Nội dung quyền thu thuế của nhà nước

[VPLUDVN] Đây là một nội dung rất quan trọng của chù quyền quốc gia – chủ quyền chính trị pháp lí đã được luật pháp quốc tể công nhận và tôn ttọng. Quyền thu thuế của nhà nước là cơ sở quan ttọng để nhà nước có thể ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật thuế trong nước cũng như giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan đến quyền thu thuế.

Nói chung, quyền thu thuế của nhà nước gan với quyền lực chính trị của một quốc gia có chủ quyền: trên cơ sở toàn bộ không gian trong biên giới lãnh thổ của nước đó và công dân, cư dân của quốc gia có chủ quyền đó. Quyền thu thuế dựa trên yếu tố lãnh thổ (quyền theo lãnh thổ) cho phép nhà nước được quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ quốc gia đố, không phân biệt loại chủ thể.

Quyền thu thuế dựa trên yếu tố con người (quyền theo quốc tịch) cho phép nhà nước được thu thuế đối với mọi công dân của quốc gia đó, không phân biệt đối tượng này đang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ quốc gia.

Việc nghiên cứu quyền thu thuế của quốc gia có ý nghĩa quan trọng, đậc biệt trong giai đoạn các hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Bên cạnh đó các quyền cơ bản, nguyên tắc cơ bản của quốc gia và quốc tế vẫn luôn phải tôn trọng và thực hiện. Xét ở khía cạnh kinh tế, quyền thu thuế của nhà nước là cơ sở đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xét ở khía cạnh lập pháp, việc xác định đúng và áp dụng quyền thu thuế của nhà nước giúp cho nhà làm luật tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu hoặc không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của người nộp thuế.

Hiện nay nhiều nước ttên thế giới đều đang áp dụng đồng thời cả hai quyền năng trên, chỉ có một số ít nước áp dụng một ưong hai nguyên tắc đó. Bên cạnh đó, các quốc gia sử dụng uyển chuyên hai nguyên tắc này để áp dụng cho từng loại thuê cụ thể, đặc biệt đổi với thuế thu nhập. Việc các quốc gia phổ biển lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai quyền thu thuế sẽ dẫn tới khả năng gây ra những gánh nặng mới cho người dân (hiện tượng đánh thuê trùng). Giải quyết tình trạng trên, các quốc gia phải có những thỏa thuận nhằm tránh đánh thuế trùng.

Ở Việt Nam, frong giai đoạn hiện nay, thực tế Nhà nước đang áp dụng cả hai quyền thu thuế theo lãnh thổ và theo quốc tịch. Chẳng hạn, thuế giá ttị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu đánh vào mọi đối tượng sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt “người” nộp thuế là công dân Việt Nam hay không phải là công dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao lại áp dụng đối với các tổ chức cá nhân Việt Nam không chỉ đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà còn áp dụng đối với “người” Việt Nam ở nước ngoài. Việc áp dụng quyền thu thuế đã dẫn đến nhiêu thay đổi ưong các quy định của hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam trong các giai đoạn cụ thể khác nhau.


Ghi chúBài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *