Pháp luật về quản lý ngoại hối

[VPLUDVN] Một trong những thị trường lớn nhất thế giới là thị trường ngoại hối, đó là một điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, sự phát triển thị trường ngoại hối diễn ra rất nhanh chóng và mở rộng, và góp phần tạo cơ hội cho người tham gia trong mọi thời điểm giao dịch. 

Khái niệm về ngoại hối

Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Theo khoản 1 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005, thì ngoại hối được định nghĩa bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối:

  • Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
  • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
  • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
  • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của NCT; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN;
  • Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”

Hoạt động ngoại hối

Dưới góc độ khoa học pháp lí: “Hoạt động ngoại hối là tổng hợp các hành vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu sử dụng và định đoạt các tài sản coi được coi là ngoại hối.” Các hành vi pháp lí này có thể là hành vi pháp lí hoặc hành vi thương mại phụ thuộc vào việc người sử dụng chúng vì nhu cầu dân sự hay thương mại.

Theo pháp luật: “Hoạt động ngoại hối là hoạt động của NCT, NKCT trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.” (Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005)

Hoạt động ngoại hối có đối tượng là chính là các ngoại hối đã được pháp luật Việt Nam qui định và cho phép lưu thông và các dịch vụ ngoại hối.

Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dich vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Chủ thể của hoạt động ngoại hối ( hay còn gọi là đối tượng chịu sự quản lí của nhà nước về ngoại hối) là NCT và NKCT trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Có 2 dấu hiệu để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối:

  • Tổ chức, cá nhân phải là NCT, NKCT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam

Quản lý ngoại hối của ngân hàng

Quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005. Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh tế. Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được ban hành nhằm:

  • Giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối
  • Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.

Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại hối dưới các hình thức:

  1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, NHNN là cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
  2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối đều phải xin phép và được cấp phép, nghĩa là để được hoạt động ngoại hối,các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác phải xin giấy phép hoạt động ngoại hối.
  3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hối. Hoạt động thanh tra ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một công cụ sắc bén không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng
  4. Hoạt động quản lý ngoại hối khác. NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các hoạt động: Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trường ngoại hối và vàng; Công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.

    Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *