[VPLUDVN] Pháp luật đống vai trò quan trọng trong việc kiểm soát suy thoái môi trường đất. Những văn bản quan trọng chứa đựng nội dung có liên quan đến việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất bao gồm các văn bản pháp lý sau:
Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013, các văn bản pháp luật hên quan đến việc đăng kí chính thức, đăng kí bổ sung và dâng kí đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam.., Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định của Chính phủ số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…
Có thể nói đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tặng cho loài người. Chính vì tính chất này mà tất cả các nhà nước, bất kể ở giai đoạn lịch sử nào cũng đều tìm cách can thiệp vào các quan hệ đất đai mà trước tiên là quan hệ sở hữu để thực hiện các mục tiêu chính ttị của mình. Ngày nay, chế độ đó được phát triển thành việc chuyển toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đây là sự phản ánh ở mức độ cao nhất tính thống nhất giữa lợi ích của Nhà nước, với lợi ích của toàn xã hội và lợi ích lâu dài của người lao động. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được vận hành cùng với chế độ sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm sẽ là giải pháp thích hợp nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tác động của con người làm suy thoái tài nguyên đất. Ý thức được điều này, Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều quy định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể sử dụng đất, như giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài đồng thời đảm bảo những điều kiện cần thiết để bảo vệ, bồi bổ đất đai. Cụ thể, Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Có thể nói thời gian sử dụng đất là một trong những yếu tố quyết định mức độ đầu tư và tâm lí sản xuất của người sử dụng đất nhằm giữ gìn, bảo vệ, chống suy thoái đất đồng thời cũng tạo cơ sở cho các chính sách cải tạo đất. Với mục đích từng hộ gia đình sẽ có trách nhiệm trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất và hiệu quả sử dụng đất, áp dụng các biện pháp chống thoái hoá, bạc màu, chống suy giảm chất lượng đất, Nhà nước đã giao đất đến từng hộ gia đình và cá nhân để họ có thể yên tâm đầu tư nâng cao chất lượng đất và sử dụng ổn định, lâu dài. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành nhiều quy định nhằm kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, với những nội dung cơ bản sau đây:
1. Những quy định pháp luật về các hoạt động làm tăng khả năng sinh lợi của đất dưới gốc độ môi trường
1.1 Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng suy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất
Trong bảo vệ tài nguyên đất, một trong những nguyên tắc sử dụng đất đầu tiên được Nhà nước xác định ngay trong khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2013 là sử dụng đất phải đầm bảo “tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Không những thế, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất có liên quan.
Bảo vệ môi trường đất là một trong những căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm định hướng công tác quản lí, sử dụng đất đai trong tương lai. Một trong những vấn đề được xác định mang tính nguyên tắc khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đây là quy định nhằm đảm bảo việc quản lí và sử dụng đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
Mặt khác, đất còn được bảo vệ với tư cách là thành phần quan họng của môi trường ngay trong các quy định pháp luật về các loại đất cụ thể. Nhà nước không chỉ dừng lại ở các quy định mang tính chung chung và nguyên tắc như trước đây mà đã bắt đầu đi vào các quy định chi tiết, cụ thể hơn và đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với nguồn tài nguyên quan trọng này tại Chương 10 Luật đất đai năm 2013.
– Đối với đất chuyên trồng lúa nước, người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không , được chuyển sang sử dụng vào mục đích hồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào các mục đích phi nông nghiệp nếu không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Đối với đất có mặt nước ven biển, các chủ thể sử dụng đất có mặt nước ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối cần tuân theo các quy định của pháp luật như: phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Đặc biệt, các chủ thể này phải bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển cũng như bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan…
– Đối với các loại đất chuyên dùng: các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng như xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng trong hoạt động khoáng sàn, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm… đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên đất.
– Đối với các loại đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, các chủ thể cần xây dựng cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt cũng như các quy định về bảo vệ đất với tư cách là một nguồn tài nguyên.
– Đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, các chù thể tiến hành hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất được quy định tại bảo vệ tài nguyên khoáng sản, luật bảo vệ môi trường… Khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng vói trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất từ ban đầu.
– Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, đặc biệt là phải hợp vệ sinh và tiết kiệm tài nguyên đất…
Pháp luật kiểm soát suy thoái môi trường đất còn quy định việc nhập khẩu các chế phẩm sinh học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật, nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường đất phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường. Quy định này hạn chế tới mức tối đa sự tác động một cách tuỳ tiện của các chủ thể sử dụng đất trong khi họ muốn nhập khẩu các giống loài lạ, các chất có hại cho tài nguyên đất trong quá trình họ tác động vào đất.
1.2 Các hoạt động đầu tư lao động, tiền vốn và áp dụng các thành tựu mới vào việc làm tăng hiệu quả sử dụng đất
Trong bối cảnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bào vệ môi trường đất nói riêng, nhà nước luôn muốn thu hút sự đóng góp công sức, trí tuệ, tiền bạc và thời gian của nhân dân vào việc bào vệ nguồn tài nguyên quan trọng này. Điều 9 Luật đất đai năm 2013 quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và các công nghệ vào các việc sau đây:
– Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
– Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có diện tích đất hoang hoá vào sử dụng;
– Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Một trong những đảm bảo quan trọng cho người sử dụng đất là việc nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất. Mặt khác, nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo này làm cho các chủ thể sử dụng đất có thể yên tâm đầu tư lao động, tiền vốn và áp dụng các thành tựu mới vào việc làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Nhà nước cũng khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại cho đất và các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Luật đất đai năm 2013 còn ban hành quy định về việc giao đất mà không thu tiền sử dụng đất. Ban hành quy định này, Nhà nước cũng nhằm khuyến khích các chủ thể có thể yên tâm đầu tư vào các hoạt động có lợi cho đất. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản; các chủ thể sử dụng đất để trồng rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng… đều không phải nộp tiền sử dụng đất.
1.3 Việc bảo vệ, cải tạo đất trong khi tiến hành các hoạt động trên đất, phục hồi khi có suy thoái và ô nhiễm đất xảy ra
Có rất nhiều các chủ thể đã và đang tiến hành các hoạt động trên đất. Những hoạt động này thường để lại những hậu quả không tốt đối với tài nguyên đất. Do đó, Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức cá nhân, các hộ gia đình tiến hành mọi biện pháp có thể để làm tăng khả năng sinh lợi trên đất nhưng đồng thời cũng phải chú ý áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ, cải tạo đất khi tiến hành các hoạt động của mình.
Nhà nước cũng khuyến khích, hỗ trợ phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững, sản xuất và sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật thân môi trường – đặc biệt là tài nguyên đất.
Các nguồn tài nguyên nói chung và đất nói riêng cần phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế của đất để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng cũng như mức độ giói hạn cho phép khai thác tài nguyên đất.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các hoạt động trên đất, nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, suy thoái nguồn tài nguyên đất, các tổ chức cá nhân cũng cần phải khắc phục. Nhà nước sẽ có trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường đất ờ các vùng đất do thiên tai hoặc các nguyên nhân không rõ nguồn gốc gây ra. Nếu để tình trạng suy thoái môi trường đất xảy ra, các tổ chức cá nhân cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, cần xác định các nguyên nhân gây suy thoái và có biện pháp hạn chế hoặc loại bỏ nguyên nhân chính. Đây là biện pháp quan trọng cần phải được thực hiện trước tiên nhằm loại bỏ những nguyên nhân đã và đang làm xấu đi tình trạng của tài nguyên đất.
Thứ hai, phải thực hiện ngay các biện pháp cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất và các biện pháp khác để phục hồi môi trường đất. Tổ chức cá nhân gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất phải bồi thường thiệt hại và phải chịu mọi chỉ phí khắc phục môi trường. Các tổ chức cá nhân khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải tạo môi trường đất không phải do lỗi của mình thì kinh phí được lấy từ các khoản đóng góp, bồi thường của các tổ chức cá nhân gây ra; các khoản thu phí bảo vệ môi trường; từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường ngành, địa phương nơi phải khắc phục, cải tạo.
Đối với tài nguyên đất nói riêng và các nguồn tài nguyên khác nói chung, mức độ suy thoái và ô nhiễm có thể được chia thành 3 cấp độ là đặc biệt nghiêm trọng; nghiêm trọng; và đã bị ô nhiễm, suy thoái. Trên cơ sở sự phân chia thành 3 cấp độ này, các tổ chức cá nhân cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cố thể áp dụng các phương pháp phục hồi môi trường đất phù hợp và hiệu quả nhất.
Để phục hồi được tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương cần có trách nhiệm đưa tin định kì hàng tháng về các khu vực đã xác định bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng tại địa phương đó hoặc trong cả nước, tìm ra các nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đó để có các biện pháp phù hợp.
Không chỉ có chính sách đối với các hoạt động làm tăng khả năng sinh lợi của đất, Nhà nước còn quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành các hoạt động trên đất.
2. Pháp luật xác định các hành vỉ bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động trên đất
Có rất nhiều các hoạt động của các chủ thể đã và đang làm tổn hại tài nguyên đất như các hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp hay các hoạt động khác. Do đó, để bảo vệ tài nguyên cũng như kiểm soát suy thoái và ô nhiễm đất, nhà nước đã ban hành nhiều quy định về việc nghiêm cấm các chủ thể tiến hành các hành vi gây ồ nhiễm và thoái hoá đất.
– Đối với các hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động nông nghiệp hiện nay đã và đang để lại những hậu quả rất nặng nề cho tài nguyên đất. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần ở hầu khắp các địa phương trong cả nước đã để lại dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất làm đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác, do nhu cầu ngày càng tăng của con người về các sản phẩm nông nghiệp dẫn đến tình trạng thâm canh, tăng vụ quá nhiều làm cho đất bị bạc màu liên tục và không thể tái tạo độ màu mỡ được, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây trồng và gây suy thoái đất. Do đó, pháp luật đã có rất nhiều quy định nhằm hạn chế sự tác động quá mạnh mẽ của con người, đặc biệt là trong nông nghiệp, vào nguồn tài nguyên này như hạn chế sử dụng phân bón hoá học, các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất, nước, làm thoái hoá, biến chất, bạc màu đất, làm suy thoái đa dạng sinh học nông nghiệp…
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (như tại Điều 13) còn nghiêm cấm việc sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích, huỷ hoại môi trường đất và các hệ sinh thái; nghiêm cấm việc đưa những sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép vào buôn bán, sử dụng gây hại cho tài nguyên đất.
– Đối với các hoạt động công nghiệp: Không được hoặc hạn chế phát triển mới các ngành công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ có hại đối với môi trường đất, các ngành công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm phát sinh nhiều chất thải, gây nguy hại, thoái hoá và ô nhiễm đất.
– Đối với các hoạt động khác: Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai, không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. Những hành vi này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái đất.
Đặc biệt, pháp luật về đất nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung đều quy định việc nghiêm cấm mọi hành vi làm huỷ hoại đất. Huỷ hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, gây ô nhiễm đất; làm mất hoặc làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Mọi hành vi cố ý huỷ hoại đất – nếu là người được nhà nước giao đất – đều sẽ bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, các tổ chức, cá nhân không được phép chôn lấp, thải vào đất các chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác chưa được Xử lý để đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép (khoản 4, 5 Điều 7). Nhà nước cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lí và bảo vệ tài nguyên đất.
Trong trường hợp Nhà nước đã giao đất cho các chủ thể sử dụng đất nhưng họ không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền (đối với đất trồng cây hàng năm), 18 tháng liền (đối với đất trồng cây lâu năm), 24 tháng liền (đối với đất trồng rừng) thì đất đó có thể bị thu hồi. Đây là những trường hợp giao đất cho các chủ thể sử dụng vào các mục đích bảo vệ tài nguyên đất, tăng độ che phủ cho đất nhưng nếu trong thời gian dài mà các chủ thể không tiến hành hoạt động theo phương án đã được duyệt thì đều phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Quy định này nhàm buộc các chủ thể phải có trách nhiệm bồi bổ, tôn tạo và phát triển tài nguyên đất.
3. Những quy định liên quan tới việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất
Hoá chất và chế phẩm vi sinh hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước. Tình trạng lạm dụng thuốc để tăng năng suất, đẹp mẫu mã sản phẩm đã dẫn đến hậu quả là ngộ độc thức ăn, để lại những hậu quà tiềm tàng cho đất, nước, không khí… Mặt khác, trong quá trinh tiêu hủy các loại chất này phải sử dụng các chất như CO2, NO2… mà khi tập trung với hàm lượng cao sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của thành phần các chất có trong môi trường đất. Việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, theo các nguyên tắc phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời, triệt để; bảo đảm hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khoẻ cho người; hạn chế ô nhiễm môi trường đất và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái.
Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, ngay khi phát hiện thấy chúng có nguy cơ gây hại cho môi trường thì cũng cần phải khảo nghiệm lại từ đầu như một loại thuốc bảo vệ thực vật mới. Việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, sử dụng và tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi và cho môi trường đất.
Đặc biệt, chúng ta cũng đã ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam qua từng giai đoạn. Trên cơ sở những danh mục này, các tổ chức cá nhân muốn sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật phải nắm rõ loại nào được sử dụng, loại nào không được sử dụng hay muốn sử dụng chúng thì phải tuân theo những điều kiện cụ thể… Các loại chất gây hại cho tài nguyên đất như Methyl Bromide cũng nằm trong danh mục các loại chất cấm sử dụng.
Việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất được pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này tại Điều 7, Điều 8 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước vê bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vỉ nhiệm vụ, quyền hạn của mình thục hiện việc quản lí nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lí nhà nước và chỉ đạo hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết hợp với hoạt động khuyến nông trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Ngoài ra, quản lí nhà nước về việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất còn có lực lượng thanh tra về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Đây là cơ quan thanh tra chuyên ngành. Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lí thuốc bào vệ thực vật và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phòng trừ các tác hại đối với tài nguyên đất.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.