Luật thuế: Tổng hợp các câu hỏi tự luận

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế

1. Thuế là gì ? Đặc điểm của thuế ? 

Khái niệm về thuế

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phẳt triển cùa nhà nước. Để duỵ trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước càn có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn – hình thức sưu, thuế được cắt đật một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiên làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp. Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng “thuế ruộng đất”. Cùng với sự phát triển, những loại thuê và hình thức thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức “thuế thập phân” đã xuất hiện ở Anh thế ki thứ X. Theo đó, “một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật”. Hoặc vào thời kì này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc, hình thức thuế sớm nhất là “cống” thời nhà Hạ. Thuật ngữ “thuế” xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước Công nguyên.

Đối với Việt Nam, “thuế má” cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vặy, cho đến năm 1013, vào đời vua Lý Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống. Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đật thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuê chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản – thời Chúa Trịnh; thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà Nguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế ttong thời kì phòng kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo lí và pháp lí; chưa đáp ứng được yêu cầu và lợi ích của nhân dân. Sử cũ ghi lại “Thuế má thu đen tơ tóc, mà dùng của cải như bùn đất “. Đđn thời là Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch. Hệ thống thuế thời kì này mang nặng tính vơ vét, bóc lột.

Sạu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, song song với việc xoá bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch…), Nhà nựớc dần dàn hình thành hệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, yêu cầu đặt ra ttong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện.

Nhự vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế-xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.

Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơn giản. Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu-sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh gỉá của mình. Các Mác viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản đế kho bạc thu được tiền hay tài sản cùa người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là “một hình thức phân phoi thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phổi sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại?

Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định “thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ”.

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phôi gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau.

Đặc điểm của thuế

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu eủa mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuế giúp cho chung ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Trên .phương diện đỉều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.

Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với Các khoản thu ttên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lí quan ttọng khi ban hành pháp luật về thuế vă chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trà. Do thuế không có tính hoàn trả, về lí thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyên khi nộp thuế – hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.

Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuê được xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuê, tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhấ nước.

Đê gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.

Thứ ba, thuế không mang tính đôi giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợí ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nựớc. Bất kì “ai”, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.

Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản lí xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Điều đó lí giải vì sao thuế phải là các khoản thu không có tính hoàn ttả. Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng… Nói khác đi, người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.

Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của thuế, cũng cần phân biệt thuế vói phí, lệ phí. Mặc dù thuế, phí, lệ phí đều là các khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu cho quỹ ngân sách nhà nước nhưng giữa chúng có một số đỉểm khác biệt.

– Về cơ sở pháp lí để thực hiện các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. Nêu các khoản thu từ thuế được thực hiện ưên cơ sở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao (luật, pháp lệnh) thì lệ phí, phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.

– Về vị trí của các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí ứong tổng các khoản thu ngân sách nhà nước. Thuế luôn là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, lệ phí, phí cũng là nguồn thu ngân sách nhưng không có vị trí quan trọng như thuế.

– Thuế không mang tính đối giá, hoàn trà trực tiễp nhưng đối với lệ phí, phí lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.

– Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ nhưng đối với các khoản thu từ lệ phí, phí có thể mang tính địa phương, địa bàn.

2. Nêu các cách phân loại thuế và ý nghĩa của việc phân loại thuế đối với việc ban hành và thực thi văn bản pháp luật thuế.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Quản lý thuế 2019;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Các cách phân loại thuế

Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc nghiên cứu, nắm bắt quy định của pháp luật về các loại thuế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp. Để phân loại các loại thuế, việc phân loại cần dựa trên những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí này có thể là đối tượng chịu thuế; mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; người nộp thuế.

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:

Phân loại theo đối tượng chịu thuế.

Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:

Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…

Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…

Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính

 Phân loại thuế theo tính chất:

Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được quy định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …

Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu là người đóng thuế hộ người tiêu dùng.

Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế:

– Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Thuế đánh vào sản phẩm.

– Thuế đánh vào thu nhập.

– Thuế đánh vào tài sản.

– Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau:

Trong hoạt động lập pháp

Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế.

Ví dụ: thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.

 Trong công tác tổ chức hành thu

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ: đối với thuế trực thu việc theo dõi tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho Ngân sách Nhà nước.

Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

như vậy có thể thấy rằng, Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp và hành pháp. Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó.

3. So sánh thuế trực thu và thuế gián thu, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại thuế trực thu và gián thu.

So sánh thuế trực thu và thuế gián thu

– Khái niệm thuế, thuế gián thu, thuế trực thu

– Thuế: được xác định là một khoản đóng góp của cá nhân, pháp nhân thuộc các đối tượng phải chịu thuế mang tính chất bắt buộc cho nhà nước do pháp luật qui định nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đồng thời về mặt bản chất, thuế là một hình thức phân phối lại một bộ phận nguồn tài chính của cả xã hội và không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người đóng thuế. Thuế mang tính chất cưỡng chế, là nghĩa vụ mà các đối tượng chịu thuế bắt buộc phải thực hiện.

– Thuế trực thu: Đây là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, tổ chức trong xã hội và người nộp thuế chính là người chịu thuế hay hiểu đơn giản là khấu trừ trực tiếp vào nguồn thu nhập của đối tượng chịu thuế.

– Thuế gián thu: Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu.

– Các điểm giống nhau giữa thuế trực thu và gián thu

+ Đối với thuế trực thu và thuế gián thu thì đây đều là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế:

+ Đều là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;

+ Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.

– Các điểm khác nhau giữa thuế trực thu và gián thu

Mức độ tác động vào nền kinh tế

– Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)
– Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)

Mức độ quản lý

– Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.
– Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

Ưu điểm

– Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế

– Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế

Nhược điểm

– Thuế trực thu: khó thu thuế

– Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.

Đối tượng chịu thuế

Từ khái niệm về hai hình thức thu thuế ta thấy rằng thuế trực thu là người nộp thuế chính là người chịu thuế, nhưng đối với thuế gián thu thì lại không đồng nhất hai đối tượng nộp thuế và chịu thuế với nhau.

Phương thức điều tiết

Thuế trực thu thì điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng chịu thuế, nhưng đối với thuế gián thu thì lại điều tiết gián tiếp thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ chứ không điều tiết vào thu nhập của người chịu thuế.

Các loại thuế áp dụng

Đối với thuế trực thu được áp dụng để thu các loại thuế bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn đối với thuế gián thu là phương thức thu các loại thuế như thuế gái trị gia tăng VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hiệu quả khi thu thuế

Đối với phương thức thu thuế trực thu thì tương đối khó khăn trong quá trình thu thuế vì tâm lý của người nộp thuế. Trên thực tế Nhà nước rất khó khăn trong quá trình thu các loại thuế theo phương thức thu thuế trực thu vì người nộp thuế thường hay trốn thuế hoặc xác định mức đóng thuế thường không được chính xác dẫn đến việc thất thoát nguồn thu của Ngân sách nhà nước. Đối với phương thức thu thuế gián thu thì đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình thu thuế bởi vì người nộp thuế không phải là người chịu thuế theo quy định của luật cho nên tâm lý của người chịu thuế thường không trốn tránh hay thực hiện các hành vi gian dối để giảm mức thuế phải nộp cho Ngân sách nhà nước.

Phạm vi thu thuế

Đối với thuế trực thu thì phạm vi thu thuế nhỏ, hẹp hơn so với thuế gián thu bởi vì thuế trực thu điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế trong khi đối với thuế gián thu thì điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa hoặc chi phí dịch vụ cung cấp áp dụng đa số với tất cả các hàng hóa, dịch vụ trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế.

Như vậy ta thấy đối với người chịu thuế sẽ cảm thấy hình thức thu thuế gián thu hợp lý hơn, đối với Nhà nước thì hình thức thuế gián thu cũng có lợi cho Nhà nước trong việc thu thuế.

Ý nghĩa của việc phân loại thuế đối với việc ban hành và thực thi văn bản pháp luật thuế.

Trong hoạt động lập pháp:

  • Việc phân loại thuế gián thu và trưc thu giúp các nhà lập pháp tìm ra được cách thức điều tiết riêng từ đó xây dựng được các bộ luật thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của luật thuế đó.
  • Đảm bảo sự công bằng điều tiết thu nhập thì cần tăng thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần tăng thuế gián thu. Vấn đề là làm sao để cân bằng được lợi ích của cả Nhà nước và người nộp thuế.
  • Có thể thấy thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế có thể dẫn tới tình trạng trốn, lách luật  nếu quy định mức thuế suất cao, vì vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho phù hợp.

Trong công tác tổ chức hành thu:

  • Phân loại thuế có ý nghĩa trong tổ chức thu thuế. Mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng , cách thức tính thuế, … từ đó đưa ra được những  biện pháp phù hợp. Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan thuế để có biện pháp quản lý thuế hiệu quả.
  • Thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán rất khó quản lý.

Do vậy nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến giảm tác dụng của loại thuế này trong việc thu đầy đủ, kịp thời về ngân sách.
Với thuế  gián thu thì có vẻ như người nộp thuế không có gánh nặng về thuế, việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên cũng nên xem xét tới việc tăng như thế nào cho hợp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.

4. Các nguyên tắc đánh thuế theo quan điểm phổ biến

Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc đánh thuế sau đây là những nguyên tắc cơ bản cần phải được tuân thủ trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế:

Thứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng. nguyên tắc này được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng.

Thứ hai, đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống nhân dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; tình trạng trốn thuế sẽ xảy ra. Còn nếu thuế thu được quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do vậy cần có sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người dân mà Nhà nước vẫn duy trì được hoạt động của mình. Khi ban hành một loại thuế, không những xem xét nhu càu chi tiêu của Chính phủ mà còn cần tính toán đến khả năng tài chính của người nộp thuế, cụ thể số thuế phải nộp đó sẽ chiếm bao nhiêu phần trong thu nhập, doanh thu của người nộp thuế hay mức thuế đưa ra có gây ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập hay không…

Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thuế không cao hơn mức mà mục ĐÁP ÁN ra cho phép. Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.

Thứ tư, đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước. bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc gia khác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình. Ví dụ như giữa Việt Nam và Ba Lan có kí kết Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.

Về việc vận dụng các quyền thu thuế của Việt Nam hiện nay

Thuế gắn liền với tính quyền lực của nhà nước, vì vậy nhà nước có quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ quốc gia và, mọi công dân của quốc gia không phân biệt đối tượng này đang cư trú ở trên hay trong lãnh thổ quốc gia. Ở Việt Nam hiện này, áp dụng cả hai quyền thu thuế này nhằm tăng nguồn thu cho  ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo mọi đối tượng đủ điều kiện đều bình đẳng về việc nộp thuế cho nhà nước.

5. Trình bày cơ cấu của luật thuế và rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu pháp luật thuế.

Pháp luật thuế Việt Nam được ban hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn và học hỏi, tiếp thu tinh hoa hệ thống luật thuế đã và đang áp dụng ở các quốc gia điển hình. Theo đó, một văn bản pháp luật quy định một loại thuế bao gồm các nội dung chủ yểu: tên của văn bản pháp luật thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, các khâu của quá trình thu nộp thuê, miễn giảm thuê, đối tượng thu thuế và xử lí vi phạm. Cũng cần phải xác định ràng, tuỳ theo quy mô áp dụng của từng loại thuế mà văn bản pháp luật có mức độ chi tiết khác nhau.

– Tên của luật thuế: Tên của đạo luật thuế thường gắn với tên loại thuế mà luật đó điều chỉnh. Chẳng hạn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp… Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiện được đậc trưng của loại thuế đó, giúp cho các đoi tượng cộ liên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật thuế này với đạo luật thuế khác, Việc lựa chọn tên gọi cho một đạo luật thuế cũng có tính nhạy cảm nhất định đối với xã hội, vì vậy, có những trường hợp tên đạo luật thuế có thể được gọi “mềm” hơn. Chẳng hạn, pháp luật về thuế thu nhập đối với vốn của các tổ chức sử dụng vốn ngân sách (Capital Gains Tax) được gọi “mềm” hơn theo pháp luật Việt Nam (pháp luật về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào những năm 1990).

– Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế có thể có đối tượng nộp thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng tính thuế.

Ví dụ, Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế; Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế… Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hoà thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sổng kinh tế, xã hội.

Xác định đối tượng nộp thuế cũng cần phải phân biệt với đối tượng gánh chịu thuế, đối tượng có nghĩa vụ khẩu trừ thuế thay hoặc nộp thuế thay, đối tượng không nộp thuế.

Đối tượng gánh chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tế gánh chịu số tiền thuế. Họ có thể chính là đối tượng nộp thuế hoặc không phải là đối tượng nộp thuế. Đối tượng gánh chịu thuế thường không được nêu rõ trong văn bản pháp luật thuế nhưng lại là mối quan tâm trong việc điều chỉnh thu nhập của các nhà lập pháp và các cơ quan thu.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thường được pháp luật quy định rất cụ thể, rõ ràng từng trường hợp. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế nhất định là các tổ chức, cá nhân có đủ dấu hiệu của đối tượng nộp loại thuế đó đồng thời có các điều kiện khác đi kèm. Chính những điều kiện khác này làm loại trừ nghĩa vụ nộp một loại thuế nhất định. Ở Việt Nam, khi xác định đối tượng không thuộc diện nộp một loại thuế thường xuất phát từ chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước hoặc do những cam kết của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Đối tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay hoặc nộp thuế thay là những tổ chức có đủ điều kiện, có nghĩa vụ khấu trừ khoản tiền thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế và nộp thay cho họ. Thực tế, đổi tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay, nộp thuế thay phát sinh nhằm tăng cường kiểm soát nguồn thu từ thuế, chống thất thu thuế. Có thể tìm hiểu ở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế thu nhập cá nhân….

– Căn cứ tính thuế là những số liệu cơ bản để xác định số thuế phải nộp. Căn cứ tính thuế thường được xác định dựa trên đối lượng chịu thuế và mức =thuế suất áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế.

Đối tượng chịu thuế là đối tựợng khách quan phải thu thuế theo quy định của một đạo luật thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Việc lựa chọn đối tượng chịu thuế phản ánh ý chí của nhà nước đối với kết quả hoạt động kinh tế xã hội và cũng là cơ sở phân biệt luật thuế này với luật thuế khác. Trong thực tế, đối tượng chịu thuế có thể là thu nhập (Xem: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân), kết quả hoạt động kinh doanh hoặc giá trị tài sản.

Để có được đối tượng chịu thuế với tư cách là số liệu tính thuế, luật thuế thường quy định cụ thể, chi tiết cách thức để xác định căn cứ này. Những tiêu chí về số lượng, giá cả tính thuế, thu nhập chịu thuế… được hiểu như thông số xác định đoi tượng chịu thuế. Trong mỗi luật thuế, việc định danh từng yêu cầu trong đối tượng chịu thuế có thể khác nhau nhưng về bản chất cũng không nằm ngoài các nội dung nêu trên.

Thuế suất được hiểu là mức độ mà dựa trên đó, người nộp thuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thuế suất được ghi nhận cụ thể trong luật thuế, còn được gọi là thuế suất đanh nghĩa. Hiểu về thuế suất, cũng càn phải phân biệt chúng vối tỉ lệ chịu thuế. Tỉ lệ chịu thuế được hiểu là tỉ lệ giữa mức thuế phải nộp với tổng đôi tượng chịu thuế. Hai khái niệm thuế suất và tỉ lệ chịu thuế là khác nhau, mặc dù nhiều trường hợp chúng có thể trùng nhau.

Thuế suất có thể được quy định theo tỉ lệ phần trăm (thuế suất tỉ lệ) hoặc được quy định cố định theo những mức độ nhất định. Trường hợp áp dụng thuế suất cố định, cũng cần phải phân biệt chúng với mức thuế khoán được cơ quan thuế áp dụng đối vói người nộp thuế nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước. Đối với thuế suất tỉ lệ, các quốc gia thường quy định nhiều loại thuế suất tỉ lệ khác nhau, đáng chú ý là các loại thuế suất tỉ lệ thông thường, thuế suất luỹ tiến, thuế suất 0%. Thuế suất 0% là mức thuế suất đặc biệt, thể hiện ở chỗ về biểu hiện bên ngoài, người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thuế nhưng thực tế không phải nộp tiền thuế. Áp dụng thuế suất 0% còn có khả năng tăng cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường quốc tế (trả lại thuế hàng hoá dịch vụ ở các khâu sản xuất, lưu thông, làm hàng hoá đi vào thị trường quốc tế mà không mang giá có thuế).

Một đạo luật thuế có thể quy định một mức thuế suất duy nhất hoặc nhiều mức thuế suất khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của nhà nước đối với loại thuế sẽ được áp dụng vì với mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Chẳng hạn, việc quy định một mức thuế suất duy nhất sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng cho cả đối tượng nộp thuế và các cơ quan thu thuế, thể hiện sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; bên cạnh đó chúng lại không thể hiện được sự thu hút hay hạn chế đối với lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trường hợp quy định nhiều mức thuế suất trong một luật thuế, có thể hình thành các biểu thuế quy định cho từng nhóm đối tượng chịu thuế cụ thể (Xem: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế xuất nhập khẩu; Luật thuế tài nguyên; Luật thuế thu nhập cá nhân…).

Gắn với căn cứ tính thuế, một số luật thuế quy định về phương pháp tính thuế. Phương thức tính thuế được hiểu là những cách thức được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trên những căn cứ tính thuế đã quy định trước. Tuỳ theo tính phức tạp của mỗi loại thuế, phương thức tính thuế có thể quy định đơn giản hoặc phức tạp. Một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịu thuế nhân vói thuế suất áp dụng nhưng đối với thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính thuế được pháp luật quy định phức tạp hơn.

Nếu phương pháp tính thuế được xác định dựa trên những cơ sở pháp lí khoa học để có được một khoản tiền thu từ thuế, cách xác định mức thuế khoán có tính áp đặt nhiều hơn, thực chất được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế chưa đủ điều kiện thực hiện tính thuế theo phương thức tính thuế thông thường.

– Quy định về miễn thuế, giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về miễn, giảm thuế. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng nhiều nội dung miễn giảm thuế đã được quy định ở căn cứ tính thuế (xác định khởi điểm thu nhập chịu thuế, xác định mức thuế suất thấp hơn trong những trường hợp đậc biệt) bên cạnh những quy định cụ thể ở phần miễn thuế, giảm thuế, Tuy vậy, cách nhìn nhận này cũng chưa cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa miễn giảm thuế với những biện pháp ưu đãi thuế khác. Miễn, giảm thuế được quy định trong luật thuế thường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, thời gian được miễn giảm…

Miễn thuế, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ không giống nhau giữa các đổi tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn giảm thuế, các chủ thể này phải thực hiện theo trình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu thuế sẽ phê duyệt theo quyền hạn đã được phân cấp.

– Kê khai, nộp thuế. Quy định về kê khai, nộp thuế bao gồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tính phản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khi tiến hành hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâu phải nộp một khoản tiền thuế cho kho bạc nhà nước theo thời hạn định trước. Neu như trước đây nội dung về kê khai, nộp thuế được quy định ngay trong từng luật thuế thì hiện nay nội dung này được quy định trong Luật quản lí thuế.

Xét ở khía cạnh kinh tế, quy định về kê khai, nộp thuế dường như không là mối quan tâm hàng đầu nhưng ở khía cạnh pháp lí, việc quy định và tuân thủ quy định về kê khai, nộp thuế thể hiện thái độ của nhà nước đối với người nộp thuế và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Điều này cũng lí giải vì sao việc không tuân thủ hõặc tuân thủ không đúng quy định về kê khai, nộp thuế là nguy cơ gây ra những hậu quả pháp lí nhất định cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, những quy định về trình tự thủ tục kê khai, nộp thuế cũng cần được cụ thể, chi tiết. Tính khả thi cao cũng được đặt ra như một yêu cầu của văn bản pháp luật thuế.

Tuỳ thuộc mức độ phát triển, ý thức của dân chúng và khả năng kiểm soát của các cơ quan thu, mỗi loại thuế cần quy định về phương thức kê khai, nộp thuế khác nhau. Phương pháp kê khai nhưng nộp thuể theo quyết định của cơ quan thu, nộp thuế khoán, tự kê khai và tự nộp thuế được các quốc gia lựa chọn. Ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay, mỗi loại thuế có thể quy định đồng thời cả ba phương pháp trên.

– Xử lí vi phạm pháp luật thuế bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, cạc chủ thể có liên quan có thể hoặc bị áp dụng một hình thức xử lí nhất định: hành chính, hình sự. Thông thường, những hành vi có thể bị xử lí vi phạm được liệt kê trong văn bản pháp luật về quản lí thuế. Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật thuế có thể là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác. (Xem: Nghị đình cùa Chính phù sổ 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định về xử lí vi phạm pháp lụật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định của Chính phù sổ 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đồi, bổ sung một số điều cùa Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 cùa Chính phù quy định về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định của Chính phù số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung.

Chương 2: Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1. Phân tích các đặc trưng của thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tại sao phải quy định nhiều loại thuế suất thuế nhập khẩu?

Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Như vậy, thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Các đặc trưng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Hàng hóa là các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi biên giới của một nước.

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu phụ thuộc vào đối tượng chịu thuế:

+ Khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó là thuế trực thu

+ Khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập đã nộp có xu hướng chuyển sang người mua hàng, vì thế lúc này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mang tính gián thu

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu. Bởi khi đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài cao, thì người tiêu dùng trong nước sẽ không tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhiều, bảo đảm cho hàng hóa cùng loại trong nước có khả năng cạnh tranh, tiêu dùng

Lí do phải quy định nhiều loại thuế suất thuế nhập khẩu

– Xuất phát từ các Hiệp định, hiệp ước mà Việt Nam đã kí kết trong quan hệ thương mại quốc tế mà có sự phân biệt thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.

– Xuất phát từ đặc trưng bảo hộ sản xuất trong nước: áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống phá giá, thuế tự vệ,…Để đảm bảo khả năng điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước 1 cách hiệu quả.

– Xác định rõ các loại thuế suất với từng loại hàng hóa để việc thực hiện được rõ ràng, tránh bị nhầm lẫn.

2.  Phân biệt thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ

Khái niệm

– Thuế chống bán phá giá:

+ Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

– Thuế chống trợ cấp:

+ Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

– Thuế tự vệ:

+ Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Điều kiện áp dụng

– Thuế chống bán phá giá

+ Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

+ Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

– Thuế chống trợ cấp

+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

+ Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

– Thuế tự vệ

+ Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

+ Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

– Thuế chống bán phá giá

+ Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết; hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

+ Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước

– Thuế chống trợ cấp

+ Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết; hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

+ Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước

– Thuế tự vệ

+ Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo Điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;

+ Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận Điều tra; trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;

+ Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Thời hạn áp dụng

– Thuế chống bán phá giá

+ Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm; kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

– Thuế chống trợ cấp

+ Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm; kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

– Thuế tự vệ

+ Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm; bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo; với Điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

3. Cách xác định trị giá hải quan chỗ thuế xuất khẩu xuất nhập khẩu.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

Luật Hải quan năm 2014

Thông tư 39/2015/TT-BTC

1. Phương pháp trị giá giao dịch

1.1. Khái niệm:

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh.

1.2. Các khoản thanh toán:

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.

Bao gồm các khoản sau đây:

– Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại

– Các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ.

– Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại. Bao gồm:

  • Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa
  • Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán. Ví dụ như khoản tiền trừ nợ.

1.3. Điều kiện áp dụng:

Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

– Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu. Trừ các hạn chế dưới đây:

  • Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định
  • Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa.
  • Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu. Nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

– Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện. Nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó. Thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

– Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.

Trừ các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.

– Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

1.4. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán. Hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu. Mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại. Trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.

Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian
  • Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng.
  • Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.

1.5. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này

Bao gồm:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa

– Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu khai có mối quan hệ đặc biệt nhưng mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch)

– Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này)

– Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản, điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng)

– Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ)

– Chứng từ, tài liệu khác chứng minh việc xác định trị giá hải quan theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo.

2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

– Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện như phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

3.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo 2 phương pháp nêu trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự. Với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch. Và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan.

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán. Nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

3.2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:

Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam. Vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu. Với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

+ Điều kiện mua bán:

– Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan;

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại. Nhưng khác nhau về số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu như 2 lô hàng trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại. Nhưng cùng số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu như 3 lô hàng trên. Thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng. Sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

– Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải. Hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.

– Nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền. Thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác. Và phải có cùng xuất xứ.

– Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên. Thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan. Trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.

Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan. Thì phải chuyển sang phương pháp khác.

3.3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này,

Mỗi chứng từ 01 bản chụp. Bao gồm:

  • Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
  • Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
  • Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
  • Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
  • Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
  • Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.

4. Phương pháp trị giá khấu trừ

4.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ.

Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam. Hoặc việc bán hàng hóa chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán. Theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
  • Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp.

4.2. Nguyên tắc xác định

Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau:

– Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam.

Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan. Thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác định giá bán thực tế.

Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu.

– Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt.

– Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá.

Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu.

– Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu,

Nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá. Tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu.

4.3. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:

  • Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. Được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu
  • Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá. Hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu. Nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan. Người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.

4.4. Nguyên tắc khấu trừ:

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp. Có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

4.5. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam. Bao gồm:

  • Chi phí vận tải, phí bảo hiểm. Và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu.
  • Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam. Khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam
  • Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam.

4.6. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

Bao gồm:

  • Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định;
  • Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng. Và các loại chi phí mà người đại lý phải trả.
  • Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí.
  • Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá hải quan của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.
  • Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
  1. Phương pháp trị giá tính toán

5.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán.

Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

– Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu.

– Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này.

– Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu khác.

5.2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán:

Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất. Trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại. Do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

5.3. Vấn đề kiểm tra sổ sách

Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.

Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hóa cung cấp phục vụ xác định trị giá hải quan. Có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu được sự đồng ý của nhà sản xuất. Và phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan. Và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.

5.4. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

Bao gồm:

  • Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí. Có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này.
  • Hóa đơn bán hàng của người sản xuất.
  • Chứng từ về các chi phí.

6. Phương pháp suy luận

6.1. Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo tất cả các phương pháp trên. Thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận.

Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt từng phương pháp xác định trị giá hải quan. Và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

6.2. Không được sử dụng các giá trị sau để xác định trị giá hải quan.

Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:

  • Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;
  • Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
  • Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác;
  • Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được sử dụng trong phương pháp tính toán;
  • Trị giá tính thuế tối thiểu;
  • Trị giá do cơ quan hải quan xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này hoặc trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;
  • Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.

6.3. Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan:

–  Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày. Hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn. Nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan.

–  Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ. Bằng một trong các cách sau đây:

+Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ. Thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày. Kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ

+ Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu. Hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự. Cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu. Thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt. Với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.

+ Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

+Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

6.4. Chứng từ, tài liệu:

Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp đã được áp dụng linh hoạt để xác định trị giá hải quan.

Chương 3: Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Phạm vi áp dụng của thuế tiêu thụ đặc biệt. So sánh phạm vi áp dụng của thuế tiêu thụ đặc biệt với phạm vi áp dụng của thuế giá trị gia tăng.

1. THUẾ TTĐB 2. T.GTGT
*Khái niệm: Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào những mặt hàng cần điều tiết mạnh để định hướng sản xuất, tiêu dùng và tăng NSNN

* Đối tượng chịu thuế:

– Các dịch vụ, hàng hóa cụ thể:

(1). Hàng hóa: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô <24 chỗ, Xe mô tô >125cm3, Tàu bay, du thuyền,Xăng, Điều hòa <90.000 PTU,Bài lá, Đồ hàng mã \{Dùng cho đồ chơi và dạy học}

(2). DV: Vũ trường; Mátxa, Karaoke; Casino, trò chơi có thưởng; Cá cược; Gôn; Sổ xố.

– Các hàng hóa, dịch vụ trên không chịu thuế TTĐB trong TH:

(1). Hàng hóa Xuất khẩu

(2). Hàng hóa NK:

– Tạm nhập, tái xuất, quá cảnh,…

– Hàng viện trợ, quà biếu cho NN, cá nhân theo quy định của PL

– Hàng của cá nhân miễn trừ ngoại giao, hàng hóa xách tay tiêu chuẩn, hàng hóa đc miễn thuế

(3). Tàu bay, du thuyền – Kinh doanh , QP-AN

(4). Xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang: xe>24 chỗ công cộng; Xe<24 chỗ không dùng để lưu thông

(5). HH, DV trong các khu phi thuế quan, từ ngoài --> khu phi thuế quan\{ xe ô tô < 24 chỗ}

* Người nộp thuế:

– Tổ chức, cá nhân:

+ Sản xuất

+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và

+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB

* Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của HH, DV trong quá trình sản xuất và lưu thông HH

*Đối tượng chịu thuế: “Hàng hóa, DV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN trừ các đối tượng không phải chịu thuế GTGT”

* Đối tượng không chịu thuế:

– HH, DV thiết yếu, cơ bản, của những người có thu nhập thấp: Nông, lâm, ngư nghiệp, muối, y tế, giáo dục, bảo hiểm,..

– Dụng cụ đặc biệt dùng cho mục đích QP-AN

–  Các HH, DV theo Cam kết thực hiện hiệp định thúc đẩy kinh doanh với các quốc gia, tổ chức trên thế giới: Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư, Xây dựng, HH VN chưa thể tự SX phải NK,…

– Cam kết thực hiện nguyên tắc không đành thuế trùng: hàng quá cảnh, hàng tạm nhập, tái xuất,…

* Người nộp thuế:

– Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh HH, DV chịu thuế GTGT

2. Phân tích các lý do để nhà làm luật quy định các trường hợp không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định chi tiết tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (sửa đổi bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và thông tư 26/2015/TT-BTC). Các nhà làm luật cần quy định các trường hợp không thuộc diện chịu thuế này bởi các lí do cơ bản sau:

Thứ nhất, một số nhóm ngành hàng, dịch vụ có nhu cầu tiêu dùng phổ biến. Ví dụ như: dịch vụ y tế, dạy học, học nghề; sản phẩm muối, trồng trọt, chăn nuôi… đều là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho dân chúng. Xuất phát từ chức năng xã hội của nhà nước, giải quyết những đòi hỏi và nhu cầu cần thiết nhất phát sinh từ đời sống của người dân. Đối với những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho dân chúng, cần phải tạo điều kiện tốt nhất để những sản phẩm, dịch vụ đó đến được với mọi người dân. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển con người, phát triển đất nước.

Thứ hai, các mặt hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. Xuất phát từ chức năng chính trị của nhà nước. Vì tính đặc thù của các mặt hàng phục vụ an ninh quốc phòng là được quản lý rất chặt chẽ, các hoạt động mua bán mặt hàng này được quản lý, kiểm duyệt đặc biệt; và vì lợi ích chung, vì trật tự an toàn của cả quốc gia nên các mặt hàng này không thể bị đánh thuế giá trị gia tăng.

Thứ ba, thực hiện cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Ví dụ như: dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, thiết bị chuyên dùng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được. Lý do này được đưa ra xuất phát từ xu hướng hội nhập quốc tế, nước ta muốn phát triển, muốn hợp tác song phương và đa phương trên toàn thế giới, thì chúng ta có nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết mình đã đặt ra. Bên cạnh đó, việc quy định các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng vì lý do thúc đẩy sản xuất kinh doanh xuất phát từ chức năng kinh tế của nhà nước. Nhà nước xây dựng môi trường tốt nhất để giải phóng các tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là đối với các hàng hóa dịch vụ có tiềm năng phát triển kinh tế cao nhưu dịch vụ tín dụng và kinh doanh chứng khoán.

Thứ tư, thực hiện nguyên tắc chỉ đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, trường hợp hàng không thực tế tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam như hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất đều không nằm trong diện chịu thuế. Bởi lẽ các mặt hàng này tuy xuất hiện trong lãnh thổ Việt Nam trong một thời điểm nhất định nhưng trên thực tế không được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

3.  Phân biệt thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Khái niệm Thuế giá trị gia tăng và Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT hay thuế VAT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt( thuế TTĐB) là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Giống nhau

  • Đều ra đời nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và tạo ra trật tự xã hội
  • Đều là những loại thuế đánh thuế tới người tiêu dùng, áp dụng rộng rãi tới mọi tổ chức, cá nhân
  • Đều hướng tới đối tượng chịu thuế là hàng hóa và dịch vụ

Sự khác nhau

Tiêu chí Thuế giá trị gia tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt
Mục đích Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa. Nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Phạm vi áp dụng Phạm vi rộng, phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh thuế đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu, bia,…
Đối tượng nộp thuế Là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT( sau đây được gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT( sau đây gọi là người nhập khẩu) Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ tính thuế Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất, trong đó:

Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT

+ Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định.

Dựa trên 2 căn cứ:

+ Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

+ Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định.

4. Bình luận về cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập khiến các tổ chức, doanh nghiệp lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi áp dụng.

Theo Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung quy định mức thuế suất thuế TTĐB tăng khoảng 5% so với quy định trước đây (ví dụ, mặt hàng rượu mạnh, bia từ 50% tăng lên 55% và sẽ tăng lên 60% từ ngày 01/01/2018; rượu nhẹ từ 25% tăng lên 30%, đến năm 2018 là 35%; …). Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu – đối tượng chịu thuế lại không mấy lo lắng về việc tăng thuế suất, mà chính các quy định về cách xác định giá tính thuế mới khiến doanh nghiệp hoang mang, đau đầu vì phức tạp, khó hiểu.

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 108/2015/NĐ-CP; Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC, sửa đổi tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 130/2016/TT-BTC, giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường và thuế GTGT.

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu, trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Việc dùng giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại (đơn vị đối tác) bán ra thị trường để làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu là rất mơ hồ.

Theo quy định hiện hành của Luật thuế TTĐB, doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho cơ sở kinh doanh thương mại thì lấy giá bán của họ – cơ sở sản xuất để tính thuế, sao lại còn dùng giá bán ra của cơ sở đối tác để khống chế, áp thuế ngược lại cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Hơn nữa, căn cứ vào cơ sở khoa học nào hay căn cứ vào yếu tố thực tiễn nào cho việc áp dụng tỷ lệ 7% này. Tại sao là 7% mà không là 3 %, hay 5%, hay 10% giá bán bình quân trong tháng? Thông tư 195/2015/TT-BTC, nay được sửa đổi tại Thông tư 130/2016/TT-BTC đã quy định thêm trường hợp nếu giá bán của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra, thì giá tính thuế TTĐB do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo đó, xác định giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Vậy đối với những thương hiệu độc quyền, không có sản phẩm cùng loại thì sẽ lấy giá nào? cơ quan thuế ấn định giá dựa vào cơ sở nào? nếu không quy định rõ điều này thì dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình thực thi nội dung này. Vấn đề nữa là đối với người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, sản phẩm bia, rượu nhẹ thường quy định thời hạn sử dụng, nên lúc cận ngày hết hạn sử dụng các doanh nghiệp thường bán xả hàng với giá rẻ hơn. Nhưng với mức ấn định giá tính thuế không được phép thấp hơn 7% giá bán ra của cơ sở kinh doanh thương mại thì doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu không những đã bị lỗ, mà còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mức ấn định của cơ quan thuế là điều không hợp lý, không phù hợp với thực tế ngành hàng.

Luật thuế TTĐB năm 2008, sửa đổi năm 2014 thì quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán ra (chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường, chưa có thuế giá trị gia tăng), cụ thể quy định tại Điều 6 như sau: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Thế nhưng các văn bản hướng dẫn Luật lại “đổi thái cực” khi chuyển từ giá do nhà sản xuất, nhập khẩu bán ra thành giá bán ra của cơ sở kinh doanh thương mại làm chuẩn. Điều này khiến cho giá tính thuế TTĐB tăng đột biến. Bởi vì giá sản xuất, nhập khẩu là một đồng nhưng giá bán trên thị trường có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp 10 đồng, khi đó số thuế TTĐB doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải nộp theo cách tính “hướng dẫn” này cũng tăng theo. Ai cũng biết, quy định này là nhằm xử lý câu chuyện “lách” thuế, chuyển giá trong hệ thống các doanh nghiệp (ví dụ như tổng công ty bán hàng cho công ty con với giá thấp để “né” thuế, sau đó công ty con mới bán ra thị trường với giá cao) trong thời gian qua. Do vậy, trong các văn bản hướng dẫn đã quy định giá tính thuế TTĐB là giá của doanh nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết bán ra thị trường. Thế nhưng, việc quy định cơ sở xác định giá tính thuế từ “giá mua” sang “giá bán”, mà lại là giá bán của các đối tác khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bức xúc vì gây khó khăn và khó xác định. Đã vậy, các quy định còn ấn định giá bán không được thấp hơn 7% so với giá trung bình mà doanh nghiệp mua lại bán ra lại càng không phù hợp với nguyên tắc cơ chế thị trường, vì sẽ hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Dẫu vậy, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, quy định này chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp “ngay”, còn doanh nghiệp “gian” thì vẫn có cách “lách” bằng cách tạo thêm một công ty làm mắt xích trung gian để né thuế. Nhận thấy đây là quy định trái với cơ chế thị trường đã nêu tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, gây bất công khi tính thuế TTĐB đối với đơn vị sản xuất, không dựa trên giá thành, giá bán của chính họ, lại dựa vào giá của đơn vị kinh doanh thương mại. Xét về bản chất, các quy định nêu trên của Nghị định, Thông tư là trái với quy định của Luật thuế TTĐB. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cần khẩn thiết đề nghị điều chỉnh, sửa đổi các quy định tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP, Thông tư 195/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC để Bộ Tài chính xem xét và cân nhắc đưa ra giải pháp cân bằng hơn, vừa đảm bảo duy trì nguồn thu ổn định, phát triển bền vững cho Nhà nước và vừa giữ cho ngành công nghiệp phát triển lành mạnh, không bị xáo trộn trong bối cảnh hội nhập quốc tế cận kề.

Các doanh nghiệp luôn tin tưởng rằng Nhà nước và Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng một môi trường tài chính lành mạnh để hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp luôn nỗ lực đóng góp cho nguồn thu của đất nước. Động thái này chắc chắn sẽ tạo dựng và củng cố niềm tin cho những doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Là một loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế quốc gia, thuế TTĐB có vai trò lớn không chỉ trong việc đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội.

Thực tế áp dụng thuế TTĐB cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, các quy định của pháp luật về loại hình thuế này cần được hoàn thiện, góp phần tăng cường sự phát triển và ổn định của nền kinh tế, mức sống của nhân dân được nâng cao.

Chương 4: Pháp luật thuế giá trị gia tăng

1. Trình bày phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăn

Thứ nhất, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là:

Theo quy định tại điều 3 luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013) thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của  luật thuế GTGT”.

Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bởi vì thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế GTGT.

Thứ hai, Đối tượng không chịu thuế GTGT:

Có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại điều 5 luật thuế GTGT và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 như sau:

1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

6. Chuyển quyền sử dụng đất

7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.

8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

đ) Bán nợ;

e) Kinh doanh ngoại tệ;

g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.

11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ..

12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.

16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.

17. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.

18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.

24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

2.1 Giá tính thuế GTGT

Giá tính thuế làm căn cứ tính thuế GTGT được quy định như sau:

  • Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế BVMT (nếu có).
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dùng để biếu, tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương đương hoặc cùng loại tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
  • Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
  • Đối với loại hàng hóa bán theo phương thức trả góp hoặc trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
  • Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
  • Đối với hoạt động đại lý, môi giới là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán : (1 + thuế suất%).

2.2 Thuế suất thuế GTGT

Có ba loại mức thuế suất làm căn cứ tính thuế GTGT là 0%, 5% và 10% cụ thể như sau:

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

  • Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
  • Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
  • Dịch vụ cấp tín dụng;
  • Chuyển nhượng vốn;
  • Dịch vụ tài chính phái sinh;
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
  • 18 Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật Thuế giá trị giá tăng 2008 sửa đổi bổ xung năm 2013.

Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
  • Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
  • Dịch vụ liên quan đến đào đắp, nạo vét kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT;
  • Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
  • Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
  • Đường và các phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
  • Sản phẩm được làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
  • Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
  • Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
  • Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
  • Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này;
  • Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;
  • Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không áp dụng mức thuế suất 0% & và 5% ở trên.

Ưu , nhược điểm của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Ưu điểm – DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế– DN có hóa đơn GTGT đầu ra cho khách hàng là DN cần hóa đơn GTGT để khấu trừ thuế đầu vào – DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
Nhược điểm – DN phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ – Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ
Loại hóa đơn sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng – Hóa đơn bán hàng

3. Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Pháp luật quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng thế nào?

Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc nhà nước trả lại số tiền nộp thuế giá trị gia tăng mà các đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định.

Những trường hợp theo quy định được hoàn thuế giá trị gia tăng

Công ty, doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp sau đây:

Các cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (nếu kê khai theo tháng) hoặc trong quý (nếu kê khai theo quý) thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

Các sở kinh doanh mới được thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đang đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.

Nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp, công ty được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Các cơ sở kinh doanh theo tháng, theo quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào các khu phi thuế quan, các hàng hóa  được nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý.

Các cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, danh nghiệp hợp nhất, chia tách, sáp nhập hay chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại hoặc nguồn viện trợ không hoàn lại được quy định như sau:

Đối với các chương trình, dựa án do nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho các hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

Tổ chức ở Việt Nam sử dụng số tiền viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại ở Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

4. Tại sao trong hoàn thuế giá trị gia tăng lại xảy ra gian lận và đề xuất các biện pháp phòng, chống trên cơ sở pháp luật?

Nguyên nhân:

Thuế GTGT có ưu điểm là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở từng khâu sản xuất và lưu thông cho đến tiêu dùng, cho phép người nộp thuế được khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước và người nộp thuế được hoàn lại số thuế đã nộp mà chưa được khấu trừ hết, do đó tránh được trùng lặp thuế. Tuy nhiên, thuế GTGT cũng có nhược điểm là dễ bị gian lận, nhất là ở khâu hoàn thuế. Nguyên nhân chủ yếu là do quản lý hoạt động hoàn thuế còn kẽ hở. Cụ thể, trong quá trình kiểm tra thì đâu đó vẫn còn có một vài cán bộ trong ngành của thuế, hải quan móc nối với DN để làm chuyện hoàn thuế không công minh. Ngoài ra, liên quan đến hoạt động này, việc quản lý các DN có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa được làm tốt. Việc nhập về và xuất đi, tiêu thụ trong nước còn nhiều kẽ hở…

Đề xuất các biện pháp phòng, chống trên cơ sở pháp luật:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước, đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài; tránh thay đổi quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình trạng lúng túng trong thi hành.

Thứ hai, hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế. Thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế, nối mạng internet trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra. Đồng thời, hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế.

Thứ ba, tập tăng cường công tác thanh, kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế: Đặc biệt, tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với DN xuất nhập khẩu …

5. Nêu sự khác biệt giữa nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng của chủ thể kinh doanh hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng mức 0% và chủ thể kinh doanh không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng trên cơ sở phân tích quy định pháp luật.

Điểm khác nhau giữa 2 loại thuế này là:

Không chịu thuế Thuế suất 0%
 những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh; Liên quan đến nhân đạo…..  loại thuế áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp khác
Không phải đối tượng chịu thuế Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế
Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải thực hiện kê khai thuế Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kê khai.
Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

6. Phân tích đặc điểm, vai trò và cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

1. Đặc điểm của thuế GTGT

– Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.

VÍ DỤ

Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là 10Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT)

– Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả. Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN.

– Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Tổng số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

So với thuế doanh thu thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, đặc điểm trên cho thấy thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”.

– Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở 2 khía cạnh:

+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ.

+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.

– Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu

2. Vai trò của thuế GTGT

a. Trong lưu thông hàng hóa

  • Áp dụng thuế VAT thay cho thuế doanh thu không ảnh hưởng đến giá sản phẩm tiêu dùng. Mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế.
  • Thuế VAT không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá .
  • Việc áp dụng thuế VAT góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.

b. Trong quản lý kinh tế nhà nước

  • Tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
  • Tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
  • Tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao
  • Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế
  • Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
  • Khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
  • Góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế  thị trường, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

3. Cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng

Cơ sở của thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Thế nên cơ chế hoạt động của thuế VAT được quy định như sau:

  • Sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
  • Thuế VAT là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá  từ nguyên liệu đến thành phẩm và đến người tiêu dùng. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Thuế VAT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.
  • Thuế VAT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế,cũng không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ là khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Trong giá bán hàng đã bao gồm thuế VAT nên thuế VAT là do người bán hàng đã thay người tiêu dùng nộp vào kho bạc của nhà nước từ trước đó.

Chương 5: Pháp luật thuế thu nhập

1. Trình bày các loại thuế thu nhập hiện hành ở Việt Nam. So sánh phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Ở Việt Nam hiện nay có hai loại thuế thu nhập bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN 

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

  • Thuế thu nhập Doanh nghiệp:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Thu nhập chịu thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Các khoản thu nhập khác

Về các khoản thu nhập khác, căn cứ vào điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

+ Thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn

+ Các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

– Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.

– Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ, bao gồm:

+ Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;

+ Thu nhập từ bán ngoại tệ;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

– Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

– Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;

– Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

– Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;

– Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

– Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;

– Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ  theo quy định của pháp luật;

– Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;

– Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

  • So sánh phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh. Còn đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải là tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.

Thứ hai, thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân còn thu nhập chịu thuế ttong thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh.

2. Nội dung và ý nghĩa của việc ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần được xây dựng trên cơ sở mẫu Hiệp định thuế đối với thu nhập và tài sản của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) hoặc mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các nước phát triển và đang phát triển của Liên hợp quốc (1980). Trong nội dung của các hiệp định được các quốc gia kí kết có đề cập nhiều nội dung khác nhau như: Quy định về phạm vi áp dụng của hiệp định, cách xác định đối tượng cư trú, cơ sở thường trú làm cơ sở cho việc xác định quyền đánh thuế của quốc gia; phân chia quyền đánh thuế giữa nước cư trú và nước có nguồn thu nhập phát sinh; quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần; quy định về nguyên tắc không phân biệt đối xử; quy định về thủ tục thoả thuận song phương để giải quyết các khiếu nại về thuế theo hiệp định; quy định trao đổi thông tin về chính sách thuế cũng như quản lí thuế, liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định…

Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí với các nước thông thường có 30 điều. Ngoài ra, tuỳ theo từng hiệp định cụ thể có thể còn có nghị định thư hoặc công hàm ưao đổi kèm theo hiệp định để giải thích nội dung của một số điều khoản trong hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải có sự quy định chi tiết hơn.

Nghị định thư là một bộ phận của hiệp định có giá trị pháp lí như các điều khoản của hiệp định còn công hàm trao đổi có giá trị pháp lí thấp hom, nó có thể được sửa đổi, bổ sung không phải theo các thủ tục như khi sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hiệp định.

Nội dung cơ bản được ghi trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí kết có thể khái quát bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng. Tại các điều 1, 2 của các hiệp định thường có quy định phạm vi áp dụng của hiệp định gồm ba nội dung cụ thể là loại thuế áp dụng, đối tượng áp dụng, phạm vi lãnh thổ được áp dụng.

Về loại thuế được áp dụng: Là các loại thuế mang tính chất trực thu đánh trên thu nhập và tài sản. Các loại thuế gián thu không thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định (thực hiện theo nội luật của mỗi nước).

Về đối tượng áp dụng: Là tất cả các cá nhân, các công ti, xí nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào được coi là cộng ti, xí nghiệp (theo giác độ thuế)… là đối tượng chịu thuế theo quy định tại Luật thuế của Việt Nam cũng như của nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Về phạm vi lãnh thổ: Hiệp định chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của Việt Nam và của các nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Thứ hai, định nghĩa, giải thích cho các từ ngữ được dùng trong hiệp định để các bên có cách hiểu thống nhất, còn những từ ngữ chưa được định nghĩa tại hiệp định được hiểu theo nội dung quy định tại Luật của Việt Nam và của nước kí kết hiệp định với Việt Nam tuỳ theo ngữ cảnh cụ thể.

Thứ ba, quy định các tiêu chuẩn để xác định cá nhân, xí nghiệp, công ti… là đối tượng cư trú của Việt Nam hay của nước kí hiệp định với Việt Nam.

Để thực hiện đúng hiệp định thì vấn đề đầu tiên là phải xác định một đối tượng có phải là đối tượng cư trú của một trong hai nước hay không? Sau đó phải xác định tiếp đối tượng đó thuộc đối tượng cư trú của nước nào? Vì theo quy định tại hiệp định thì nhiều khoản thu nhập chỉ chịu thuế ở nước mà đối tượng đó là đối tượng cư trú hoặc có những khoản thu nhập phải chịu thuế ờ cả hai nước nhưng đối với nước mà đối tượng đó không phải là đối tượng cư trú và là đối tượng thực hưởng thì chỉ được đánh thuế theo mức thuế suất giới hạn quy định tại hiệp định như thu nhập từ lợi tức cổ phần; lãi từ tiền cho vay; tiền bản quyền…

Trong trường hợp đối tượng cư trú đó là một cá nhân và là đối tượng cư trú của cả hai nước thì phải căn cứ vào tiêu chuẩn sau đây để xác định đối tượng cư trú theo hiệp định.

– Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

– Nếu cá nhân đó cổ nhà ở thường trú ở cả hai nước nhưng ở Việt Nam có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn (cha, mẹ, vợ, con) và có quyền lợi kinh tế nhiều hơn ở Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư ttú của Việt Nam;

– Nếu không xác định được các tiêu chuẩn nói trên và cá nhân đó thường xuyên sống ở Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

– Nếu cá nhân đó sống thường xuyên ở cả hai nước hoặc cũng không sống thường xuyên ở nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch và nêu trường hợp cá nhân đó chỉ mang quốc tịch của nước thứ ba thì giữa Bộ tài chính Việt Nam và Bộ tài chính nước kia sẽ xác định cụ thể cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước nào thông qua thoả thuận song phương.

Trường hợp đối tượng là công ti, xí nghiệp, hiệp hội… (không phải là một cá nhân) là đối tượng cư trú ở cả hai nước thì phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sau để xác định đối tượng đó có phải là đối tượng cư trú của Việt Nam hay không?

– Nếu đối tượng đó được thành lập hoặc đăng kí kinh doanh ở Việt Nam thì là đối tượng cư trú của Việt Nam;

– Trường hợp đối tượng đó được thành lập hoặc đăng kí ở cả hai nước thì đối tượng đó sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam nếu có ở Việt Nam trụ sở đỉều hành thực tế.

Thứ tư, quy định các tiêu chuẩn để xác định một cơ sở thường trú. vấn đề này là nội dung quan trọng trong việc thực hiện hiệp định. Bởi vì, theo quy định chung thì một công ti nước ngoài chỉ phải chịu thuế thu nhập ở Việt Nam nếu công ti đó hoạt động ở Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú ở Việt Nam tức là có ở Việt Nam một cơ sở thường trú.

Theo quy định của hiệp định thì từ “cơ sở thường trú” dùng để chỉ một cơ sở kinh doanh cố định mà thông qua cơ sở này một xí nghiệp hoặc công ti nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động của mình tại Việt Nam. Trừ những trường hợp đặc biệt thì nhìn chung một công ti nước ngoài được coi là cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp đã được nêu trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về cơ sở thường trứ.

Thứ năm, các quy định về phân chia quyền đánh thuế đối với từng khoản thu nhập, cụ thể:

– Thu nhập từ bất động sản: trong các hiệp định đều có quy định tất cả các khoản thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê các loại bất động sản đều phải nộp thuế tại nước có bất động sản đó. Như vậy, nếu bất động sản ở Việt Nam thì mọi thu nhập phát sinh từ bất động sản đó đều phải nộp thuế tại Việt Nam không phân biệt người thực hưởng thu nhập đó có phải là người cư trú hay công ti đó có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay không.

– Một công ti nước ngoài chỉ phải nộp thuế ở Việt Nam nếu như công ti đó có cơ sở thường trú ở Việt Nam và số thuế thu nhập phải nộp ở Việt Nam chỉ được tính ưên số thu nhập mà cơ sở thường trú đó mang lại cho công ti nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định thu nhập cho cơ sở thường trú thường gặp khó khăn, do đó nội dung của điều 7 trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã kí giữa Việt Nam với các nước thường có các quy định khác với nguyên tắc nói trên. Chẳng hạn, có thể phân bổ thu nhập của công ti nước ngoài cho cơ sở thường trú tại Việt Nam dựa trên một tiêu thức nào đó dễ xác định như doanh thu, số lao động… Trong trường hợp cơ sở thường trụ không cung cấp đủ các cơ sở chính xác cho việc quản ư thu thuế thì có thể áp dụng theo phương pháp khác như là áp dụng một tỉ lệ thuế thu nhập tính trên doanh thu…

Thú nhập cua một công ti hàng không hoặc công ti tàu biển có được từ hoạt động vận tải quốc tế (hàng hoá và hành khách) chỉ phải nộp thuế ở nước mà công ti đó là đối tượng cư trú hoặc ở nước mà công ti đó có trụ sờ điều hành thực tế.

– “Lợi tức cổ phần”, “Lãi tiền cho vay” và “Tiền bản quyền” thì Việt Nam và nước kí kết hiệp định có quyền đánh thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay và tiền bản quyền theo nguyên tắc đánh thuế tại nguồn. Ngoài nội dung ttên, các hiệp định còn quy định thuế suất giới hạn áp dụng ở mỗi nước trong trường hợp đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng, có nghĩa là đối vói các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền thì các nước có quyền đánh thuế đối với những khoản thu nhập đó phát sinh ở nước mình nhưng việc đánh thuế ttong trường hợp đó không quá thuế suất đã ghi ở hiệp định. Trong các hiệp định Việt Nam đã kí kết với các nước, thuế suất giới hạn thường là 10%.

– Thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản có thể bị đánh thuế ở cả hai nước. Tuy nhiên, có một số thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng tài sản chỉ bị đánh thuế ở nước noi người chuyển nhượng tài sản là người cư trú như các trường họp sau đây:

Thu nhập phát sinh từ việc chuyên nhượng tài sản là tàu thuỷ hoặc máy bay và các động sản được sử dụng ttong hoạt động vận tải quốc tế hay từ việc chuyển nhượng các động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thuỷ hoặc máy bay đó;

Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu, cổ phần (không bao gồm việc chuyển nhượng các cổ phần, cổ phiếu của một công ti có tài săn mà chủ yếu là bất động sản).

– Các khoản tiền lưomg, tiền công và các khoản thù lao mang tính chất tiền lưỡng, tiền công sẽ phải nộp thuế ở cả hai nước nếu người đó thuộc 1 trong 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp có mặt ở nước kia ttong một thời gian hoặc nhiều thờỉ gian gộp lại không quá 183 ngày ttong mỗi giai đoạn 12 tháng liên tục; hoặc trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng chủ lao động hoặc đại diện của chủ lao động trả lương và tiền công cho người đó là một đối tượng cư trú của nước kia; hoặc trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng tiền lương và tiền công do cơ sở thường trú hoặc cơ sở kinh doanh cố định mà chủ lao động có tại nước kia trả.

– Các khoản thù lao và các khoản thanh toán tương tự do một công ti, xí nghiệp hay bất cứ tổ chức tương tự nào là đối tượng cư trú của nước này trả cho cá nhân là người cư trú của nước kia do đã tham gia làm giám đốc hoặc thành viên ban giám đốc của công ti trả thù lao thì có thể đánh thuế ở cả hai nước.

– Thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên quy định như sau: Một nghệ sĩ hay vận động viên của nước này sang nước kia biểu diễn thì thu nhập phát sinh từ hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên đó tại nước kia có thể bị đánh thuế ở cả hai nước, kể cả trường hợp thu nhập phát sinh tại nước kia được trả trực tiếp cho nghệ sĩ, vận động viên hay ữả gián tiếp thông qua đối tượng khác như công ti tổ chức biểu diễn hay các tổ chức đăng cai. Nếu một nghệ sĩ hay vận động viên của nước thứ nhất sang nước kia biểu diễn nhưng kinh phí biểu diễn kể cả tiền thù lao cho nghệ sĩ hay vận động viên do chính quyền các cấp của nước thứ nhất đài thọ thì thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên đó chỉ phải nộp thuế ở nước thứ nhất.

– Đối với các khoản lương hưu sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước nơi người nhận lương hưu là đối tượng cư trú.

– Các khoản tiền công và tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc phục vụ cho nhà nước này tại nước kia sẽ chỉ bị đánh thuế ở một nước theo các nguyên tắc:

Đối với tiền lương hưu, sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước mà cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú vừa mang quốc tịch.

Đối với tiền công, sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước mà cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú vừa mang quốc tịch hoặc cá nhân đó tuy không mang quốc tịch nhưng có thực hiện tại nước đó những công việc khác (ngoài công việc chính là phục vụ cho nhà nước của nước ấy, ví dụ như làm thuê cho công ti khác hoặc có hoạt động kinh doanh riêng tại nước đó) mà chính vì lí do đó người ấy trở thành đối tượng cư trú của nước đó.

– Đối với các khoản tiền công, tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc có liên quan đến kinh doanh của nhà nước này tại nước kia thì không áp dụng nguyên tắc chỉ đánh thuế ở một nước như đã trình bày ở trên mà vẫn thực hiện việc đánh thuế ở cả hai nước.

– Thu nhập của sinh viên và thực tập sinh: một sinh viên hay thực tập sinh là đối tượng cư trú của nước thứ nhất sang nước kia chi với mục đích là học tập sẽ được miễn thuế ở nước kia đối với các khoản tiền mà người sinh viên hoặc thực tập sinh đó nhận được từ nguồn ngoài nước kia để phục vụ cho việc sinh hoạt và học tập tại nước kia hoặc một số tiền nhất định hàng năm quy định trong hiệp định (tuỳ theo từng nước), người sinh viên hoặc thực tập sinh đó thu được từ việc làm công tại nước kia với đỉều kiện việc làm công đó phải liên quan trực tiếp đến việc học tập của sinh viên hay thực tập sinh.

Đối với các khoản thu nhập khác chưa được đề cập trong hiệp định thì chỉ phải nộp thuế ở nước mà người đó là người cư ttú.

Ngoài ra, các hiệp định còn quy định Việt Nam và nước kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp hên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế vói nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập. Trong trường hợp này, Việt Nam có quyền tính toán lại các quan hệ kinh tế giữa hai công ti theo nguyên tắc giá thị trường để xác định đúng số lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ sáu, quy định các biện pháp tránh đánh thuế hai lần thực hiện ở Việt Nam và nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Trong các hiệp định Việt Nam đã kí với các nước có nhiều phương pháp tránh đánh thuế hai lần như: phương pháp trừ thuế toàn bộ; phương pháp trừ thuế thông thường; phương pháp trừ thuế gián tiếp; phương pháp miễn thuế toàn phần; phương pháp miễn thuế luỹ tiến và phương pháp trừ khoán thuế. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng nước. Ở Việt Nam, trong tất cả các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã kí với các nước thì Việt Nam áp dụng hai phương pháp tránh đánh thuế hai lần sau đây:

– Phương pháp trừ thuế toàn bộ, nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở nước kí kết hiệp định với Việt Nam và theo quy định của hiệp định, khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước thì Việt Nam sẽ cho trừ vào số thuế phải nộp ở Việt Nam số thuế đã nộp ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

– Phương pháp trừ khoán thuế, nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở nước kí kết hiệp định với Việt Nam và theo quy định của hiệp định khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước nhưng theo quy định của pháp luật nước kia khoản thuế đó được miễn, giảm thuế ở nước kia thì Việt Nam vẫn cho trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam số thuế đáng lẽ phải nộp nhưng thực tế không phải nộp ở nước kia do nước kia miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

Thứ bảy, các quy định về không phân biệt đối xử, thủ tục thoả thuận song phương, trao đổi thông tin.

Trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam kí kết thường có quy định:

– Tất cả các đối tượng mang quốc tịch của một nước kí kết, mọi cơ sở thường trú hay một công ti con của một xí nghiệp của một nước kí kết có ở Việt Nam sẽ không phải chịu các loại thuế thu nhập hay cách xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất và miễn giảm thuế khác và nặng hơn so với người mang quốc tịch Việt Nam, xí nghiệp Việt Nam trong cùng một hoàn cảnh như nhau.

– Khi một đối tượng cư trú của Việt Nam hay của nước kí kết với Việt Nam nhận thấy việc nộp thuế của mình không đúng với những quy định của hiệp định thì có thể khiếu nại thẳng đến Bộ tài chính hay Tổng cục thuế ở nước mà người đó là đối tượng cư trú, không phải khiếu nại lên cơ quan thuế từng cấp theo như quy định tại luật thuế của hai nước. Để giải quyết các khiếu nại đó thì Bộ tài chính hoặc Tổng cục thuế của hai nước sẽ bàn bạc trao đổi với nhau để đạt được thoả thuận chung nhằm mục đích giải quyết khiếu nại đố và đi đến quyết định cuối cùng.

– Để nhằm thực hiện đúng hiệp định ở cả hai nước và đặc biệt tránh trốn thuế ở một nước hoặc cả hai nước thì Bộ tài chính hoặc Tổng cục thuế của hai nước phải thực hiện trao đối thông tin cho nhau một cách thường xuyên hoặc theo yêu cầu đối với từng trường hợp cụ thể hoặc cả hai hình thức với các nội dung thông tin như: các luật thuế hoặc các luật có liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định (kể cả văn bản); các thông tin liên quan phục vụ cho việc xác định thu nhập chịu thuế của một đối tượng cư trú của nước này có ở nước kia (nhằm tránh trốn thuế, để cưỡng chế thuế hoặc làm tài liệu trong quá trình tố tụng của toà án…).

Thứ tám, các quy định ngày hiệp định có hiệu lực thi hành, ngày kết thúc hiệp định.

Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày đầu của năm tiếp theo năm dương lịch hoặc năm tài chính mà cả hai bên kí kết đã làm xong các thủ tục phê duyệt hoặc phê chuẩn hiệp định.

Hiệp định sẽ có hiệu lực vô thời hạn nhưng sau 5 năm kể từ năm hiệp định bắt đầu có hiệu lực thi hành từng nước có thể kết thúc hiệp định bằng cách thông báo cho nước kí kết kia thông qua đường ngoại giao văn bản thông báo kết thúc hiệp định.

3. Trình bày căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như sau

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định tại điều 5 nghị định 218/2013/NĐ-CP:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – (thu nhập được miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).

Trong đó: thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.

Trong đó:

·        Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.

Là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Là doanh thu đã bao gồm thuế giá trị giá tăng với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

·        Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Các khoản chi phí được trừ bao gồm:

Các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khoản chi trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của doanh nghiệp.

Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Khoản chi trên 20 triệu phải có chứng từ thanh toán và không dùng tiền mặt.

Không thuộc các khoản chi không được trừ.

·        Các khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

Các khoản chi không đủ điều kiện được trừ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

Tiền phạt: do vi phạm hành chính, phần chi vượt mức theo quy định về trích lập dự phòng.

Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

Khoản trích vào chi phí không đúng.

Các khoản thu nhập được miễn thuế (khoản 4 điều 4 luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

·        Xác định lỗ kết chuyển:

Doanh nghiệp khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của năm sau.

Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá  5 năm, kể từ năm sau khi phát sinh lỗ.

4. Các loại chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

  1. Khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do sự kiện bất khả kháng (như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn …) không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do sự kiện bất khả kháng gây ra, phần giá trị tổn thất không được bồi thường này được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường.

Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập;

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập;

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Lưu ý: Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

  1. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

– Phần trích khấu hao theo mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại.

Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.

Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.

Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

– Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao còn giá trị.

  1. Phần chi không vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
  2. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, nhưng có lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Các khoản chi phí được trừ trong trường hợp này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

  1. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

  1. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và phải có chứng từ thanh toán.

– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phải được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của doanh nghiệp, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Chi tiền lương, tiền công cho người lao động, các khoản chi này đã hạch toán là chi phí trong kỳ tính thuế năm đó, nhưng chưa chi cho đến khi hết hạn nộp hồ sơ quyết toán mà sau khi hết thời hạn này mới được thực chi thì:

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi và doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

  1. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

– Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

  1. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến,có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
  2. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất;

– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác (Tham khảo mẫu Quyết định cử người lao động đi công tác);

– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

  1. Các khoản chi sau đây nhưng phải chi đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng mức chi theo quy định. Cụ thể:

Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

– Chi học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);

– Chi tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

  1. Phần chi không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.​

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định nêu trên còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của doanh nghiệp, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).

  1. Phần chi không vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
  2. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.
  3. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) theo mức quy định của Hiệp hội.
  4. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện có đủ chứng từ, hóa đơn thanh toán tiền điện. Cụ thể:

– Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước phải có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phải có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

  1. Phần chi phí thuê tài sản cố định không vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.

Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

  1. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
  2. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký và góp đủ vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
  3. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng:dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
  4. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ và đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ đã chi.

Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.

Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.

  1. Khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
  2. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) đúng đối tượng và có hồ sơ xác định khoản tài trợ. Cụ thể:

– Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

– Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm:

+ Biên bản xác nhận tài trợ cho Giáo dục (Mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ .

+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  1. Chi tài trợ cho y tế đúng đối tượng và có đầy đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ. Cụ thể:

– Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm:

+ Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế (Mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ .

+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  1. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai đúng đối tượng và có đầy đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ. Cụ thể:

– Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm:

+ Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai (Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là đơn vị nhận tài trợ.

+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  1. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo đúng đối tượng quy định nêu dưới đây; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật có đầy đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ. Cụ thể:

– Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm:

+ Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết (Mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ;

+ Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo);

+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm:

+ Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ.

+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  1. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm:

– Biên bản xác nhận tài trợ theo chương trình nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ;

– Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  1. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam không được vượt mức chi phí tính theo công thức sau:
Chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
Tổng doanh thu của doanh nghiệp ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế

Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.

Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của doanh nghiệp ở nước ngoài là báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một doanh nghiệp kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của doanh nghiệp ở nước ngoài, chi phí quản lý của doanh nghiệp ở nước ngoài, phần chi phí quản lý doanh nghiệp ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp ở nước ngoài phân bổ.

  1. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino không vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
  2. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế sau đây:

– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

  1. Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

  1. Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả và cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả.
  2. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo mức thực tế phát sinh của năm.

Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại.

Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã nộp Ngân sách Nhà nước.

  1. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
  2. Thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; hoặc thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công không bao gồm thuế thu nhập cá nhân trong đó.

5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

1. Ưu đãi thuế là gì?

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong tất cả các sắc thuế là ưu đãi thuế. Bởi vì, chính sách ưu đãi thuế không chỉ thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế mà còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi ứng xử phù hợp với định hướng của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời chính sách ưu đãi thuế cũng góp phần chia sẻ với người nộp thuế khi họ gặp phải khó khăn chịu thiệt hại ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.

Từ đó có thể hiểu, ưu đãi thuế là việc áp dụng các chính sách thuế riêng biệt so với các quy định chung của pháp luật thuế nhằm tạo ra sự đối xử ưu đãi hơn cho một hoặc một số nhóm đối tượng người nộp thuế cụ thể. Có thể hiểu đơn giản ưu đãi thuế là tổng hợp các quy định của pháp luật thuế mà theo đó, chủ thể nộp thuế được hưởng những ưu tiên nhất định so với các đối tượng khác trong quan hệ thuế với Nhà nước.

2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp. Chính vì thế Nhà nước sử dụng các chính sách ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế nhằm tác động đến hoạt động đầu tư vốn và tổ chức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu điều tiết kinh tế – xã hội của mình. Việt Nam là một trong các quốc gia có điều kiện kinh tế – xã hội đặc thù, đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, các điều kiện phát triển và nguồn lực về vốn được phân bổ không đồng đều giữa các vùng, miền do đó, các chính sách, pháp luật về ưu đãi nói chung về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là việc Nhà nước tạo ra một số điều kiện nhất định cho các đối tượng nộp thuế doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, về mặt lí luận, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là việc Nhà nước dành cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển với những điều kiện thuận lợi hơn về thuế suất, về thời gian miễn, giảm thuế và những vấn đề khác nhằm thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp đó trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Với tư cách là một chế định pháp luật: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp các quy định do Nhà nước ban hành về các biện pháp, những lợi ích nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế thu nhập cho những doanh nghiệp hoặc những nhóm doanh nghiệp nhất định dưới hình thức các ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm thuế và các hình thức khác trong những điều kiện nhất định so với các doanh nghiệp khác, qua đó nhằm khuyến khích và thu hút vào lĩnh vực, địa bàn nhất định.

3. Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

3.1. Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Chế độ ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm hai mức ưu đãi chủ yếu sau đây:

– Ưu đãi thuế suất 10% (áp dụng trong thời hạn 15 năm và trong suốt thời gian hoạt động).

– Ưu đãi thuế suất 17%, kể từ ngày 01/01/2016 (áp dụng trong thời hạn 10 năm và trong suốt thời gian hoạt động).

Thứ nhất, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 10% trong các trường hợp sau đây:

– Ưu đãi thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm đối với:

+ Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, trong đó bao gồm:

Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao; dự án cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; dự án sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường như: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; dự án thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

– Các trường hợp được kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nhưng không quá 15 năm, bao gồm:

+ Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới:

Các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao; dự án đầu tư cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; …

Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường như: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; dự án thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

+ Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ các dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản theo quy định) phải có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 nghìn tỷ đồng và được sử dụng công nghệ đã được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, đồng thời thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký của cả dự án đó không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Ưu đãi thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ:

+ Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, giám định tư pháp, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

+ Hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản.

+ Hoạt động báo in của cơ quan báo chí.

+ Thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.

+ Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản; hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; hoạt động nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; hoạt động sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; hoạt động sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối; các hoạt động đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.

+ Phần thu nhập từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của hợp tác xã.

Thứ hai, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 17% trong các trường hợp sau đây:

– Ưu đãi 17% trong thời gian 10 năm áp dụng đối với thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới:

+ Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

+ Các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như: sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất thép cao cấp; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất thiết bị tưới tiêu; dự án phát triển ngành nghề truyền thống.

– Ưu đãi 17% trong suốt thời gian hoạt động: được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.

Ngoài ra, Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

– Đối với tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam đều được áp dụng mức thuế xuất 20%.

– Đối với những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam được áp dụng mức thuế xuất từ 32% – 50%.

– Đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm được áp dụng mức thuế xuất 50%.

3.2. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

– Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo áp dụng đối với trường hợp thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới có ưu đãi thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và trường hợp thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

– Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa.

– Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo được áp dụng đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc lĩnh vực có ưu đãi thuế suất 20% trong thời gian mười năm; và áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp.

– Thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới mà dự án đó được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu, thì thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được tính kể từ năm thứ tư doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới.

6. Thế nào là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú? Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?

Căn cứ vào Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 thì:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:

– Có mặt tại Việt nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được hai điều kiện trên.

Sự khác nhau trong việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Theo đó:

– Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, từ 5% đến 35% tùy theo tổng thu nhập chịu thuế.

– Đối với cá nhân không cư trú, thuế suất áp dụng toàn phần là 20%.

Với quy định này, nếu thu nhập dưới khoảng 57 triệu thì cá nhân cư trú đóng thuế ít hơn. Nếu thu nhập trên 57 triệu thì cá nhân không cư trú đóng thuế ít hơn.

7. Trình bày nội dung hoàn thuế và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Hoàn thuế TNCN là bước mà nhà nước trả lại một phần thuế đã thu cho cá nhân người nộp.

Khấu trừ thuế TNCN là việc tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi chi trả thu nhập.

Các trường hợp hoàn thuế và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

* Đối với việc hoàn thuế TNCN

– Các trường hợp hoàn thuế:

Theo khoản 2 Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:

+ Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

+ Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

+ Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Điều kiện hoàn thuế:

Điều kiện được hoàn thuế TNCN được quy định theo điều 23 thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung điều 53 thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:

+ Những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế mới được hoàn thuế TNCN

+ Những cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập thì hoàn thuế phải được thực hiện thông qua tổ chức đó

+ Đối với cá nhân không thuộc diện ủy quyền quyết toán thuế thì phải trực tiếp kê khai với cơ quan thuế hoặc có thể nộp bù trừ vào kỳ kế tiếp.

* Đối với việc khấu trừ thuế TNCN

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và khoản 1 điều 25 thông tư 111/2013/TT-BTC, các loại thu nhập phải khấu trừ bao gồm:

– Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam: Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới:

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

+ Đối với cá nhân là người ngước ngoài vào làm tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

+ Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.

+ Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.

– Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý sổ số, bán hàng đa cấp: Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

– Thu nhập từ đầu tư vốn: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán: Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng

– Thu nhập từ trúng thưởng: Tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

– Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.

– Một số trường hợp khác.

8. Trình bày trình tự, thủ tục thu, nộp thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành.

Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung, điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh

Điều 17 Nghị định 83/2013 quy định về khai thuế thu nhập cá nhân như sau:

  1. Khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm và khai theo từng lần phát sinh.
  2. Các trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý, theo năm và khai theo từng lần phát sinh thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế thu nhập cá nhân và tài liệu khác liên quan.
  3. Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
  4. a)Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập là tờ khai quyết toán thuế và tài liệu khác liên quan;
  5. b)Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với cá nhân là tờ khai quyết toán thuế và tài liệu khác liên quan của cá nhân.
  6. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế quy định tại Điều này.

Cách thức thực hiện như sau:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở, sản xuất kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân

Tổ chức trả thu nhập là cơ quan trung ương; cơ quan trực thuộc Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh; cơ quan cấp Tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục thuế nơi tổ chức đóng trụ sở

Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính

Tổ chức trả thu nhập là cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

Thời hạn nộp thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

9. Trình bày đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

  • Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định của pháp luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Lưu ý: Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Ðối tượng chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.

1. Thu nhập thường xuyên:

Được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh thường xuyên, có tính chất đều đặn và ổn định trong năm và có thể dự tính được.

  • Thu nhập từ đầu tư vốn (cho vay, lợi tức cổ phần, đầu tư vốn dưới các hình thức khác (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ)
  • Thu nhập từ kinh doanh (hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật).
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

2. Thu nhập không thường xuyên:

Là các khoản thu nhập phát sinh theo từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn.

  • Thu nhập nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng như: Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; chuyển giao thông qua việc mua, bán, cung cấp bí quyết kỹ thuật; phương án công nghệ; nhãn hiệu hàng hóa; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học.
  • Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật; thu nhập về thiết kế kỹ thuật xây dựng; thiết kế kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ khác.
  • Trúng thưởng xổ số.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

+ Chuyển nhượng phần vốn trong các đơn vị kinh tế.
+ Chuyển nhượng chứng khoán.
+ Chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; chuyển nhượng quyền thuê bất động sản).
  • Thu nhập từ nhận thừa kế (chứng khoán; phần vốn trong các đơn vị kinh tế; cơ sở kinh doanh; bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng).
  • Thu nhập từ nhận quà tặng (chứng khoán; phần vốn trong các đơn vị kinh tế; kinh doanh; bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng).

10. Bài tập:
– Tháng 5/2014 Ông Hải Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công là
40.000.000 vnđ.
– Phải đóng các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế
trên tiền lương.
– Phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi.
Yêu cầu:
– Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2014 của Ông Hải Nam.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Chương 6: Pháp luật thuế đối với đất đai

1. Xác định các loại thuế liên quan đến đất đai và phạm vi áp dụng các luật thuế này tại Việt Nam hiện nay.

– Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng trong quá trình sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai 2013. Thuế đất phi nông nghiệp sẽ được thu theo vị trí, diện tích sử dụng đất.

Phạm vi áp dụng và cách tính các loại thuế liên quan đến đất đai

* Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp:

– Phạm vi áp dụng: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất vào sản xuất nông nghiệp. Tức là loại thuế này đánh vào hành vi sử dụng đất nông nghiệp và hành vi không sử dụng đất nông nghiệp được giao. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng.

– Cách tính:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế

Trong đó:

+ Diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của nhà nước hoặc ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung từ một cánh đồng trở lên. Đối với các nông trường trạm trại quốc doanh diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luật chứng kinh tế- kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.

+ Hạng đất: Căn cứ tính hạng đất gồm các yếu tố như chất đất, độ phì nhiêu của đất, vị trí, địa hình, các yếu tố khác (khí hậu, điều kiện tưới tiêu, năng suất bình quân…)

+ Định suất thuế một năm tính bằng kilogam thóc trên một ha của từng hạng đất.

* Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

– Phạm vi áp dụng: đất ở tại nông thôn, đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Cách tính:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế x Thuế suất

Trong đó, giá tình thuế được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2; Thuế suất áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

+ Thuế suất bậc 1: Diện tích trong hạn mức = 0,03%

+ Thuế suất bậc 2: Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức = 0,07%

+ Thuế suất bậc 3: Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức = 0,15%

2. Trình bày căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 và hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính trên cơ sở căn cứ sau:

Về cách tính chung, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp = Giá tính thuế (1)    x     Thuế suất  (2) 

Cụ thể như sau :

(1) Về giá tính thuế: 

Giá tính thuế làm căn cứ tính thuế được xác định trên cơ sở giá của diện tích đất sử dụng phải tính thuế. Theo đó:

– Diện tích đất dùng làm cơ sở xác định giá tính thuế phải là diện tích đất thực tế đang được sử dụng (trường hợp sử dụng nhiều thửa đất sẽ phải tính tổng diện tích của toàn bộ các thửa đất này). Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm với trường hợp đất xây dựng khu công nghiệp thì phần đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung sẽ không được tính vào diện tích thực tế để tính thuế.

– Giá tiền đất để làm căn cứ tính thuế được xác định theo bảng giá của chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi có đất đó. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2011/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 153/2011/TT-BTC, việc xác định giá tiền đất được thực hiện trên cơ sở sau:

+ Giá đất làm căn cứ tính thuế được quy định ổn định theo chu kỳ, trường hợp nếu có sự thay đổi giá của đất thì không bắt buộc phải xác định lại giá cho thời gian còn lại của chu kỳ.

+ Đối với các trường hợp đất được sử dụng có nguồn gốc là đất chuyển mục đích hoặc do được Nhà nước giao, cho thuê thì giá đất tính thuế được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng vào thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc chuyển mục đích đó.

(2) Về thuế suất để tính thuế:

– Thuế suất dùng để xác định thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho loại đất ở được dựa trên cơ sở hạn mức sử dụng đất do chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương có đất ban hành, cụ thể như sau:

+ Thuế suất bậc 1 với 0,03% được áp dụng đối với diện tích đất sử dụng nằm trong hạn mức quy định.

+ Thuế suất bậc 2 với mức 0,07% được áp dụng với trường hợp đất sử dụng vượt quá hạn mức nhưng chưa quá 3 lần.

+ Trường hợp nếu diện tích tính thuế vượt quá hạn mức trên 3 lần thì áp dụng bậc 3 thuế suất 0,15%

– Mức thuế suất 0,03% cũng được áp dụng đối với các loại đất như: đất ở nhiều tầng; công trình dưới mặt đất; đất sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh; đất dự án đầu tư phân kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Những loại đất được tổ chức, cá nhân sử dụng trái với mục đích hoặc đất chưa sử dụng được áp dụng mức thuế suất là 0,15%.

–  Đối với trường hợp đất lấn chiếm vẫn phải tính thuế bình thường với mức thuế suất 0,2% và không tính hạn mức.

Lưu ý:

– Số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thực tế mà tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải nộp được tính trên cơ sở căn cứ trên sau khi đã trừ số thuế được miễn, giảm (nếu có). Người sử dụng đất được miễn, giảm thuế nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2010.

– Trong trường hợp đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở hay chung cư thì diện tích này sẽ được xác định bầng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân sử dụng. Nếu công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

– Đối với trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh nhưng không xác định được diện tích thì cơ sở để tính diện tích sẽ xác định trên tổng diện tích đất sử dụng nhân doanh thu hoạt động kinh doanh/ Tổng doanh thu cả năm.

3. Trình bày căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Theo Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có quy định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Diện tích; Hạng đất; Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Cụ thể như sau:

Diện tích đất tính thuế đất nông nghiệp:

Điều 6 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

“Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.”

Theo đó, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Diện tích đất tính thuế gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên.

Đối với các nông trường trạm trại quốc doanh diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế – kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.

Hạng đất:

Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.

Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:

  • Chất đất
  • Độ phì nhiêu của đất, thích hợp với từng loại cây trồng
  • Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
  • Địa hình: là độ bằng phẳng, dốc, trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
  • Các yếu tố khác: khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu, năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm năm.

Định suất thuế:

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất. Ví dụ: Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

4. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp

Theo quy định tại điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế sử dụng đất phi NN. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người phải nộp thuế.

Ngoài ra còn quy định Người nộp thuế trong 1 số trường hợp cụ thể như:

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người phải nộp thuế;

– Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì Người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về ai là người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người phải nộp thuế;

– Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

– Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì Người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

– Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

5. Trình bày chế độ miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, các trường hợp được miễn thuế:

  1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
  2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
  3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.
  4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.
  7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
  8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
  9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

Quy định tại Điều 9, Luật thuế sử đụng đất phi nông nghiệp 2010

Thứ hai, các trường hợp giảm thuế:

Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:

  1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh;
  2. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
  3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không được hưởng trợ cấp hàng tháng;
  4. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.

Chương 7: Pháp luật về các loại thuế khác

  1. Trình bày phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).

Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định.

Riêng với khai thác khoáng sản thì tổ chức, hộ kinh doanh khai thác có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác, kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên khai thác.

Hàng tháng, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng.

Phạm vi áp dụng của thuế tài nguyên

Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể bao gồm:

– Khoáng sản kim loại;

– Khoáng sản không kim loại (ví dụ: Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình, đất làm gạch…)

– Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ đồng vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.

– Thuỷ sản tự nhiên, gồm thực vật và động vật biển

– Nước thiên nhiên, gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

– Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Căn cứ tính thuế tài nguyên

– Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ, giá tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.

– Công thức tính:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên X Thuế suất thuế tài nguyên

Trong đó: giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá bán đơn vị tài nguyên tại thị trường khai thác, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

2. Các trường hợp thuộc diện miễn, giảm thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Điều 10, 11, 12 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì pháp luật quy định miễn giảm thuế tài nguyên trong một số trường hợp nhất định

Trường hợp được miễn thuế:

– Đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.

– Đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

– Đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

– Đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

– Đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

Trường hợp được giảm thuế:

Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

Trường hợp khác được giảm thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Nêu các đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường và đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Đặc điểm thuế bảo vệ môi trường

Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.

Thứ hai, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường.

Thứ ba, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.

Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

Thứ năm, mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 9 nhóm sau:

– Xăng, dầu, mỡ nhờn. Trong đó bao gồm: xăng (trừ etanol), nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

– Than đá, bao gồm: than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá khác.

– Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

– Túi ni lông thuộc diện chịu thuế. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.

– Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

4. Trình bày căn cứ tính thuế của thuế bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khoản 1 Điều 6 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hoẩ tính thuế và mức thuế tuyệt đổi”.

Thứ nhất, về số lượng hàng hoá tính thuế. Do hàng hoá chịu thuế có thể do nhập khẩu hoặc do sản xuất có thể tồn tại dưới dạng hỗn hợp hay dạng tinh chế nên pháp luật cũng quy định cụ thể cho từng trường hợp để vừa tránh thất thu thuế, vừa đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế. Cũng dễ dàng nhận thấy việc quy định về số lượng hàng hoá tính thuế nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng rất rõ ràng do không xác định số lượng hàng hoá tính thuế theo mục đích sử dụng. Đây cũng là điểm chung so với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá sản xuất bán ra, ttao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

– Đối với hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá nhập khẩu.

– Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế bảo vệ môi trường để tính thuế.

– Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học, số lượng hàng hoá tính thuế ttong kì là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng.

Do Biểu thuế có sự giao động giữa mức tối thiểu và tối đa nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định mức thuế cụ thể trong giới hạn biểu thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể.

Chương 8: Pháp luật về xử lí vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế

1. Thế nào là vi phạm pháp luật thuế? Trình bày các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.

1. Khái niệm về vi phạm pháp luật thuế

1.1. Vi phạm pháp luật thuế là gì?

Căn cứ dựa trên luật quản lý thuế 2019 quy định thì:

–  Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

– Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Như vậy, Đối với việc  xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm mục đích bảo đảm sự công bằng trong việcđối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế theo quy định. Chính vì thế mà  việc quy định  những  nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết và mang tính răn đe với các hnahf vi vi phạm pháp luật về thuế.

1.2. Đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật thuế?

Đối với Xử lý vi phạm pháp luật về thuế chia thành xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế và  xử lý hành vi vi phạm hình sự về thuế quy định như sau:

– Các  Hành vi vi phạm hành chính thuế là hành vi lam trái các quy định của pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến đến các lợi ích mà mà pháp luật thuế bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và các Cơ sở để ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế.

+ Đối tượng bi xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức, cá nhân khác có vi phạm pháp luật về thuế (đối tượng không củ yếu).

+ Việc Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính và các nghĩa vụ liên quan trong lĩnh vực thuế.

+  Việc Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp chưa phát sinh thiệt hại theo quy định

– Đối với các Hành vi vi phạm hình sự về thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức và các cá nhân thực hiện một cách cố ý và xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định bảo vệ.

+ Chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng đó là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Duy nhất, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết định có hay có không có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

+  Đối với các Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân và (không bao gồm tổ chức). trong các Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì cá nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức, và có những cá nhân khác có liên quan sẽ bị xử lý hình sự theo quy định

+ Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định và có các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm thuế:

1. Chế tài hành chính

Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lí đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, muốn áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế, cần phải nhận diện rõ hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó như thế nào để áp dụng biện pháp chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền hay các biện pháp khác…) cho phù hợp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính (bao gồm biện pháp cảnh cáo, phạt tiền…) được áp dụng đối với các nhóm hành vi vi phạm hành chính về thuế như sau

Thứ nhất, về nguyên tắc áp dụng các chế tài hành chính.

Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đoi với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tỉết giảm nhẹ và theo quy định phải áp đụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trong đó mức phạt tiền có thể khác nhau đối với mỗi loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:

1) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: Mức phạt tiền tối đa không quả 200 triệu đồng đổi với người nộp thuế là tổ chức cõ hành vi vì phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính. Khi phạt tiền, chủ thể ra quyết định xử phạt hành chính phải xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế trôn cơ sở mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền. Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

2) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Mức phạt là 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân, hộ gia đình mà không có sự phân biệt giữa các chủ thể này.

3) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.

4) Đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức tín dụng: Mức phạt tiền được xác định là tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

Thứ hai, về loại hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:

1) Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuê so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định sô 129/2013/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày; không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ đăng kí thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Đối vói hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối vói hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu ttên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu ttên hoá đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.

– Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toần thuế.

3) Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

– Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

– Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh sổ thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

4) Đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lí liên quan đến đăng kí thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông lin, tài liệu, ehứng từ, hoá đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng kí theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín đụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.

5) Đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thòi hạn 06 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tta thuế tại trụ sở người nộp thuế; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; không kí vào biên bản kiểm tta, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra; không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh trạ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.

6) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hình thức xử phạt và mức xử phạt cụ thể là: Phạt tiền bàng 20% tính ưên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.

Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu sô tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng sô thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tta thuế, kết luận thanh tra thuế.

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tta thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế nhưng người nộp thuế vĩ phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.

d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế theo quy định.

  1. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 32 Luật quản lí thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 Luật quản lí thuế, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.

b) Sừ dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hoá đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

c) Lập thù tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

d) Lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế.

đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.

e) Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán cùa hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

g) Sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

i) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

k) Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

i) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế ttốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ttong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.

Ngoài ra, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước nhưng không bị phạt chậm nộp đối với số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh ưa.

8) Đối với tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì bị xử phạt vi phạm trong trường hợp: Tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa sọ với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế phải nộp theo quyết định cviỡng chế của cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn phải trích tiền từ tài khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế phải lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với tổ chức tín dụng. Mức xử phạt tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế.

Tổ chức tín dụng không bị xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật quản lí thuệ. Trường hợp này, cơ quan thuế vẫn phải thực hiện các biện pháp nhằm thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đối vói người nộp thuế.

9) Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế ưốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 12 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp vi phạm có dấư hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của người bào lãnh (chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt và các khoản khác đối với ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế – bên được bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh) thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 18, Điều 19 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế áp dụng như đối với người nộp thuế bị cưỡng chế.

2. Chế tài hình sự

Trong quá trình áp dụng pháp luật thuế, nếu hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân cấu thành một hoặc nhiều tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự. về phương diện lí luận, chê tài hình sự là trách nhiệm pháp lí mà Nhà nước áp dụng đối vớí người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Những hành vi này đều có đặc điểm chung là do người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực thuế thực hiện một cách co ý hoặc vô ý nhằm xâm hại đến các lợi ích phát sinh ưong quan hệ về thuế được luật hình sự bảo vệ.

Về lí thuyết, việc áp dụng chế tài hình sợ đối với ngưỡi vĩ phạm pháp luật thuế, thực chát là giải quyết hai vấn đề cơ bản sau đây:

– Xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế có phải là tội phạm hay không?

– Xác định những hình phạt nào sẽ áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó và cơ sở pháp lí (điều luật) được áp dụng?

Vậy, những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào trong lĩnh vực thuế sẽ được coi là tội phạm và phải chịu ttách nhiệm hình sự?

Trên nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao đến mức không thể chỉ dừng lại ở việc xử lí hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để xử lí bằng biện pháp hình sự nhằm trừng phạt thoả đáng đối với người vi phạm và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm mới. Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị coi là tội phạm thường xảy ra khá đa dạng và phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể được thực hiện bởi người nộp thuế hoặc người có liên quan trong việc thu thuế như công chức ngành thuế, hải quan, nhân viên kho bạc nhà nước… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế vẫn là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hối lộ, hành vi lạm quyền trong khi thị hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Trên thực tế, các hành vi này đều được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Hiện nay áp dụng bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để xử lý hành vi này) và đều cố thể bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật này, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi vi phạm.

2.1 Việc áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi trốn thuế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi trốn thuế có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế.

Về phương diện lí thuyết, hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm, có những dấu hiệu cơ bản sau đây:

Một là chủ thể của tội phạm chủ yếu là người nộp thuế và trong một số trường hợp, nếu hành vi trốn thuế của người nộp thuế được thực hiện cùng với những người khác trong vai trò là người “xúi giục”, “giúp sức” hay “tổ chức” thì những người này cũng được coi là chủ thể của tội trốn thuế với tính chất là những đồng phạm. Trong thực tế, người nộp thuế có hành vi trốn thuế tuy bao gồm cả tổ chức và cá nhân nhưng do pháp luật hình sự nước ta hiện nay quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân nên chủ thể cùa tội trốn thuế được hiểu chỉ bao gồm cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể của tội trốn thuế, có thể xem là thiếu sót so với thực tiễn đấụ tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế hiện nay đồng thời là rào cản đối vợi tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Hài là trong mặt khách quan của tội trốn thuế thì hành vi trốn thuế là yếu tố cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Được coi là hành vi trốn thuế và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế

khi cá nhân thực hiện những hành vi thoả mãn đầy đủ các điều kiện như sau:

– Vi phạm các quy định pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

– Giá trị số tiền thuế trốn lậu từ 50.000.000 đồng ưở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hay một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Theo quy định của pháp luật, thời điểm xác định cá nhân có hành vi trốn thuế là thời điểm người đó đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân đó. Mặt khác, pháp luật cũng quy định rõ số tiền thuế trốn là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài số tiền thuế được thể hiện trong tờ khai thuế, quyết toán thuế và sổ kế toán của người nộp thuế.

Ba là trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế luôn là lỗi cố ý. Mặt khác, người thực hiện tội phạm trốn thuế thường xuất phát từ động cơ cá nhân, mục đích thu lợi bất chính mà biểu hiện cụ thể của khoản lợi ích bất chính này là sổ tiền thuế mà họ cố ý trốn lậu.

Bốn là khách thể của tội ưốn thuế là quyền sở hữu nhà

nước đối với tài sản (tiền thuế), trong đó số tiền thuế bị chiếm đoạt chính là đối tượng xâm hại của hành vi phạm tội.

Theo quy định của Bộ luật hình sự, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế mà người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng các hình phạt chính như phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế trốn lậu, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Ngoài ra, người phạm tội trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ một đến ba lần số thuế trốn lậu.

2.2 Việc áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi vi phạm hình sự khác trong lĩnh vực thuế

Ngoài tội trốn thuế với tính cách là loại tội phạm phổ biến nhất trong lĩnh vực thuế, vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế còn có thể bao gồm các hành vi phạm tội khác như tham ô tài sản (Điều 278), nhận hối lộ (Điều 279), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281), lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), đưa hổi lộ (Điều 289)… Các loại tội phạm này có thể được thực hiện bởi cá nhân là người nộp thuế hoặc cá nhân là công chức nhà nước đang công tác trong các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập để thực hiện chức năng hành thu thuế như cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính các cấp.

Có thể hiểu rõ hơn về các loại tội phạm này qua những ví dụ sau đây:

– Tội tham ô tài sản: A là nhân viên Kho bạc nhà nước, sau khi tiếp nhận số tiền thuế do người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước, đã có hành vi chiếm đoạt số tiền thuế này làm của riêng. Hành vi này của A có thể cấu thành tội tham ô tài sản.

– Tội nhận hối lộ: B là công chức ngành thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một nhân viên thu thuế, nhận tiền của người nộp thuế để tính và thông báo cho người nộp thuê số tiền thuế ít hơn so với nghĩa vụ thuế theo luật định đối với người nộp thuế.

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: c là cán bộ thuế, do mâu thuẫn với T là người nộp thuế nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật đối với người nộp thuế, gây thiệt hại về tài sản cho ngwời này.

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: D là nhân viên hải quan cảng H, được giao công vụ kiểm tra và định giá hàng hoá nhập khẩu, tuy không có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu nhưng do có mối quan hệ cá nhân với người nộp thuế từ trước nên đã kí quyết định miễn, giảm thuế cho người nhập khẩu, vượt quá thẩm quyền do pháp luật quy dịnh…

Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm này mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và đồng thời có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền hay cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phạm.

2. Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế khác gì với thời hiệu truy thu thuế?

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. học xuất nhập khẩu

b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, hành vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế. báo cáo tài chính

Trường hợp kỳ tính thuế có hành vi vi phạm nếu được gia hạn nộp thuế thì thời hiệu xử phạt tính từ ngày kế tiếp ngày được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử lý.

c) Đối với trường hợp hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế để xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d) Trong thời hiệu quy định tại Điểm a, b, c Khoản này mà người nộp thuế cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. lớp học kế toán thuế tại tphcm

Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày người vi phạm tự giác đến cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền phải lập biên bản ghi nhận việc này và lưu 01 bản vào hồ sơ vi phạm, 01 bản giao cho người vi phạm.

2. Thời hạn truy thu thuế

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. hoc ke toan thuc te

Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.

3. Bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế. Trình bày các cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế.

Bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

Về nguyên lí chung, các tranh chấp về thuế hoàn toàn có thể phát sinh do việc người nộp thuế hoặc người thu thuế (cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước) vi phạm pháp luật về thuế và hành vi vi phạm này đã phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của phía bên kia. Trong trường hợp bên bị vi phạm không thể chấp nhận sự vi phạm này và họ tìm cách đối kháng với bên vi phạm bằng những hành vi cụ thể như khiếu nại, khởi kiện… thì khi đó sẽ phát sinh một tranh chấp về thuế giữa các bên trong quan hệ pháp luật thuế. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, người làm luật dường như chỉ coi tranh chấp về thuế là những trường hợp bên khởi tố tranh chấp là người nộp thuế và bên bị khởi tố là người thu thuế, về những hành vi trái pháp luật của người này đã gây ra thiệt hại cho người nộp thuế (tranh chấp này được gọi là tranh chấp hành chính). Còn trường hợp người thu thuế (Nhà nước, mà đại diện là cơ quan thuế hoặc viện kiểm sát nhân dân) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế thì quan hệ này không được coi là ttanh chấp, bởi xuất phát từ quan niệm cho rằng, Nhà nước, với tư cách là chủ thể đặc biệt có quyền lực chính trị, không phải là chủ thể có vị ưí pháp lí ngang hàng, bình đẳng với người nộp thuế nên không có tranh chấp, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động và cư trú ttên lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lí, kiểm soát của Nhà nước.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên, do ttanh chấp về thuế phát sinh từ quan hệ pháp luật thuế – vốn dĩ cố bản chất là quan hệ pháp luật hành chính giữa người nộp thuế (tổ chức, cá nhân) với người thu thuế (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách là đại diện cho Nhà nước trong quá trình thu thuế) nên bản chất pháp lý của tranh chấp này đương nhiên là tranh chấp hành chính.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế:

1. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế bằng thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về thuế

Giải quyết tranh chấp ttong lĩnh vực thuế bằng thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, thực chất là việc giải quyết ttanh chấp bằng con đường tự thương lượng giữa các bên. Tuy nhiên, không hoàn toàn giống như cơ chế thương lượng trong quá trình giải quyết các loại ưanh chấp khác về dân sự, thương mại hay lao động, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong tranh chấp về thuế giữa người nộp thuế và người thu thuế được thực hiện bằng các thủ tục mang tính chất hành chính, theo quy định của Luật khiếu nại. Theo cơ chế này, các thủ tục lập và gửi đơn khiếu nại, thủ tục xét và trả lời đơn khiếu nại đều có giá ttị bắt buộc phải tuân thủ đối với các bên tranh chấp và các bên không được phép tự thoả thuận để giảm bớt bất cứ thủ tục nào.

Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thuế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây (Xem: Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 và Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012 về Luật quản M thuế):

– Đơn khiếu nại và nộp đơn khiếu nại.

Đơn khiếu nại là bằng chứng thể hiện ý chí của người khiếu nại, do đó thường được lập bằng văn bàn có chữ kí, con dấu (nếu có) của người khiếu nại. về nguyên tắc, đơn khiếu nại phải do chính người nộp thuế hoặc người được uỷ quyền hợp lệ của người nộp thuế lập phù hợp với hình thức và nội dung do pháp luật quy định thì mới được chấp nhận bởi người nhận đơn khiếu nại. Thông thường, đơn khiếu nại về thuế phải hội đủ các yếu tố pháp lí cơ bản như: tên gọi và nơi cư trú (hoặc nơi dật trụ sở) của người khiếu nại; cơ quan thuế bị khiếu nại; chỉ rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại; lí do khiếu nại; các yêu cầu cụ thể của người khiếu nại cần được giải quyết bởi cơ quan nhận đơn khiếu nại; chữ kí và con dấu (nếu có) của người đứng đơn khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, trong thời hạn khiếu nại theo luật định (90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính), người nộp thuế phải đệ đơn khiếu nại cho cơ quan thuế đã ra thông báo thuế hoặc đã ban hành quyết định xử lí về thuế. Trong trường hợp vì các ttở ngại khách quan khiến cho người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại của mình thì về nguyên tắc, khoảng thời gian đương sự gặp ttở ngại khách quan không được tính vào thòi hiệu khiếu nại. Để có đầy đủ căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, ngoài đơn khiếu nại, pháp luật đòi hỏi người nộp thuế phải gửi kèm theo các giấy tờ cần thiết như bản chính hoặc bản sao tờ thông báo thuế hoặc tờ quyết định xử lí về thuế đã nhận được từ cơ quan thuế mà đương sự cho là trái pháp luật. Nếu quá hạn ttên mà đơn khiếu nại về thuế chưa được gửi cho cơ quan thuế có thẩm quyền nhận đơn thì người nộp thuế sẽ mất quyền khiếu nại.

– Thủ tục giải quyết đơn khiếu nại lần đầu.

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, cơ quan thuế nhận được đơn khiếu nại về thuế phải thụ lí đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại (trừ các trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lí) và giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lí hồ sơ khiếu nại. Đổi với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lí; ở các địa phương vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lí; đối vối những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lí.

Trong quá trình thụ lí đơn và giải quyết khiếu nại, cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại. Nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan thuế nhận đơn có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, người nộp thuế vẫn phải chấp hành thông báo thuế hoặc quyết định xử lí về thuế đã nhận được. Việc giải quyết khiếu nại kết thúc khi cơ quan thuế thụ lí hồ sơ khiếu nại đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Trong trường hợp người nộp thuế lựa chọn giải pháp tiếp tục khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế đã giải quyết khiếu nại lần đầu thì họ phải gửi đơn khiếu nại tiếp lên cơ quan có thẩm quyền nhận đơn để giải quyết khiếu nại lần hai, kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu hên quan (nếu có), về nguyên tắc, việc giải quyết khiếu nại lần hai sẽ được thực hiện theo thủ tục như quy định đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trong trường hợp người nộp thuế lựa chọn giải pháp khỏi kiện vụ án hành chính về thuế ra toà án có thẩm quyền thì hành vi khởi kiện này sẽ bắt đầu một phương thức giải quyết mới đối với hanh chấp về thuế, đó là cơ chế hanh tụng tại cơ quan tài phán hành chính (toà án).

2. Giải quyết tranh chấp về thuế bằng thủ tục tranh tụng tại toà hành chính

Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp về thuế bằng thủ tục hành chính (thủ tục giải quyết khiếu nại), việc giải quyết ttanh chấp về thuế bằng thủ tục tố tụng tại toà án bắt buộc phải được thực hiện theo một quy trình riêng mang tính chất tranh tụng giữa các bên tranh chấp, gọi là tố tụng hành chính.

Ở Việt Nam hiện nay, quy trình tố tụng hành chính được quy định bởi Luật tố tụng hành chính năm 2015. Theo Luật này, việc giải quyết tranh chấp về thuế tại toà hành chính cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây:

– Thẩm quyền xét xử các tranh chấp về thuế của toà án: Theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền của toà án. Quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực thuế có thể bị khiếu kiện bởi người nộp thuế được hiểu là quyết định bằng văn bản hoặc hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế, được ban hành hay thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hoặc cá nhân công chức đó theo quy định của pháp luật.

– Các chủ thể tham gia vào quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực thuế: Theo quy định của pháp luật, các chủ thể này bao gồm người khởi kiện (nguyên đơn), người bị kiện (bị đơn) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (người dự sự).

Trong quan hệ tranh chấp về thuế, người có quyền khởi kiện vụ tranh chấp về thuế tại toà án là người nộp thuế, về nguyên tắc, bất kì cá nhân hay tổ chức nào có tư cách là người nộp thuế, nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại bởi quyết định hành chính và (hoặc) hành vi hành chính của cơ quan thu thuế hoặc của công chức có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế thì đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính về thuế tại toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

Người bị kiện trong vụ tranh chấp về thuế là cơ quan thu thuế hoặc công chức có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế đã ban hành quyết định hành chính hoặc đã thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại. Khi bị đổi kháng bởi người nộp thuế tại toà án, người bị kiện có quyền và nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ xác thực để bác bỏ các lập luận của đôi phương (người khởi kiện) đồng thòi cũng để chứng minh các quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình là đúng pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ tranh chấp về thuế là các tổ chức, cá nhân được yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách độc lập hoặc cùng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn, khi vụ tranh chấp về thuế được khởi kiện, do họ là người có quyền lợi hay nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện hành chính về thuế.

– Quy trình xét xử vụ án hành chính vê thuế tại toà hành chính.

Giống như quy trình xét xử các vụ án hình sự, dân sự hay thương mại, việc giải quyết các vụ án hành chính về thuế cũng được thực hiện qua hai cấp xét xử, bao gồm cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Việc khởi kiện, thụ lí vụ án, chuẩn bị xét xử, tổ chức phiên toà sơ thẩm và phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Ngoài việc quy định thủ tục xét xử sơ thẩm và thủ tục phúc thẩm theo tinh thần của nguyên tắc hai cấp xét xử, pháp luật hiện hành cũng quy định các thủ tục đặc biệt cần áp dụng để giải quyết vụ án hành chính về thuế, bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.

Thủ tục giám đốc thẩm được áp dụng ưong quá trình giải quyết các vụ án hành chính về thuế khi có một trong các căn cứ: a) Phát hiện có sự vi phạm về thủ tục tố tụng; b) Phần quyết định trong bản án và quyết định xét xử của toà án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; c) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thủ tục tái thẩm được áp dụng khi có một trong các căn cứ như: a) Phát hiện có tình tiết mới mà đương sự đã không thể biết khi giải quyết vụ án; b) Đã xác định được lời khai cùa người làm chứng, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hay có giả mạo bằng chứng; c) Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư kí toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án; d) Bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Trong các phiên toà giám đốc thẩm và tái thầm, toà án có thể phải triệu tập các đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị nhằm đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương sự. Phán quyết cuối cùng tại phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có thể được hội đồng xét xử đưa ra theo hướng:

– Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

– Sửa một phần hoặc toàn bộ bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị;

– Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại;

– Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp về thuế nói riêng, thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm tuy không được xem là các “cấp xét xử” như sơ thẩm và phúc thẩm nhưng việc quy định và áp dụng các thủ tục này trong thực tiễn đã đem lại nhiều tác dụng thiết thực, góp phần nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của việc giải quyết ttanh chấp, ttong đó có tranh chấp về thuế, trên cơ sở đó đầm bảo thoả mãn tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp và lợi ích chung của toàn xã hội.

4. Bài tập tình huống: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Tín chuyên kinh doanh đồ nội thất, trong quá trình hoạt động sản xuất có tuyển dụng 01 kế toán vừa mới ra trường, trong quá trình thực hiện hồ sơ khai thuế, do chưa có kinh nghiệm nên trong hồ sơ khai thuế của công ty đã khai không đúng căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước nhưng sau đó đã tự nộp bổ sung đầy đủ cho Nhà nước trước khi cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại công ty. Vậy, trong trường hợp này, với sai sót trong nghiệp vụ của kế toán, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Tín có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức xử phạt bao nhiêu?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Ghi chúBài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *