1. Khái niệm trung gian thanh toán

Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua trung gian thanh toán.

Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hoá, người nhận cung ứng dịch vụ…) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ…). Hình thức thạnh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội của các tổ chức trung gian thanh toán trong từng thời kì.

Về không gian, hoạt động trung gian thanh toán có thể là hoạt động trong nước và có thể là hoạt động quốc tế. Thanh toán trong nước là giao dịch thanh toán được xác lập, thực hiện và kết thúc ữên lãnh thổ Việt Nam. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất 1 bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Về tính chất của quan hệ chi trả, quan hệ thanh toán có thể chia làm các loại: :

– Dịch vụ thu hộ là việc tổ chức trung gian thanh toán thực hiện uỷ nhiệm của bên trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.

Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt).

Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức trung gian thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thoà thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền (Xem: Nghị định của Chính phủ số 101/2012/NĐ-CP ngày 20/9/2011 vê thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số vốn tiền tệ có ở một thời điểm cùa chủ tài khoản được ghi nhận trong sổ sách kế toán ờ trung gian thanh toán).

– Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức trung gian thanh toán theo yêu cầu của bên trả tiền chuyển một số tiền nhất định cho của giấy tờ. Đồng tiền điện tử không phải là hình thức tiền tệ mới mà nó chỉ là công cụ lưu thông đồng tiền ghi sổ.

Trong thanh toán qua trung gian thanh toán, đồng tiền ghi sổ thể hiện ở số dư trên các tài khoản của chủ tài khoản mở tại trung gian thanh toán.(1) Với sự hiện diện của đồng tiền ghi sổ, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể thực hiện việc thanh toán bằng nghiệp vụ kế toán mà không cần sử dụng tiền mặt.

Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp Luật ngân hàng và quản lí nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Pháp luật về trung gian thanh toán

Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt nên có vai trò to lớn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt không những phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội mà việc thanh toán này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho các trung gian thực hiện được các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách nhanh chỏng và chính xác. Đồng thời, thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có điều kiện tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn tín dụng ngăn hạn.

Không giống như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, việc thanh toán không dùng tiền mặt liên quan tới việc phải chấp

Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán gồm: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

Chủ tài khoản thanh toán là người đứng tên mở tài khoản. Đổi với tài khoản là cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân; chủ tài khoản của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:

– Ngân hàng Nhà nước.

– Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Ngân hàng).

– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

– Các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo nguyên tắc chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đúng, kịp thời các uỷ nhiệm của khách hàng đồng thời giúp người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thoả thuận.

Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán như: trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các trung gian thanh toán, xác định nhũng điều kiện chi trả tiền của mình và những điều kiện ấy phải phù hợp với những cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người trả tiền có quyền khước từ hoặc khiếu nại về số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định của pháp luật.

Người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác.

Nhóm II: Các quy phạm pháp luật quy định về chứng tự thanh toán, hình thức, phương tiện thanh toán và trật tự cung ứng các phương tiện thanh toán.

Chứng từ thanh toán là loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán.

Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán. Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác. Loại chứng từ, các yếu tố của chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng từ thanh toán. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, kí, kiểm soát, luân chuyển, quản lí và bảo quản theo đúng chế độ về chế độ chửng từ kế toán ngân hàng. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản thanh toán của mình để trả-cho người thụ hưởng và có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.

– Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: Là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

– Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: Là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán uỷ thác thu hộ mình một số tiền nhất định.

– Thẻ ngân hàng: Là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng kí kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vu thanh toán.

– Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu… theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tuỳ theo việc sử dụng loại phương tiện thanh toán, pháp luật có các quy định cụ thể về trật tự cung ứng phương tiện thanh toán. Ví dụ: đối với việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản và hạn mức thấu chi đã thoả thuận của chủ tài khoản.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.