1. Vai trò của pháp luật với hoạt động bao thanh toán
Vai trò của pháp luật đối với hoạt động bao thanh toán là rất rõ ràng. Bởi vì, trong hoạt động bao thanh toán phát sinh rất nhiều mối quan hệ pháp lí giữa các bên hợp đồng và với bên thứ ba cũng như ẩn chứa nhiều rủi ro. Điều đó thể hiện ở chỗ việc chuyển nhượng các khoản phải thu không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa tổ chức bao thanh toán với bên bán hàng mà còn ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán của người mua. Bên cạnh đó, mức độ và tính chất rủi ro trong hoạt động bao thanh toán khá phức tạp. Tổ chức bao thanh toán không chỉ quan tâm tới các rủi ro thuộc về người bán (ví dụ: không thực hiện nghĩa vụ giao hàng, giấy tờ chứng từ về khoản phải thu không hoàn hảo) mà còn phải xem xét tới các rủi ro về khả năng thanh toán của người mua (ví dụ: phá sản, có hành vi lừa đảo, gian lận).
Như vậy, điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ bao thanh toán là rất cần thiết. Tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường pháp lí, kinh tế, xã hội cũng như thực tiễn của hoạt động bao thanh toán, các quy định pháp luật về bao thanh toán của các quốc gia cũng được thể hiện khá đa dạng về phạm vi, đối tượng và mức độ điều chỉnh. Khái quát lại, có thể nhận thấy cấu trúc phổ biến của pháp luật về bao thanh toán có một số khía cạnh sau:
Về mặt nội dung, pháp luật về bao thanh toán thường được thiết kế để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoản phải thu và quá trình chuyển nhượng chúng, cụ thể:
Các quy định thiết yếu phải có đó là các quy định về tính chất pháp lí của các khoản phải thu và những giới hạn cho sự chuyển nhượng chúng. Chẳng hạn, theo pháp luật về chuyển nhượng các khoản phải thu của hệ thống common law, có ít nhất 3 giới hạn cân phải giải quyết để xem xét liệu một khoản phải thu có thể được chuyển nhượng cho tổ chức bao thanh toán hay không? Một là việc chuyển nhượng có cần được sự ưng thuận trước của bên mua hàng không và nếu không có sự ưng thuận đó, bên bán hàng có thể yêu cầu toà án tuyên cho mình quyền chuyển nhượng hay không? Hai là việc chuyển nhượng quyền nhận khoản phải thu gắn với việc thực hiện nghĩa vụ tương ứng như thế nào? Ba là các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng có mục đích phục vụ cá nhân có trở thành đối tượng được chuyển nhượng không?
Các quy định về thủ tục và trách nhiệm phát sinh giữa các bên đóng vai trò quan họng đối với việc thực hiện quan hệ bao thanh toán. Mặc dù pháp luật của các nước đưa ra nhiều phương án khác nhau nhưng nhìn chung đều có xu hướng quy định thủ tục đơn giản cho việc thực hiện bao thanh toán. Chẳng hạn, về trách nhiệm thông báo việc chuyển nhượng cho bên mua hàng, Luật hợp đồng năm 1999 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho phép việc chuyển nhượng các quyền hợp đồng được độc lập, không nhất thiết phải có sự chấp thuận của người mua. Tương tự, Luật số 52/91 của Cộng hoà Italy cho phép việc thông báo có thể chỉ cần đăng trên Gazzetta Ufficinle – dạng ấn phẩm chính thức của Nhà nước thay vì phải thực hiện việc thông báo trực tiếp cho người mua theo Điều 2160 Bộ dân luật.
Về cấu trúc hình thức của pháp luật về bao thanh toán, theo nghiên cứu của Công ty tài chính quốc tế (IFC), phần lớn các nước trên thế giới không thiết kế văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng và trực tiếp quan hệ bao thanh toán. Bộ phận pháp luật quy định về bao thanh toán được tập hợp từ các quy định trong luật về hợp đồng, luật phá sản, luật thương mại – dân sự. Vỉ dụ: các nội dung về dạng giao dịch bảo đảm tại Điều 9 Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (ƯCC) sẽ được áp dụng cho các quan hệ bao thanh toán. Tuy nhiên, xu hướng cơ bản này không loại trừ việc một số quốc gia, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi và hệ thống pháp luật còn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, ban hành những quy định riêng áp dụng cho bao thanh toán.
Sau gần hai mươi năm vận hành cơ chế kinh tế thị trường, pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam mới đề cập hoạt động bao thanh toán.
Về mặt nội dung, pháp luật hiện hành về bao thanh toán của Việt Nam đề cập hai nhóm quan hệ: nhóm quan hệ về quản lí nhà nước đối với hoạt động bao thanh toán và nhóm quan hệ kinh doanh bao thanh toán của tổ chức tín dụng với khách hàng. Nhiều nội dung quy định trong nhóm thứ hai khá gần gũi với Công ước Ottawa năm 1988.
Về mặt hình thức, các quy định về bao thanh toán được quy định tập trung tại văn bản quy phạm pháp luật là Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng và tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 30/2008/QĐNHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1096/QĐNHNN ngày 06/9/2004.
Hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 tại khoản 17 Điều 4 cũng chỉ nêu định nghĩa về bao thanh toán như sau:
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bao lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bản hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, so với Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ban hành Quy chế’hoạt dộng bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, định nghĩa về bao thanh toán theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có một số điểm cần chú ý như sau:
Thứ nhất, về các phương thức bao thanh toán, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã xác định chỉ áp dụng phương thức bao thanh toán cỏ quyền truy đòi.
Thứ hai, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 mở rộng nội dung và đối tượng của nghiệp vụ bao thanh toán theo hướng cho phép thực hiện việc bao thanh toán đối với các khoản phải trả của người mua, thực chất là việc tổ chức bao thanh toán mua lại nghĩa vụ nợ của người mua hàng hoá, dịch vụ. Theo thông lệ, nghĩa vụ nợ này chỉ được bao thanh toán nếu như nó đã được bảo lãnh bởi một bên bảo lãnh – thường là các tổ chức tín dụng. Hiện nay, ngoài định nghĩa về bao thanh toán của Luật các tổ chúc tín dụng 2010, chưa có các quy định chi tiết về bao thanh toán nghĩa vụ nự, nên phần trình bày về pháp luật về hoạt động bao thanh toán của giáo trình vẫn chứ yếu dựa trên hoạt động bao thanh toán quyền đòi nợ.
2. Chủ thể của hoạt động bao thanh toán
Chủ thể của quan hệ bao thanh toán gồm bên bao thanh toán và bên được bao thanh toán:
2.1 Bên bao thanh toán
Bên bao thanh toán là tổ chức tín dụng được cấp phép để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng của mình dưới hình thức mua lại các khoản phải thu thương mại.
Pháp luật hiện hành quy định về bên bao thanh toán như sau:
Thứ nhất, loại hình tổ chức tín dụng được quyền thực hiện hoạt động bao thanh toán là: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ti cho thuê tài chính và ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam mới được quyền thực hiện hành vi bao thanh toán. Trên thế giới, do không bị hạn chế bởi quan niệm bao thanh toán là cấp tín dụng nên hình thức pháp lí của bên bao thanh toán rất đa dạng. Thực tế, bên bao thanh toán có thể được tổ chức như là một bộ phận ttong ngân hàng hoặc doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động trong lĩnh vực bao thanh toán hoặc cho phép các tổ chức tài chính có thể thực hiện kết hợp hoạt động bao thanh toán với các sản phẩm tài chính khác như cho thuê tài chính.
Thứ hai, bên bao thanh toán phải được Ngân hàng nhà/ nước Việt Nam cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán. f về bản chất pháp lí, nghiệp vụ bao thanh toán là nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện mà tổ chúc bao thanh toán cần phải đáp ứng được bao gồm: điều kiện; về thị trường được thể hiện bởi việc xác định nhu cầu về hoạt động bao thanh toán; điều kiện về hiệu quả tín dụng thể hiện bằng tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; điều kiện về tuân thủ pháp luật thể hiện ở việc không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, không có hành vi vi phạm trong lĩhh vực tài chính ngân hàng; điều kiện về ngoại hối trong trường hợp tiến hàng hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu. Trong pháp luật về bao thanh toán của nhiều nước, vấn đề điều kiện gia nhập thị trường bao thanh toán và thủ tục xin phép không được đặt ra. Các tổ chức muốn hoạt động bao thanh toán chi cần làm thủ tục thông báo cho cơ quan có thẩm quyền là đủ.
Ví dụ, ở . Hoa Kỳ và Canada, tổ chửc bao thanh toán là ngân hàng hoặc do ngân hàng thành lập chỉ phải làm thủ tục thông báo, cho Cục dự trữ liên bang và Bộ tài chính liên bang – North American Factoring inductry.
Thứ ba, bên bao thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc để bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán, về khía cạnh giới hạn hoạt động, tổ chức bao thanh toán phải duy trì tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có và tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của tổ chức bao thanh toán, về khía cạnh bảo đảm, tổ chức bao thanh toán có thể thoả thuận với khách hàng để áp dụng các biện pháp bảo đảm sau đây: kí quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp nhu cầu bao thanh toán của khách hàng vượt quá các tỉ lệ an toàn, tổ chức bao thanh toán có thể thực hiện việc cấp tín dụng bao thanh toán theo phương thức đồng tài trợ.
2.2 Bên được bao thanh toán
Bên được bao thanh toán là bên bán hàng có các khoản phải thu phát sinh và đã được thoả thuận theo hợp đồng mua, bán hàng hoá với bên mua.
Pháp luật hiện hành quy định về bên được bao thanh toán như sau:
Thứ nhất, về tư cách pháp lí của bên được bao thanh toán, chỉ có các tổ chức kinh tế Việt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài cung ứng hàng hoá, cung ứng dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu mới có thể trở thành bên được bao thanh toán. Đối với công ti cho thuê tài chính chỉ được thực hiện bao thanh toán đối với khách hàng là bên thuê của công ti cho thuê tài chính. Ý nghĩa của quy định này là nhằm xác lập tính chất thương mại của các khoản phải thu lầ đối tượng của hoạt động bao thanh toán. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào hình thức của bao thanh toán, tư cách pháp lí của bên được bao thanh toán cũng xác định gắn với các tiêu chí pháp lí nhất định.
Ví dụ: trong bao thanh toán trong nước, tổ chức kinh tế được bao thanh toán được xác định gắn với tiêu chỉ là người cư trú theo quy định về quản lí ngoại hối.
Thứ hai, về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng các khoản phải thu của bên được bao thanh toán, pháp luật hiện hành không có quy định trực tiếp nào đề cập vấn đề này, tuy nhiên, căn cứ vào quy định về khái niệm bao thanh toán và quy định về quyền, nghĩa vụ của bên được bao thanh toán có thể rút ra một số khía cạnh pháp lí sau: một là bên được bao thanh toán phải là bên bán hàng trong hợp đồng mua, bán hàng hoá; hai là bên được bao thanh toán phải là chủ sở hữu hợp pháp của các khoản phải thu và được quyền chuyển nhượng các khoản phải thu này, không bị giới hạn bởi hợp đồng mua, bán hàng hoá cũng như bởi pháp luật; ba là bên được bao thanh toán chưa chuyển nhượng các khoản phải thu này cho bất kì ai trước đó.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.