Luật Thương mại: Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống về chủ thể kinh doanh (có đáp án)

I.  Phần câu hỏi ôn tập

1. Phân biệt  quyền  thành  lập,  quản  lý  doanh  nghiệp  và  quyền  góp  vốn  vào  doanh nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2014 lại có các quy định phân biệt hai nhóm quyền này.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Hãy phân tích các đặc điểm cơ bản của loại hình doanh nghiệp tư nhân. Giải thích lý do vì sao pháp luật chỉ cho phép  một  cá nhân đủ điều kiện thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

4. So sánh công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu và doanh nghiệp tư nhân? Từ đó, phân tích ưu, nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp này?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

5. Phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cho biết hậu quả pháp lý của từng trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

6. Tại sao pháp luật hiện hành lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Nếu được lựa chọn, bạn mong muốn trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh hay thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

7. Thế nào là cổ đông thiểu số? Hãy phân tích các quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2014. Hãy phân tích các trường hợp tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. Công ty cổ phần có thể đăng ký giảm vốn điều lệ của mình không? Trong những trường hợp nào?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

8. Phân biệt các loại cổ phần của công ty cổ phần. Nếu có thể lựa chọn, bạn sẽ chọn loại cổ phần nào để sở hữu? Giải thích lý do.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

9. Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

10. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất về cơ cấu tổ chức nội bộ giữa công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên và nhận xét về các sự khác biệt đó. 

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

II.  Phần bài tập tình huống

Bài tập 1

DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn tăng thêm quy mô và mở phạm vi hoạt động  kinh doanh của mình sang ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương  mại nên ông có những dự định sau:

–  Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội và thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại;

–  DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH  1 thành viên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại, đồng thời phát hành 1000 trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ;

–  Ông An góp vốn cùng ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập  Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

Anh (chị) hãy cho biết  theo quy định của pháp luật hiện hành, các ý định của ông  An có hợp pháp không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 2

Ông Nguyễn Văn Hòa là chủ DN tư nhân An Hòa có trụ sở tại TP.HCM kinh doanh rượu. Ông muốn cùng công ty Roska quốc tịch Thái Lan góp vốn với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Đồng Nai.

Hỏi:

a) Hãy tư vấn cho ông Hòa và công ty Roska về việc lựa chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp tại Việt Nam?

b) Sau một thời gian hoạt động, giả sử công ty Roska muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng này đối với công ty ra sao?

c) Nếu sau khi DN sản xuất và chế biến thực phẩm đi vào họat động, ông Hòa muốn sáp nhập DN tư nhân của ông vào DN mà ông dự định thành lập thì việc sáp có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 3

Công ty A là công ty hợp danh có 2 thành viên hợp danh là ông X và bà  Y. Sau một thời gian hoạt động, công ty A dự định tăng vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, cả ông X và bà Y đều không có khả năng góp thêm vốn và cũng không muốn chia sẻ quyền quản lý công ty cho người khác.

Hỏi:

a) Hãy cho biết làm cách nào công ty có thể tăng vốn điều lệ mà vẫn đáp ứng được nguyện vọng của ông X và bà Y?

b) Sau khi tăng vốn điều lệ được một thời gian, ông X và bà Y muốn chuyển đổi công ty A thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Hỏi việc chuyển đổi này có thể thực hiện được không? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 4

Trong công ty Luật hợp danh A có năm thành viên hợp danh là B, C, D, E và F và hai thành viên góp vốn là G và  H. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:

  1. B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác, việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty hợp danh A họp đồng ý thì B có được chuyển nhượng vốn không, vì sao?
  2. Hội đồng thành viên công ty A họp và quyết định bổ nhiệm G làm giám đốc công ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
  3. Năm 2014 công ty này bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu I, là thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm 2012 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
  4. Luật sư D (thành viên hợp danh của công ty) đã ký kết hai hợp đồng tư vấn pháp luật: một hợp đồng ký nhân danh công ty với mức phí là 500 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân luật sư D với mức phí 300 triệu đồng.

Bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị cho biết ý kiến của mình về các tình huống trên

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 5

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) X có 5 thành viên  góp  vốn thành lập. Theo quy định tại Điều lệ công ty, chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các thành viên cũng đã thống nhất cử ông A làm chủ tịch hội đồng thành viên và ông  B, một trong các thành viên còn lại của công ty làm giám đốc công ty. Ông A đồng thời là một cổ đông sáng lập của CTCP Y, số cổ phần mà ông A nắm giữ tại CTCP Y chiếm 15% vốn điều lệ của công ty này.

Công ty X dự định ký 1 hợp đồng với công ty Y theo đó công ty Y sẽ cung cấp một dây chuyền thiết bị cho công ty X trị giá trên 5 tỷ đồng Việt Nam.

Hỏi:

Theo anh/chị, công ty X và công ty Y phải thực hiện thủ tục gì để ký hợp đồng trên?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 6

Công ty TNHH Q có 5 thành viên. Các thành viên có số vốn góp như sau: Ông A góp 50 triệu, ông B góp 100 triệu, ông C góp 200 triệu, ông D góp 80 triệu và ông E góp 70 triệu.

a) Trong một cuộc họp hội đồng thành viên của Công ty Q, chỉ có ông B và ông C tham dự. Cuộc họp bàn về việc bán một tài sản của công ty trị giá 1 tỷ đồng nhưng chỉ ông C biểu quyết tán thành.

Căn cứ vào các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hãy cho biết cuộc họp hội đồng thành viên công ty Q nêu trên có hợp lệ không và nghị quyết của HĐTV có được thông qua không? Tại sao?

b) Sau khi công ty Q hoạt động được 5 năm, trong nội bộ các thành viên có một số mâu thuẫn, Ông D muốn rút vốn ra khỏi công ty. Hỏi làm cách nào đề ông D có thể ra khỏi công ty và chấm dứt tư cách thành viên của mình?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 7

Công ty TNHH Sông Tranh được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp vào ngày 21/12/2014. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%.

Các thành viên bầu M làm chủ tịch hội đồng thành viên

E và F dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty

Bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị hãy cho biết E và F có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 8

Công ty TNHH một thành viên  A là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2013. Để thực hiện  việc quản lý công ty A, cơ quan đại diện chủ sở hữu đã cử 5 người làm đại diện để quản lý công ty.

Bằng các quy định của LDN 2014, bạn hãy tư vấn cho công ty A về một số nội dung sau:

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu muốn cử thêm 3 người nữa tham gia vào hội đồng thành viên công ty A

2. Một trong 5 người được cử làm đại diện quản lý ở công ty A vừa kết hôn với cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu

3. Hội đồng thành viên công ty dự định thuê ông M làm giám đốc của công ty nhưng ông M lại đang là người đại diện theo pháp luật ở một công ty cổ phần và trước đây ông M từng là chồng của một thành viên hội đồng thành viên công ty A nhưng họ đã ly hôn.

4. Công ty đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của ông I (là một thành viên của hội đồng thành viên) thì họ cần tiến hành thủ tục như thế nào?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 9

A, B, C, D và E dự định cùng nhau thành lập 1 CTCP X với vốn điều lệ dự kiến là 1 tỷ đồng, chia thành 100.000 phần. Trong đó có 70% CP phổ thông và 20% CP ưu đãi biểu quyết và 10% CP ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại.  Theo Điều lệ công ty, 1 CP ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết gấp 2 lần CPPT.

Công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKDN ngày 10/5/2014. Tại thời điểm ĐKDN, các cổ đông sáng lập A, B, C, D, E  đăng ký mua cụ thể như sau: A: 10.000 CPPT; B 10.000 CPPT + 10.000 CP UDBQ; C 20.000 CPPT + 10.000 CP UDBQ; D mua 5000 CPPT, E mua 5000 CPPT.

Bằng các quy định của LDN 2014, Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

  1. Vốn điều lệ của công ty thời điểm thành lập là bao nhiêu?
  2. Tháng 10/ 2014, cổ đông B có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác. Anh/chị hãy cho biết cổ đông B có thể thực hiện được ý định đó không, vì sao?

(Giả định Điều lệ của CTCP X không quy định khác LDN)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 10

Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP A có 9 thành viên. HĐQT công ty này họp để xem xét quyết định một số vấn đề sau

(i)Miễn nhiệm ông Toàn hiện đang là giám đốc công ty và xem xét để quyết định một trong hai phương án sau:

  • Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm giám đốc mới tuy nhiên ông Thắng hiện lại đang giữ chức vụ này tại một DN có 51% vốn góp của nhà nước.
  • Phương án 2: Bổ nhiệm luôn ông Minh hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty giữ chức vụ giám đốc

(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán của công ty đồng thời quyết định chào bán  thêm 100.000 CP phổ thông để huy động vốn.

(iii)Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị đối với ông Bình vì ông này đã không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục.

(iv) xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất

1. Anh/chị hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp với quy định của pháp luật không, vì sao?

2. Giả sử tại cuộc họp có 6 thành viên HĐQT dự họp, 2 thành viên không dự họp có gửi phiếu biểu quyết (đồng ý với các nội dung của cuộc Họp) đến cuộc họp đúng quy định.

Khi thông qua nghị quyết (về những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT) thì có 3 thành viên tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, 3 thành viên tại cuộc họp bỏ phiếu không đồng ý.

Anh/chị hãy cho biết cuộc họp HĐQT công ty này có được tiến hành hợp lệ không, nghị quyết của HĐQT có được thông qua không, vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 11

HTX M có 90 thành viên. Ngày 12/7/2013, 46 thành viên đồng loạt gửi đơn yêu cầu HĐQT triệu tập họp Đại hội thành viên bất thường để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Sau 10 ngày chờ đợi nhưng không thấy phản hồi từ HĐQT, các thành viên này đã tự đứng ra tổ chức đại hội thành viên bất thường và mời Ban kiểm soát tham dự. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về tình huống trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 12

HTX Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vốn điều lệ là 120 triệu đồng. Ngày 10/2, đại hội toàn thể thành viên đã họp và có 45 thành viên đại diện cho 55 triệu đồng vốn điều lệ tham dự Đại hội có thảo  luận việc khai trừ thành viên Trúc ra khỏi HTX, vì thành viên này đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của HTX. Có 22 thành viên tham dự cuộc họp đại diện cho 38 triệu đồng vốn điều lệ đã biểu quyết khai trừ thành viên Trúc. Ngày 11/2 có 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với việc khai trừ ông Trúc ra khỏi HTX lên HĐQT HTX Minh Long. Trên cơ sở đó, HĐQT đã quyết định khai trừ Ông Trúc ra khỏi HTX và trả cho ông ½ số vốn đã góp trước đây. Bằng những quy định của Luật HTX, hãy cho biết: Việc khai trừ ông Trúc và trả lại vốn góp như vậy có đúng không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *