Đối tượng phải có bản kế hoạch bảo vệ môi trường là các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nằm trong danh mục do Chính phủ quy định chi tiết.
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: Địa điểm thực hiện; loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường; biện pháp Xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
– Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau: Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên; dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh Xử lý; dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường.
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án thuộc thầm quyền cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể uỷ quyền cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
Ngoài ra, chủ dự án có trách nhiệm phải lập và đăng kí lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau: Thay đổi địa điểm; không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận. Trường hợp dự án, phương án sàn xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mồ đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đâu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được giao trách nhiệm: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận; tiếp nhận và Xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
BẢNG SO SÁNH QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TẠI VỆT NAM
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) | Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) | |
Đối tượng phải lập | Các dự án cụ thể | Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch |
Chủ thể phải lập | Chủ dự án | Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án |
Giai đoạn phải lập | Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập trong giai đoạn chuẩn bị dự án | Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược được lập đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch |
Hình thức thẩm định | Hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến bằng văn bản | Hội đồng thầm đỉnh |
Hình thức phê duyệt | Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường | |
Kết quả thẩm định | Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường là điều kiện bắt buộc phải có để được cấp giấy phép và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế. | Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược là căn cử để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch |
Tham khảo các bước đánh giá môi trường chiến lược trong cộng đồng Châu Âu:
1. Sàng lọc, kiểm tra
Tại sao, khỉ nào và chỗ nào sử dụng Đánh giá môi trường chiến lược để đánh giá quá trình đưa ra quyết định
– Danh sách các tiêu chí sàng lọc;
2a. Xác định phạm vi
– Bối cảnh đưa ra quyết định- bối cảnh luật pháp và thể chế và các ranh giới quyết định – Phân tích các bên tham giá chính thống và không chính thống – Phân tích các khía cạnh môi trường chính |
2b. Xác định các tiêu chí thủ tục
Các tiêu chí chung là: – Có tính tổng thể – Không lạc hậu – Rõ ràng – Có sự tham gia – Có sự tín nhiệm |
◄——- |
3. Miêu tả chức năng của quá trình đưa ra quyết định: Miêu tả theo trình tự thời gian | <——– | |
4. Xác định các thời điểm ra quyết định | <——– |
– Khuôn khổ quyết định của quá trình đưa ra quyết định
– Biểu đồ
– Hướng dẫn xác định các yếu tố môi hường của quá trình đưa ra quyết định
– Danh sách các tiêu chí thủ tục chung và các ví dụ cụ thể tiêu chí thủ tục chung
– Biểu đồ của quá trình đưa ra quyết định
– Các hỗ trợ để xác định các thời điểm ra quyết định
Lưu ý: Thời điểm ra quyết định của cơ hội là các thời điểm trong quá trình đưa ra quyết định mà các lựa chọn quan trọng được đưa ra có gắn kết với các yếu tố môi trường. Các cửa sổ bao gồm 3 phần: đầu vào, phân tích và kết quả (khuôn khổ IAO). Đầu vào là dữ liệu và thông tin chẳng hạn như các giá trị và các ý kiến. Trong phần phân tích, đầu vào được xem xét chính thống (ví dụ như mô hình phân tích chi phí-hiệu quả) hay không chính thống (ví dụ như đánh giá chuyên gia và thảo luận nhóm). Các kết quả có thể là chính thống và không chính thống, và trở thành các đầu vào của các cửa sổ quyết định tiếp theo.
Các tiêu chí thủ tục là miêu tà về cách thức 1 quyết định được thực hiện trong 1 cửa sổ quyết định cụ thể liến quan đến đầu vào, phân tích và kết quả – dựa vào các nguyên lí của việc đưa ra quyết định tốt và thể hiện các giá ưị thường được xã hội chấp nhận.
– Xác định thời điểm quyết định để đưa ra các lựa chọn quan trọng đi kèm với các yếu tố môi trường
– Miêu tả chi tiết các thài điểm ra quyết định (Decision Windows: DWs) |
…… | |
5. Đánh giá các thời điểm ra quyết định
– Đánh giá các thời điểm ra quyết định so với các tiêu chí thủ tục và môi trường – Tóm tắt bong 1 ma trận – Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của quá trình |
||
6. Báo cáo
– Đánh giá và tổng kết tổng thể – Kiến nghị để cài thiện |
||
7. Rà soát
Rà soát các tiêu chí thủ tục và môi trường |
– Hình thức miêu tả các cửa sổ quyết định;
– Ma trận của các thời điểm ra quyết định và các tiêu chí thủ tục được dùng hướng dẫn quá trình đánh giá kết hợp;
– Danh sách các mục của báo cáo của Đánh giá môi trường chiến lược.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.