Quy chế thành lập và cấp phép hoạt động tổ chức tín dụng

[VPLUDVN] Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng kí kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng kí hoạt động theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng

Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

“Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thì được thực hiện một hoặc một sổ hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Nghiêm cấm cá nhãn, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch kỉ quỹ, giao dịch mưa, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán ”.

Do tính phức tạp của nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng và sự cần thiết phải bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng nên ở các nước, các quy định .của pháp luật về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động áp dụng đối với các tổ chức tín dụng chặt chẽ hơn so với các quy định áp dụng đối với các loại doanh nghiệp khác.

Ở nước ta Luật các tổ chức tín dụng quy định các điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng gồm có:

2. Điều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

2.1 có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

Bất kì tổ chức kinh tế nào muốn kinh doanh đều cần phải có vốn. Trong kinh doanh tiền tệ vốn không chỉ là cơ sở để thực hiện kinh doanh, trang trải chi phí, bù đắp tổn thất rủi ro trong kinh doanh mà vốn còn là thước đo lòng tin của khách hàng đối với tổ chức tín dụng. Mức vốn tự có của tổ chức tín dụng là cơ sở quan trọng để xáe định mức huy động vốn, khả năng cho vay vốn và là căn cứ để tính các tỉ lệ an toàn trong các hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng quy định:

2.2 Về chủ sở hữu

chủ sở hữu \của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoăc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng nhà nước quy định;

Kinh doanh tiền tệ là nghề kinh doanh đòi hỏi người kinh doanh phải có uy tín cao. Uy tín và khả năng tài chính của người sáng lập ra tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của chính tổ chức tín dụng đó. Do đó, quy định của pháp luật về điều kiện uy tín và năng lực tài chính của thành viên sáng lập là cần thiết.

2.3 Về người quản lý, điều hành

Người quản lí, người điều hành, thành viên ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (Xem: Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Người quản lí là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức kinh tế. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng là hoạt động phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, cho nên đòi hỏi người quản trị, điều hành phải có trình độ chuyên môn cao. Đây là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Pháp luật có quy định cụ thể về tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị, người điều hành trong mỗi loại hình tổ chức tín dụng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được làm thành viên hội đồng quản trị, người điều hành, ban kiểm soát của tổ chức tín dụng.

2.4 Về điều lệ

Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác cũa pháp luật có liên quan;

Điều lệ của tổ chức tín dụng chính sự là sự cụ thể hoá các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều lệ xác định cụ thể mục tiêu, phương hướng, phạm vi, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức bộ máy quản lí, chế độ tài chính… của tổ chức tín dụng.

Nội dung của điều lệ của tổ chức tín dụng có giá trị pháp lí rất quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, Khoản 3, Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng quy định:

2.5 Về đề án

Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho tổ chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả. Bởi vì, tổ chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả thì trước hết tổ chức đó phải có phương án kinh doanh cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định được, hiệu quả và những lợi ích kinh tế mà nó sẽ mang lại.

Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện nêu trên còn phải có thêm các điều kiện sau:

– Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đảp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỉ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính; công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng;

– Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã kí kết thoả thuận với Ngân hàng nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

* Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép khỉ có các điều kiện tương tự tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, còn phải có thêm điều kiện:

– Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Vĩệt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng.

* Đối với Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;

– Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập vãn phòng đại diện tại Việt Nam.

Điều kiện cấp giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng nhà nước quy định.

3. Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động

Tổ chức tín dụng muốn được cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động phải lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng nhà nước phải nghiên cứu, thẩm tra, đối chiếu với những điều kiện đã quy định để cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép cho những tổ chức có yêu cầu.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép cho văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng kể từ khi được cẩp giấy phép

Tổ chức được cấp giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp giấy phép theo quy định, phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung ghi trong giấy phép, không được tẩy xoá, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép.

Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng kí kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cỏ hoạt động ngân hàng phải đăng kí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau thì phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản:

– Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp. Việc thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng nhà nước.

– Tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;

– Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

– Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại;

– Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng;

– Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài.

Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung giấy phép hoặc có văn bản chấp thuận thay đổi. Trường họp từ chối, Ngân hàng nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quy định trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải: Sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận và đăng kí điều lệ đã sửa đổi, bổ sung tại Ngân hàng nhà nước; thực hiện đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi khác, phải công bố nội dung thay đổi (đối với nội dung phải công bố thông tin hoạt động) trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng nhà nước và một tờ báo ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

5. Điều kiện khai trương hoạt động của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vãn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp giấy phép phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép và chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.

Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhảnh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Đã đăng kí điều lệ tại Ngân hàng nhà nước;

– Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

– Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lí rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lí, quy mô hoạt động;

– Có quy chế quản lí nội bộ về tổ chức, hoạt động của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lí rủi ro; quy chế về quản lí mạng lưới;

– Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đày đủ vào tài khoản phong toả không hưởng lãi mở tại Ngân hàng nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải toả khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nứớc ngoài đã khai trương hoạt động;

– Đã công bổ thông tin hoạt động trên phương tiện thông tin của Ngân hàng nhà nước và trên một tờ báo ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin: Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; số, ngày cấp giấy phép, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện; vốn điều lệ hoặc vốn được cấp; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, tổng giám đốc (giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trưởng vãn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; danh sách, tỉ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng; ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện theo quy định trên.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *