
– Cơ quan ban hành biểu thuế suất là bộ tài chính
– Thuế suất Thuế NK gồm 3 mức: thông thường,ưu đãi và đặc biệt
- Các biện pháp tự vệ với hàng nhập khẩu
-Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào VN
-Áp dụng thuế chống bán phá giá – Áp dụng thuế chống trợ cấp
-Áp dụng thuế chống phân biệt đối xử
Chương 7: luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Khái niệm , đặc điểm
- Khái niệm
Là loại thuế đánh vào một số loại HH-DV đặc biệt cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất tiêu dùng.
- Đặc điểm
– Có diện (phạm vi ) đánh thuế hẹp
Chỉ áp dụng đối với 1 số doanh mục HH-DV đặc biệt cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn SX-TD(Đối tượng tác động của thuế TTĐB là những HH-DV không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến MT).Và chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, vì mỗi quốc gia đối tựng chịu thuế là khác nhau. èThể hiện vai trò điều tiết của NN .
– Thuế suất thường cao hơn các loại thuế gián thu khác
Thuế TTĐB thường có mức TS cao tác động lớn đến giá cả HH-DV nhằm điều tiết SX và hướng dẫn TD hợp lý, thông qua đó nhằm điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu dùng các HH-DV này.Do đối tượng của T TTĐB chỉ áp dụng với một số HH-DV nên các nước thường áp dụng mức thuế suất T TTĐB cao để hướng dẫn SX-TD qua đó cũng điều tiết một phần thu nhập của những người TD các HH-DV có thu nhập cao, đảm bảo công bằng XH.
– Thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu SX-NK HH hoặc Cung ứng dịch vụ
Chỉ đánh thuế ở khâu SX –NK (khi có hành vi SX,NK HH và kinh doanh DV) . Và chỉ đánh thuế ở khâu này vì:
+ HH-Dv đó có thể đặc biệt ở nước ta nhưng không đặc biệt ử nước khác.
+ Chỉ thu 1 lần ,đã thu khâu SX-NK và khi HH-Dv này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu T TTĐB . Vì nó điều tiết trực tiếp vào hành vi tiêu dùng.
– Thuế TTĐB có tính chất gián thu.(thuế tiêu dùng)
Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng HH-DVchịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của HH-DV mà người đó TD và người SX-KD HH-DV chịu thuế TTĐB là người nộp thuế cho NN thay cho người TD.Như vậy, người SX,NK HH, kinh doanh DV sẽ nộp thuế TTĐB và khoản thuế này được chuyển vào giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người TD gánh chịu
- Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:
– Thuế TTĐB góp phần hướng dẫn tiêu dùng.
– Thuế TTĐB góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
– Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để NN quản lý, điều tiết nững HH-DV nhạy cảm, tác động lớn đến nền KT-XH.
– Tạo nguồn thu cho NS NN .
- Nội Dung
1.Đối tượng chịu thuế
Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế TTĐB, điều 2 NĐ 26). Những trường hợp không chịu thuế TTĐB: điều 3 luật thuế TTĐB, điều 3 NĐ 26).
- Đối tượng không chịu thuế
– HH không thuộc điều 2
- Người nộp thuế(Điều 4)
-Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân SX,NK HH và kdoanh DV thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
-Trường hợp tổ chức, cá nhân có hđ kinh doanh XK mua HH thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở SX để XK nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, CN hoạt động kinh doanh XK là người nộp thuế TTĐB.
- Căn cứ tính thuế
(Điều 5)
Giá tính thuế của HH-DV chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.Công thức:
Thuế TTĐB phải nộp | = | Giá tính thuế TTĐB | x | Thuế suất Thuế TTĐB |
Lưu ý: Giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế TTĐB (Đ6 Luật thuế TTĐB, Đ4 NĐ26).
– Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá bán(chưa có thuế) GTGT-Thuế BVMT(nếu có) |
1+ Thuế suất thuế TTĐB |
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá bán (chưa có thuế GTGT) |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Trong đó: Giá thanh toán = Giá tính thuế (giá chưa có thuế TTĐB) + Tiền Thuế TTĐB (GTT x TS thuế TTĐB).
Vậy Giá Thanh toán = Giá tính thuế (1 + thuế suất).
Lưu ý: GTT là giá chưa có thuế TTĐB nhưng vẫn có thể có các loại thuế khác.
Ví dụ: Trong trường hợp NK HH thuộc diện chịu thuế TTĐB thì GTT TTĐB= GNK+TNK
+ Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng NK thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau:
GTT (TTĐB) | = | Giá tính thuế NK | + | thuế NK(nếu có) |
+ Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB:là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
– Thuế suất: (Xem biểu thuế suất thuế TTĐB trong Luật thuế TTĐB và NĐ26).
+ Thuế suất theo tỉ lệ
+ có sự phân biệt từng nhóm hàng trong 1 loại hàng
+ Ko có sự pbiệt nguồn gốc HH và thể hiện chính sách của NN trong điều tiết tiêu dùng
- Chế độ miễn, giảm thuế:
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
- Khấu trừ, quyết toán và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
(Chương III của Luật TTĐB, Chương III Nghị định 26 và chương III Thông tư 64).
Bài tập
Câu 1a. Một chai rươụ có giá bán chưa thuế là 300.000 đồng rượu dưới 20 độ
ADCT: Thuế TTĐB= GTT x TS= 300 x 30% =90 nghìn
Gía thành = 300000+90= 390 nghìn
1b. Một chai rươụ có giá nhập khẩu là 300.000 đồng rượu dưới 20 độ.Thuế suất 10%
Thuế NK= GNK xTS è GTT TTĐB = GNK+Thuế NK = 300.000+(300.000 x10%)=330.000è Thuế TTĐB =330.000 x 30% = 99.000 đ
Câu 2.Ô tô BMV giá nhập khẩu (CIF) là 1,2 tỷ.Biết thuế suất NK 1 chiếc xe là 70%.
Ta có : Thuế NK = Số lượng(GTT NK x TS NK)
= 1(1,2 tỷ x70%)=840 triệu
ADCT: GTT(TTĐB) = GTT NK + Thuế NK
- Giá NK = 1,2 tỷ + 840 triêu = 2,04 tỷ
Câu 3.DN X sản xuất xăng,tính giá tính thuế TTĐB của 1 lít xăng
-Biết giá thành ( đầy đủ các loại thuế) 1 lít xăng là : 20 đồng
– Thuế GTGT : 2đ
-Thuế BVMT : 3đ
GTT (TTĐB)= giá bán chưa có thuế GTGT-Thuế BVMT /1+ Thuế suất
= (20-2)-3/1+10%=15/1,1= 13,64
Câu 4. Năm 2010 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB .
GTT ( TTĐB) = Giá chưa thuế/1+ TS TTĐB = 20.000/1+ 0,45= 29.000
Chương 8: pháp luật về thuế gía trị gia tăng
- Tổng Quan về Thuế GTGT
- Khái niệm (Điều 2)
Là loại thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của HH-DV phát sinh trong quá trình SX, lưu thông , đến tiêu dùng.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi gđoạn SX, LT SP từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến SP hoàn thành, và cuối cùng làTD. Chính vì vậy mà còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở gđoạn trước. Thuế GTGT được cộng vào giá bán HH-DV, và do người TD chịu khi mua HH, sử dụng DV.
- Đặc điểm
Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt và ảnh hưởng của nó đến việc ban hành và thực thi luật thuế TTĐB.
Thứ nhất, thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao. Đối tượng của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ không thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu của con người nhưng tác động xấu đến môi trường. Có thể nói, thuế TTĐB có ảnh hưởng đến các hoạt động sau:
Về việc ban hành quy định pháp luật về thuế TTĐB: Phải liệt kê cụ thể danh mục đối tượng chịu thuế, không thể quy định chung chung như đối với luật thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
: Người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền chỉ cần căn cứ vào danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là có thể biết được quyền và nghĩa vụ của mình. Giúp cho luật thuế tiêu thụ đặc biệt được thực thi một cách có hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc công khai, minh bạch khi thu thuế.
Thứ hai, thuế suất tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỷ lệ và thường cao hơn so với thuế suất các loại thuế gián thu khác. Điều này khiến các nhà làm luật phải điều chỉnh việc ban hành quy định pháp luật sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của người nộp thuế. Đồng thời, trong việc thực thi pháp luật, do thuế suất cao dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt, việc thu thuế gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần. Để khắc phục, các nhà làm luật phải quy định cụ thể, rõ ràng việc đánh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nào, đồng thời quy định cụ thể trường hợp hoàn thuế để tránh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hai lần ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người nộp thuế. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào luật và đặc điểm này của thuế TTĐB để thu thuế đúng quy định.
- Vai trò
- Nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước( phạm vi đối tượng rộngà số thuế thu đc lớn)
- Điều tiết nền kinh tế- XH( là loại thuế gián thu chủ yếu đánh vào HV tiêu thụ SP)
- Tao ra cơ chế kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.(Kích thích hoặc hạn chế hoạt động KD HH-DV)
II. Nội Dung
- Đối tượng chịu thuế( điều 3)
- Đối tượng không chịu thuế (Điều 5) l
Thứ nhất, đối với một số nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu tiêu dùng phổ biến như dịch vụ y tế, dạy học, học nghề; sản phẩm muối, trồng trọt, chăn nuôi… đều là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của nhân dân. Vì vậy, để có thể xã hội hóa các loại dịch vụ này, cũng như là đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng dịch vụ thiết yếu và những sản phẩm nông nghiệp cần thiết nên nhà nước sẽ không đánh thuế giá trị gia tăng vào những nhóm hàng hóa này
Thứ hai, các mặt hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Bởi đây là những mặt hàng tối cần thiết để có thể đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới của đất nước.
Thứ ba, thực hiện cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, thiết bị chuyên dùng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được.
Thứ tư, thực hiện nguyên tắc chỉ đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hàng không thực tế tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam như hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất khẩu đều không nằm trong diện chịu thuế
*So sánh không chịu thuế, thuế suất 0% và Miễn Thuế
Giống: là chủ thể không phải nộp một khoản tiền thuế.
Khác
T/C | Không chịu thuế | Thuế suất 0% | Miễn Thuế |
Điều kiện | Cơ sở KD kô được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của HH-D sd cho SX-KD HH-DV thuộc đối tượng kô chịu thuế GTGT theo quy định mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí KD. | Ap dụng đối với HH-DV xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của DN chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải QT; HH-DV thuộc diện kô chịu thuế GTGT khi XK , trừ một số TH khác. | Miễn thuế là TH vẫn phải chịu thuế, tuy nhiên vì lý do khách quan nào đó sẽ được miễn giảm một phần nào đó theo quy định của PL. |
Nghĩa vụ pháp lý | -Không phải đt chịu thuế-Không phải kê khai
-Thường được áp dụng trong: viện trợ nhân đạo, HH mượn đường chuyển khẩu, quá cảnh, HH trong khu phi thuế quan. -Cơ sở KD kô được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào |
-Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên hàng tháng cở sở KD HH-DV phải kê khai và có NV nộp thuế đầy đủ đúng hạn vào ngân sách nhà nướcĐược khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của HH-DV sử dụng cho việc SX-KD HH-DV thuộc đối tượng chịu thuế. | -Vấn thuộc đối tượng chịu thuế,Phải kê khai-Ưu đãi trong một thời gian
-Được khấu trừ thuế đầu vào -Thường được áp dụng trong thợp HH hư hỏng, giám sát HQ có chứng nhận của cơ quan HQ. |
- Chủ thể
(Điều 4)
Người nộp thuế | Cơ quan thu thuế |
– Cơ sở KD– Nhà NK | – Cơ quan thu thuế ĐP– Cơ quan thu thuế HQ
– Cơ quan được ủy quyền thu thuế khác |
* So sánh quy định về ng nộp thuế GTGT với ng nộp thuế TTĐB
T/C | ng nộp thuế TTĐB | ng nộp thuế GTGT |
Đối tượng | -Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân SX,NK HH và kdoanh DV thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.-TH tổ chức, cá nhân có hđ kinh doanh XK mua HH thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở SX để XK nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, CN hoạt động kinh doanh XK là người nộp thuế TTĐB. | Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. |
4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ pháp lý: Điều 6 Luật Thuế GTGT 2015.
Giá chưa thuế = Giá thanh toán / (1+Thuế suất)
Lưu ý: Giá tính thuế GTGT của hàng hoá xuất khẩu
[Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có)]- Giá có thuế = Giá chưa thuế + Thuế
- Giá thanh toán = Giá chưa thuế + Giá chưa thuế x Thuế suất
= Giá chưa thuế (1 + Thuế suất).
- Mức thuế GTGT theo quy định pháp luật thuế hiện hành:
Căn cứ pháp lý: Điều 8 Luật Thuế GTGT 2015.
- 0%: hàng XK
- 5%: hàng hoá dịch vụ thiết yếu/ là nguyên liệu đầu vào cho SX nông nghiệp.
- 10%: các mặt hàng còn lại
- Nhóm không chịu thuế (VD: ướp cá vừa đánh bắt)
4.1 Giá tính thuế
(Quy định cụ thể điều 7 )
Là giá bán ra đối với HH và giá cung ứng dịch vụ đã có thuế TTĐB,Thuế BVMT và chưa có thuế GTGT.
* Đối với HH-Dv mà hóa đơn ghi giá đã có thuế GTGT
GTT(GTGT) = | Giá thanh toán / 1+ Thuế suất(%) |
Công thức tổng quát
Giá CIF | + | Thuế NK | ||||||
Giá tính thuế TTĐB | + | Thuế TTĐB | + | Thuế BVMT | ||||
Giá tính thuế Giá trị gia tăng | + | Thuế GTGT | ||||||
Giá thành/Giá thanh toán | ||||||||
4.2 Thời điểm xác định thuế GTGT
+ Đối với HH-DV xây lắp è thời điểm nghiệm thu bàn giao
+ Đối với hoạt động cung cấp điện,nước là ngày ghi chỉ số….
4.3 Thuế suất( Gồm các mức 0%, 5%, 10%)
5. Phương pháp tính
T/C | Phương pháp khấu trừ thuế | Ppháp tính thuế trực tiếp | ||||
CSPL | Điều 10 | Điều 15 | ||||
Đối tượng |
Và
Có đầy đủ điều kiện (1)(2) |
CS kinh doanh và tổ chức ,cá nhân nước ngoài không có cơ sở thường trú tại VN nhưng có thu nhập phát sinh tại VN chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ-Hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý | ||||
Nội dung | -CS KD thuộc đối tượng tính thuế theo PP này phải tính và thu thuế GTGT cuả HH-DV bán ra. Khi lập hoá đơn bán HH, cung cấp DV cơ sở KDphải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và số tiền người mua phải thanh toán. TH hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, kô ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT cuả HH-DV bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hđơn, chứng từ.-Thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ quy định như sau:
– Thuế đầu vào cuả HH-DV dùng vào SX-KD HH-DV chịu thuế GTGT thì được khấu trừ – Thuế đầu vào cuả HH-DV được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế phải nộp cuả tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. |
-GTGT= gía thanh toán cuả HH-DV bán ra – giá thanh toán cuả HH-DV mua vào tương ứng-Thuế suất thuế GTGT đc AD phù hượp nghành nghề KD HH-DV mà chủ thể cung cấp | ||||
Cách tính | -Số thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.+ Thuế GTGT đầu ra = GTT cuả HH-DV chịu thuế bán ra x thuế suất thuế GTGT cuả HH-DV
+ Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua HH-DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của HH NK dùng vào SX-KD HH-DV chịu thuế GTGT. -Các mức thuế suất như sau: – Không chịu thuế – 0% – 5% – 10% Ví dụ: Bán hàng hóa với giá là 100 triệu, giá mua vào là 95 triệu, thuế suất 10% => VAT phải nộp là 10 triệu – 9.5 triệu = 0.5 triệu |
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT cuả HH-DV chịu thuế (x) với thuế suất(%) thuế GTGT cuả loại HH-DV đó.Tỷ lệ % như sau:
– Pphối cung cấpHH 1% – Dịch vụ xây dựng kô bao thầu nguyên vật liệu: 5% –SX, vận tải, DV có gắn với HH, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3% – Hoạt động KD khác: 2% Ví dụ: Bán hàng hóa với giá bán là 100 triệu => VAT phải nộp là: 100 triệu x 1% = 1 triệu |
||||
Loại trừ/Lưu ý | +Nếu cơ sở KD là cá nhân , HGĐ thì ko đc AD+CS kinh doanh vàng bạc đá quý
+ PP khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức KD trừ các đối tượng áp dụng tinh thuế theo PP tính trực tiếp trên GTGT. |
-TS AD chung cho cả HH – DVmua vào bán ra-căn cứ tính phần GT tăng thêm là GTT tức là giá đã có GTGT đc xác định trong chứng từ hóa đơn
-Đối với HH-Dv ở khâu mua vào ko xđ đc là phần gía trị được phép trừ đi khi tính phần GTGT có nghĩ là việc đầu tư TS cố định ko đc xác định là phần giá trị HH mua vào tương ứng được phép trừ |
Ví dụ: Doanh nghiệp A có nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá “D” như sau:
+ Trong tháng mua vào hàng hoá “D” tổng số tiền thanh toán là: 110 (triệu) trong đó thuế GTGT là 10(triệu).
+ Trong tháng bán hàng hoá “D” tổng số tiền bán hàng là: 220 (triệu) trong đó thuế GTGT là 20 (triệu). Biết thuế suất của hàng hoá “D” là 10%. Tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp là 50 (triệu)
– Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.
TGTGT phải nộp = (220-110)*10%=11(triệu)
Lợi nhuận TT = (220-110-11)-50 = 49 (trieu)
– Phương pháp khấu trừ:
TGTGT phải nộp = 20-10 =10 (triệu)
Lợi nhuận TT = (200-100)-50 = 50 (triệu)
Người soạn: Hoàng Nhất
Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.