Qui chế kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản thanh lý tổ chức tín dụng

1.    Khái niệm, đặc điểm kiểm soát đặc biệt: 

Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  thực hiện đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán nhằm bảo đảm an toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng.

Một tổ chức tín dụng có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc một số trường hợp sau đây:
1 – Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Điều này sẽ được nhận định dựa vào bảng cân đối tài sản nợ-có theo nguyên lý kế toán. Thông thường, mất khả năng chi trả sẽ biểu hiện dưới dạng:
– 03 lần liên tiếp trong một tháng, không duy trì được giá trị tài sản động tương đương với các khoản phải chi trả trong 3 ngày làm việc tiếp theo;
– Không có khả năng huy động vốn để thanh toán những khoản nợ đến hạn;
2 – Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến những khoản nợ không có khả năng thu hồi trong họat động tín dụng của tổ chức tín dụng. Nguy cơ mất khả năng thanh toán thường được biểu hiện:
– Các khoản nợ khó đòi, nợ cho vay qúa hạn từ 12 tháng trở lên chiếm trên 10% tổng dư nợ cho vay;
– Các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán, không có tài sản thế chấp hợp pháp lớn hơn 100% vốn tự có.
3 – Tổ chức tín dụng có số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các qũy.

Trường hợp tổ chức tín dụng rơi vào một trong các nguy cơ bị dẫn đến tình trạng kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định đặt tổ chức tín dụng vào  tình trạng kiểm soát đặc biệt. Quyết định này phải thể hiện một số nội dung chính sau: Lý do đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; Họ tên, nhiệm vụ cụ thể các thành viên, thời hạn…. Quyết định này được thông báo với các cơ quan hữu quan và các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp thực hiện. Để tránh “hiệu ứng đám đông, gây mất ổn định đối với hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động bình thường, Quyết định áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đưa ra báo chí, công luận.

Ban kiểm soát được thành lập bao gồm thành viên trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát đặc biệt là tương đối toàn diện, bao quát toàn bộ cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, cụ thể:
-Chỉ đạo hội đồng quản trị, ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc tổ chức tín dụng xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng.
-Chỉ đạo, giám sát việc triển khai các giải pháp nêu ra trong trong phương án
-Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tình hình hoạt động, nội dung, kết quả thực hiện phương án khôi phục tổ chức tín dụng

-Đình chỉ các hoạt động không phù hợp với phương án đã được thông qua, các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây phương hại đến người gửi tiền.
-Tạm đình chỉ quyền điều hành quản trị, kiểm sát của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc nếu thấy cần thiết .
-Yêu cầu hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc miễn nhiệm, tạm đình chỉ công tác đối với những người vi phạm pháp luật không chấp hành, thực hiện phương án đã thông qua.
-Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các khoản vay cứu cánh dành cho tổ chức tín dụng đang bị áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt.
-Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Bên cạnh trách nhiệm của ban kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập ra để kiểm soát tình trạng của tổ chức tín dụng, bản thân tổ chức tín dụng bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt cũng được pháp luật ngân hàng xác định rõ:

-Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình ban kiểm soát đặc biệt và tiến hành triển khai thực hiện phương án đó
-Tiếp tục quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng trừ trường hợp hội đồng quản trị, ban kiểm soát của tổ chức tín dụng bị tạm đình chỉ hoạt động.
-Chấp hành các  yêu cầu của ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng

*Chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt
Việc kiểm soát đặc biệt được chấm dứt bằng quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở:
-Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không gia hạn
-Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường
-Tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất, mua lại
-Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

2  Phá sản, giải thể, sáp nhập, mua lại, hợp nhất tổ chức tín dụng và thanh lý tổ chức tín dụng

Việc tổ chức tín dụng bị phá sản sẽ áp dụng thủ tục phá sản và thanh lý tài sản theo pháp luật về phá sản đối với doanh nghiệp.

Trường hợp tổ chức tín dụng giải thể đòi hỏi tổ chức tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

-Tổ chức tín dụng tự nguyện xin giải thể và có khả năng thanh toán hết được các khoản nợ của chính tổ chức tín dụng đó. Việc tổ chức tín dụng phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Tổ chức tín dụng đã hết thời hạn hoạt động mà tổ chức tín dụng đó không tiếp tục gia hạn hoặc không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận gia hạn.

-Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp tổ chức tín dụng giải thể phải được đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *