Phân tích quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm sự đa dạng sinh học?

[VPLUDVN] Sự phát triển của pháp luật về đa dạng sinh học gắn liền vói sự phát triển của pháp luật về môi trường và về từng yếu tố môi trường nói riêng. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa pháp luật về môi trường và đa dạng sinh học ở nước ta bắt nguồn từ mối liên hệ tự nhiên giữa đa dạng sinh học và môi trường.

Khi nói đến sự phát triển của pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta có thể viện dẫn đến một số quy định tản mát trong pháp luật về môi trường có liên quan đến việc bảo vệ hệ thực vật và động vật. Điều đó có nghĩa là trước đây chúng ta chưa có pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là lĩnh vực cụ thể, độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật về môi trường. Đây là thực tế không chỉ đối với pháp luật nước ta mà cả đối với pháp luật nhiều nước trên thế giới. Pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là lĩnh vực riêng trong hệ thống pháp luật môi trường chỉ xuất hiện khi vấn đề đa dạng sinh học trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.

Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học nước ta nằm rải rác trong nhiều các văn bản pháp luật được ban hành chủ yếu trong đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, những quy định về đa dạng sinh học cũng có thể được tìm thấy trong các văn bản pháp luật ở nước ta được ban hành cả trong những năm 60, 70 của thế kỉ trước. Nhưng mãi đến năm 2008, các quy định này mới được tập hợp hoá và pháp điển hoá thành lĩnh vực riêng biệt về đa dạng sinh học. Luật đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá xn, kì họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008, gồm 8 chương, 78 điều, trong đó đề cập một cách toàn diện nhất về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; cơ chế, nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy các quy định về đa dạng sinh học trong Luật thuỷ sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh về giống cây trồng, Pháp lệnh về giống vật nuôi… Đặc biệt, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã tạo tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là bộ phận quan trọng của pháp luật về môi trường. Pháp luật về đa dạng sinh học được cấu thành bởi ba bộ phận chính là pháp luật về bảo vệ sự đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Nội dung của các quy phạm pháp luật về ba vấn đề này đã có những tiếp cận sát với các yêu cầu của việc bảo vệ đa dạng sinh học.

1. Các quy định chung về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học là một nội dung của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nên các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được đề cập cả trong các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và văn bản quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học. Luật đa dạng sinh học năm 2008 định nghĩa về đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

Một số nguyên tắc chung về bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được các văn bản nêu trên đề cập. Theo đó, bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn tại chỗ là chính, kết họp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân; bảo đầm quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

Bên cạnh các nguyên tắc chung về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là những chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực này, gồm: Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan họng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen; bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều ha cơ bản, quan hắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tôn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương hong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học; phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn; phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Trách nhiệm quản lí nhà nước về đa dạng sinh học cũng được xác định rõ theo hướng Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đa dạng sinh học; Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học; bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.

Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học cũng được Luật đa dạng sinh học năm 2008 chỉ rõ, gồm: nghiêm cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, huỷ hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; nghiêm cẩm xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; nghiêm cấm điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; nghiêm cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp, thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; nghiêm cấm nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; nghiêm cấm nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; nghiêm cấm nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại; nghiêm cấm tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; nghiêm cấm chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học cũng có thể tìm thấy trong một số lĩnh vực pháp luật công như pháp luật hình sự, pháp luật hành chính. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng đã dành cho việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học một chương riêng, Chương XVII về “Các tội phạm về môi trường”. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng đã hoàn thiện thêm một bước các quy định về tội phạm môi trường.

Việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm hại đa dạng sinh học nói riêng và môi trường nói chung cho thấy tầm quan trọng của vấn đề và thể hiện sự nghiêm túc của Nhà nước Việt Nam đối với các cam kết quốc tế phát sinh từ việc tham gia Công ước đa dạng sinh học. Theo đó những cấu thành chủ yếu của pháp luật về đa dạng sinh học như sau:

2. Pháp luật về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Pháp luật đa dạng sinh học chia quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ra làm hai (02) loại: Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học lại được chia làm hai (02) loại: Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ.

Việc lập quy hoạch quy hoạch tổng thể bảo tôn đa dạng sinh học của cả nước phải dựa vào các căn cứ: Chiên lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bào vệ môi trường; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học; nguồn lực để thực hiện quy hoạch (Điều 8 Luật đa dạng sinh học năm 2008). Còn việc lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải dựa trên các căn cứ: Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước đó; hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đặc thù của địa phương nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của địa phương; nguồn lực để thực hiện quy hoạch (Điều 12 Luật đa dạng sinh học năm 2008).

Nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, gồm: Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng đa dạng sinh học; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực để thực hiện quy hoạch; vị trí địa lí, giới hạn, biện pháp tổ chức quản lí, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học; vị trí địa lí, diện tích, chức năng sinh thái, biện pháp tổ chức quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; vị trí địa lí, diện tích, ranh giới và bản đồ các khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lí khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống họp pháp trong khu bảo tồn; nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 9 Luật đa dạng sinh học năm 2008). Còn nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; vị trí địa lí, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lí khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 13 Luật đa dạng sinh học năm 2008).

3. Pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái trong pháp luật nước ta được định nghĩa là: “Quần xã sinh vật và các yếu tổ phi sinh vật của một khu vực địa lí nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau” (khoản 9 Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008). Định nghĩa này có nghĩa là việc bảo vệ bất cứ loài sinh vật hoặc bất cứ yếu tố phi sinh vật nào trong hệ sinh thái đều có ý nghĩa đối vợi việc bảo vệ bản thân hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là pháp luật đa dạng sinh học hiện hành chỉ tập trung vào đối tượng bảo tôn và phát triển là hệ sinh thái tự nhiên. Theo đó, hệ sinh thái tự nhiên được định nghĩa là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ (khoản 10 Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008). Bên cạnh đó còn có định nghĩa về hệ sinh thái tự nhiên mới, đó là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác (khoản 11 Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008).

Nội dung của pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sính thái tự nhiên được chia thành hai (02) nhóm chính là: Pháp luật về khu bảo tồn và pháp luật về phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên. •

Khu bảo tồn bao gồm: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan, trong đó các khu bảo tồn phải thoả mãn các tiêu chí sau:

– Vườn quốc gia phải có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

– Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối vói quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia phải là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.

– Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có hệ sinh thái đặc thù; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.

Khu bảo tồn cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung: Vị trí địa lí, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm; vị trí địa lí, ranh giới, diện tích phân khu bào vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ – hành chính; mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ban quản lí khu bảo tồn.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí khu bảo tồn.

Khu bảo tồn có ba (03) phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ – hành chính. Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa hoặc tọa độ trên mặt nước biển. Ban quản lí khu bảo tồn hoặc tổ chóc được giao quản lí khu bảo tồn chủ trì phối hợp với uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn.

Khu bảo tồn cấp quốc gia có ban quản lí. Ban quản lí khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho ban quản lí là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lí khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

Pháp luật đa dạng sinh học còn quy định quyền và trách nhiệm của ban quản lí, tổ chức được giao quản lí khu bảo tồn; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bào tồn; quản lí vùng đệm của khu bảo tồn (các điều 29, 30, 31, 32 Luật đa dạng sinh học năm 2008).

Ngoài khu bảo tồn, các hệ sinh thái tự nhiên khác phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững. Cụ thể là hệ sinh thái rừng tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khạc của pháp luật cộ liên quan. Hệ sinh thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc các đối tượng trên được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật

Nội dung chính của pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật bao gồm ba (03) nhóm chính: pháp luật về bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; pháp luật về phát triển bền vững các loài sinh vật và pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

– Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm: Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.

Việc đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam; tổ chức, cá nhân được giao quản ư rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác; hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.

Chính phủ quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dung chính, gồm: Tên loài; đặc tính cơ bản của loài; chế độ quản lí, bảo vệ đặc thù; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ phải được công bổ công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; định kì 3 năm một lần hoặc khi có nhu cầu, loài thuộc Đanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải đước điều tra, đánh giả quần thể để sửa đổi, bổ sung:

Khu vực có loài thuộc Dành mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Nhà nước thành lập hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ. Việc đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

– Việc phát triển bền vững các loài sinh vật được thực hiện qua các quy định của pháp luật về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Theo đó, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm: Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cơ sở cứu hộ loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền. Pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lí cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Việc phát triển bền vững các loài sinh vật còn thể hiện qua các quy định về loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; quy định về nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quy định về trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyên các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm của chúng; quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quy định về bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; quy định về bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng.

– Kiểm soát loài ngoại lai xâm hại được thực hiện qua các quy định về điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại; kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai; kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại; kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại.

Thông tin về loài ngoại lai xâm hại phải được công khai. Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử của mình. Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại cửa khẩu. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại và biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.

5.Pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền

Nội dung của pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền gồm ba (03) nhóm: pháp luật về quản lí, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen: pháp luật về lưu giữ, bảo quản mẫu vật di truyền, đánh giá nguồn gen, quản lí thông tin về nguồn gen, bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen; pháp luật về quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

– Việc quản lí nguồn gen được xác định thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước giao cho ban quản lí khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lí khu bảo tồn quản lí nguồn gen trong khu bảo tồn; chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lí nguồn gen thuộc cơ sở của mình; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lí, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lí nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lí, sử dụng; uỷ ban nhân dân cấp xã quản lí nguồn gen trên địa bàn, trừ các trường hợp nêu trên. Pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lí nguồn gen;

Việc tiếp cận nguồn gen được tiến hành theo trình tự, thủ tục: Đăng kí tiếp cận nguồn gen; hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia (tình, cá nhân được giao quản lí nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Sau khi đăng kí, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản ư nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật.

Việc tiếp cận nguồn gen phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm: Đăng kí với cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền; đã kí hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lí nguồn gen; việc tiếp cận nguồn gen không thuộc các trường hợp là nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.

Pháp luật còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; việc chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen. Theo đó, lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho Nhà nước; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lí nguồn gen; tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền được quy định, gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cửu, nhân giống, lai tạo giống, ứng dụng và phát triển nguồn gen. Tổ chức, cá nhân phát hiện, lưu giữ mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báo cho uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được thông tin, uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lí. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế – xã hội.

Bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen được pháp luật quy định theo hướng Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng kí bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. Bộ khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đãng kí bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

– Trách nhiệm quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau: Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải đăng kí với Bộ khoa học và công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất – kĩ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh

vật biến đôi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lí rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

Việc quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải phải được tiến hành qua các bước lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn cùa sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học. Cụ thể là tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung: Mô tà biện pháp đánh giá rủi ro; mức độ rủi ro; biện pháp quản lí rủi ro. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

Thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đổi với da dạng sinh học phải được công khai. Cụ thể là tổ chức, cá nhân nghiên cửu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lí rủi ro đối với đa dạng sinh học.

Cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải được quản lí chặt chẽ. Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lí cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; xây dựng trang thông tin điện tử về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học.

Pháp luật còn quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *