Pháp luật thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người. Môi trườngiữ vị trí vô cùng quan trọng đối với con người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề quan trọng đối với toàn cầu. Bảo vệ môi trường luôn là chủ đề được quan tâm ngay cả đối với pháp luật, những quy định của pháp luật cần góp phần hạn chế tối thiểu những tác động xấu đến môi trường. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ đưa tới cho quý bạn đọc những nội dung liên về thuế bảo vệ môi trường là gì?

Khái niệm thuế bảo vệ môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2  Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm như sau:

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường:

+ Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.

+ Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường.

+ Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.

+ Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

+ Mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Ở nội dung trên đã giải thích được thuế bảo vệ môi trường là gì? và đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường, phần này sẽ nêu ra đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

a) Xăng, trừ etanol;

b) Nhiên liệu bay;

c) Dầu diezel;

d) Dầu hỏa;

đ) Dầu mazut;

e) Dầu nhờn;

g) Mỡ nhờn.

2. Than đá, bao gồm:

a) Than nâu;

b) Than an-tra-xít (antraxit);

c) Than mỡ;

d) Than đá khác.

3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường

Ngoài khái niệm thuế bảo vệ môi trường là gì? thì người nộp thuế cũng là một vấn đề cần thiết phải nắm được.

Căn cứ theo quy định từ Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010 như sau:

+ Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.

+ Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:

Điều 6. Căn cứ tính thuế

  1. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
  2. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
  3. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
  4. Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Phương thức tính thuế:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. Cụ thể như sau:

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa.

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định:

+ Hàng hóa sản xuất trong nước: số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Hàng hóa nhập khẩu: số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu… Số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hóa tương ứng. Cách tính như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch tính thuế = số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp.


Ghi chúBài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *